Giải thích chiến lược của Trung Quốc qua 5 bản đồ




John Mauldin . 25, THÁNG HAI, 2016. Theo Forbes

Trần H Sa lược dịch

Sự sụt giảm nhanh chóng ở thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm thứ Hai là một lời nhắc nhở về hai điều. Thứ nhất là sự mỏng manh liên tục của thị trường Trung Quốc. Thứ hai là với bất kỳ sự rối loạn kinh tế nào đều gây nên những tác động chính trị, cả ở bên trong Trung quốc lẫn ở chính sách nước ngoài của nó. Điều này, quay lại, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Do đó, nó là điều cần thiết nếu muốn hiểu được chiến lược quốc gia của Trung Quốc.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) được miêu tả như là một quốc gia ngày càng hung hăng, chuẩn bị thách thức Hoa Kỳ. Đồng thời, không kể những cướp phá tương đối nhỏ ở biển Hoa Đông và biển Đông, Trung Quốc đã tránh tham gia đáng kể trong những rắc rối đang khuấy động ở phần còn lại của lục địa Á-Âu. Có một khoảng cách giữa những gì, được nói chung là mong đợi của Trung Quốc và những gì, Trung Quốc thực sự đã thực hiện. Để hiểu chiến lược quốc gia thực sự của Trung Quốc là gì, đúng là hữu ích khi theo dõi chuỗi lý luận vốn có sẳn trong năm bản đồ sau đây.

Hãy bắt đầu bằng cách xác định những gì chúng ta muốn nói về Trung Quốc. Đầu tiên, đó là Trung Quốc mà chúng ta nhìn thấy trên bản đồ. Nhưng đó cũng là Trung Quốc cho thấy nơi sinh sống của người Hán Trung Quốc, nhóm dân tộc chính của nó. Bản đồ về nhà nước Trung Quốc và các nhóm dân tộc sẽ trông rất khác nhau.

các nhóm văn hóa - ngôn ngữ
 Dân tộc Hán Trung Quốc bị bao bọc bên trong Trung Quốc bởi những khu vực dân cư mà bản chất là những dân tộc khác. Bốn khu vực quan trọng nhất là Tây Tạng ở phía Tây Nam, Tân Cương ở phía tây bắc, Nội Mông ở phía bắc, và Mãn Châu ở phía đông bắc. Ba khu vực đầu tiên được Bắc Kinh công nhận như là những khu tự trị trong khi Mãn Châu là một khu vực lớn hơn được tạo thành từ ba tỉnh Đông Bắc. Hiển nhiên, có những người Mông Cổ sống ở Hán Trung quốc và người Hán Trung Quốc đang sống ở Nội Mông. Không có khu vực nào là đồng nhất, nhưng bốn khu vực này - với ngoại lệ hạn chế đối với Mãn Châu - không bị chi phối bởi dân tộc Hán. Khoảng một nửa lãnh thổ của những gì mà chúng ta coi là Trung Quốc thực sự, là nơi người Hán cư ngụ.

Bốn khu vực này là một vùng đệm chung quanh Trung Quốc, cung cấp chiều sâu chiến lược để đẩy lùi quân xâm lược. Tất cả bốn nơi, lúc này hay lúc khác, chống lại sự thống trị của Trung Quốc, như Tây Tạng và Tân Cương vẫn làm ngày hôm nay. Tân Cương chủ yếu là Hồi giáo, sự nổi dậy và phong trào khủng bố hoạt động đặc biệt ở đó. Tây Tạng thì ít hoạt động nhưng không kém phản đối sự thống trị của Trung Quốc. Nội Mông và Mãn Châu nói chung là tạm bằng lòng tại thời điểm này. Tình thế ở những khu vực này khác nhau, nhưng Trung Quốc luôn luôn bị lo lắng để duy trì kiểm soát.

Không ngẩu nhiên, một sơ đồ địa lý rất tương tự xuất hiện khi chúng ta nhìn vào lượng mưa. Lượng mưa hàng năm khoảng 15 inch là cần thiết để duy trì một nền kinh tế nông nghiệp. Tuyến này, được gọi là tuyến có cùng lượng mưa 15-inch (tuyến Isohyet 15-inch) , được thể hiện trong bản đồ tiếp theo cùng với các khu vực ghi chép mật độ dân số ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

tuyến có cùng lượng mưa 15-inch và mật độ dân cư  Trung quốc
 Các khu vực phía đông của tuyến Isohyet 15-inch là vùng thuộc Hán Trung Quốc cộng với các bộ phận của Mãn Châu. Các khu vực ở phía tây và phía bắc là vùng đệm cùng với một số vùng người Hán Trung quốc di dân đến cư trú . Vì vậy, một trong những lý do Hán Trung Quốc có thể thống trị các bang vùng đệm là lợi thế dân số tương đối của nó. Nhưng điều này cũng có nghĩa là dân số của Trung Quốc, với tổng số 1,4 tỷ người, đang chen chúc vào một khu vực nhỏ hơn nhiều so với bản đồ thông thường hiển thị, và ở hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc thì còn nhiều hơn nửa. Nhưng hiện nay, tuyến lượng nước mưa chỉ xác định đại khái các giới hạn của những gì mà chúng ta cho là Trung Quốc.

Bản đồ tiếp theo thêm vào bức tranh này. Nó là một bản đồ thu nhập bình quân đầu người hàng năm của các tỉnh. Nó cho thấy một sự phân hóa cơ bản ở phía đông tuyến Isohyet 15-inch của Trung Quốc . Đầu tiên, sự khác biệt về kinh tế giữa Hán Trung Quốc và phần còn lại của Trung Quốc là rất rõ ràng. Thu nhập bình quân đầu người trong vùng đệm phía tây thì thấp hơn từ 30 đến 50 phần trăm so với thu nhập trung bình trong phần còn lại của Trung Quốc. Và khu vực ở Trung Quốc mà ở trên mức trung bình - một số hơn 100 phần trăm trên mức trung bình - là một dải mỏng gồm các tỉnh dọc theo bờ biển. Bên trong Hán Trung Quốc thì không tồi tệ bế tắt như các vùng đệm phía tây, nhưng tình cảnh vẫn còn thấp hơn so với dọc theo bờ biển. Về kinh tế, chỉ có bờ biển là trên mức trung bình. Mỗi khu vực khác đều ở bên dưới nó. Và điều này định nghĩa một sự phân hóa trong chính Hán Trung Quốc.

thu nhập của các tỉnh 
Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người không phải là một thước đo sự thịnh vượng kinh tế vì nó không cho chúng ta biết bất cứ điều gì về sự phân bố của cải. Một thước đo tốt hơn là thu nhập hộ gia đình. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, hơn 650 triệu người dân Trung Quốc sống trong các hộ gia đình có thu nhập dưới 4 $ một ngày. Không dưới một nửa của những người đó có thu nhập dưới 3,10 $ một ngày hoặc khoảng 1.000 $ một năm.

Một mình điều này không nắm bắt được thực tế của sự thật. Rõ ràng, tuyệt đại đa số những người sống ở các khu vực ven biển là giàu có hơn nhiều. Nói cách khác, hầu hết sự giàu có của Trung Quốc đang tập trung trong vòng 200 dặm kể từ bờ biển. Từ 500 -1000 dặm tiếp theo về phía tây là một vùng đất của người Hán sống trong sự nghèo đói của thế giới thứ ba. Trung Quốc mà hầu hết người phương Tây nghĩ đến là dải mỏng manh dọc theo bờ biển. Thực tế, Trung Quốc là một quốc gia với đa số nghèo dưới một cái mã bên ngoài thịnh vượng mỏng manh.

Chúng ta có thể thấy một số thực tế chiến lược đang xuất hiện, nhưng trước khi chúng ta chuyển sang đó, chúng ta cần phải xem bản đồ tiếp theo - bản đồ địa hình của các khu vực chung quanh Trung Quốc.

Biên giới phía nam Trung Quốc bao gồm dãy Himalaya ở phía tây và đất nước với rừng nhiệt đới có nhiều đồi núi ở phía đông. Nó không thể tiến hành các hoạt động quân sự lớn ở dãy Himalaya, vì vậy, nói về một cuộc xung đột Trung Quốc-Ấn Độ thì chỉ có thể dành cho những người chưa bao giờ thử làm công việc tiếp tế cho một đội quân. Tương tự như vậy, như người Anh và Mỹ đã phát hiện, tiến hành các hoạt động quân sự trong những khu rừng nhiệt đới có nhiều đồi núi của Đông Nam Á là một cơn ác mộng. Trung Quốc không thể xâm lược bất cứ ai thông qua phía nam bằng đường bộ, và nó cũng không thể bị xâm chiếm bằng cách đó. Miền nam Trung Quốc được bảo vệ bởi một Vạn lý trường thành thật sự.

địa hình của trung quốc và khu vực chung quanh
 Phía Bắc, Trung Quốc giáp Siberia. Ở viễn đông của Siberia, có thể tiến hành chiến tranh, nhưng không một quốc gia nào đã từng thử hoặc hình thành kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài, bao gồm cả xâm lược vào Siberia, và cũng không có bất cứ nước nào cố gắng dựng một cuộc xâm lược từ Siberia. Vì vậy, ngoại trừ bờ biển Thái Bình Dương, Trung Quốc thì an toàn và kín.

Thỉnh thoảng có một vài câu chuyện về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Trung Á. Đầu tiên, điều này sẽ phải diễn ra thông qua lãnh thổ thù địch của Tây Tạng hay Tân Cương. Các lực lượng lớn và nguồn tiếp tế sẽ phải được vận chuyển qua 1.000 dặm từ các cơ sở công nghiệp ở Hán Trung Quốc đến biên giới Trung Quốc. Các tuyến đường tiếp tế sẽ đi qua sa mạc và núi non. Một cuộc xâm lược Astana ở Kazakhstan sẽ đòi hỏi di chuyển một khoảng cách ít nhất 700 dặm qua những ngọn núi và gần những đồng cỏ sa mạc. Chiến đấu trong các phạm vi này là không thể, y như không thể xâm lược dãy Himalaya.

Trong thực tế, Trung Quốc là một hòn đảo ở lục địa Âu Á. Nó có thể chuyển dịch đồng tiền chạy quanh và đôi khi là công nghệ, nhưng không phải là những đội quân lớn và hiện đại. Do đó, Trung Quốc không phải là một mối đe dọa cho các nước láng giềng, họ cũng không phải là mối đe dọa cho Trung Quốc. Lợi ích chiến lược chính của Trung Quốc là duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của nó từ các mối đe dọa nội bộ. Nếu nó bị mất kiểm soát Tây Tạng hay Tân Cương, biên giới của Trung Quốc sẽ di chuyển xa về phía đông, các vùng đệm cho Hán Trung Quốc sẽ biến mất, và sau đó Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chiến lược. Do đó, mục tiêu của nó là ngăn chặn cuộc khủng hoảng đó bằng cách đàn áp bất kỳ phong trào nào đòi độc lập ở Tây Tạng hay Tân Cương.

Một nhiệm vụ không kém khẩn cấp là bảo đảm rằng xung đột xã hội không phát sinh giữa các khu vực ven biển và Hán nội địa . Việc lo sợ mất các cơ hội xuất khẩu nước ngoài đã đặt áp lực trên khu vực bờ biển. Sự quan tâm của Bắc Kinh trong việc duy trì ổn định trong nội địa đòi hỏi phải chuyển tiền từ khu vực bờ biển vào đó. Tuy nhiên, lợi ích của bờ biển lại được tập trung vào Hoa Kỳ, Châu Âu, và phần còn lại của châu Á, vì đây là những đối tác thương mại của vùng bờ biển, và nội địa thì không có khả năng mua sản phẩm của khu vực bờ biển. Không có sự khuyến khích nào mà có thể tưởng tượng được rằng nó có thể nâng cao mức thu nhập của nội địa đến mốc điểm mà khu vực này có thể trở thành một thị trường cho khu vực bờ biển, trước sự nghèo khổ mà họ đang sống hiện nay. Đây sẽ là một dự án đa thế hệ.

Đây không phải là một vấn đề mới đối với Trung Quốc. Thời kỳ trước khi Anh đến và cuộc chiến tranh Nha phiến vào thế kỷ 19, Trung Quốc bị bao bọc, cô lập, và tương đối thống nhất. Khi người Anh mở cửa Trung Quốc, sự bất bình đẳng lớn giữa bờ biển và nội địa đã phát sinh, với các khu vực ven biển được tích hợp nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu so với tích hợp vào nền kinh tế của Trung Quốc. Điều này dẫn đến chủ nghĩa khu vực và các lãnh chúa, vì mỗi khu vực có những lợi ích độc đáo riêng. Mao đã đi vào nội địa ở Long March, gầy dựng lên một đội quân nông dân, phá hủy các nhà lãnh đạo khu vực, và thâu tóm Trung Quốc. Trung Quốc nghèo, nhưng thống nhất. Với cái chết của Mao, Trung Quốc đi vào giai đoạn của chu kỳ tiếp theo - tái mở cửa chính nó và cá cược rằng lần này sự phân hóa ven biển - nội địa sẽ không phát sinh.

Sự phân hóa lại đã phát sinh, nhưng những hậu quả chính trị chưa làm cho chúng tự rả rời, và chiến lược của Đảng Cộng sản là ngăn chặn điều này bằng cách kết hợp trấn áp bất kỳ dấu hiệu nào của đối lập, với một cuộc thanh trừng lớn trong giới lãnh đạo kinh tế. Điều này được thiết kế để kiểm soát cả những người giàu có ở ven biển lẫn những người nghèo ở nội địa. Liệu việc này có sẽ phụ thuộc vào Quân đội Giải phóng nhân dân hay không - thực chất là lực lượng an ninh trong nước- và liệu nó có thể chịu đựng được các lực kéo nó đi theo các hướng khác nhau hay không. Đáng chú ý, một cuộc thanh trừng và tái tổ chức vừa mới bắt đầu trong PLA.

Chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là ở nội bộ. Nó chỉ có một lợi ích chiến lược bên ngoài - biển ở hướng đông.

bờ biển phiá đông của Trung Quốc 
Trung Quốc có lợi ích hàng hải quan trọng được xây dựng chung quanh thương mại toàn cầu. Vấn đề là các tuyến đường biển không ở dưới sự kiểm soát của nó, mà ở dưới sự kiểm soát của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc có một vấn đề địa lý. Vùng biển ven bờ của nó là cận Biển Đông, phía nam của Đài Loan, và Biển Hoa Đông ở phía Bắc của nó. Cả hai vùng biển được bao quanh bởi các quần đảo của các quốc đảo khác nhau, từ Nhật Bản tới Singapore với đoạn giữa hẹp lại. Việc thông thương có thể bị đóng lại theo ý muốn của Hải quân Mỹ. Mỹ có thể, nếu nó chọn, phong tỏa Trung Quốc. Trong chiến lược quốc gia, câu hỏi về ý định thì thứ yếu so với câu hỏi về năng lực. Kể từ khi Mỹ có khả năng này, Trung Quốc đang tìm cách chống lại.

Trung quốc chống trả bằng cách thiết lập các căn cứ hải quân tại những nơi khác ở châu Á. Tuy nhiên, việc thoát ly khỏi sự phong tỏa của Mỹ từ các căn cứ này, sẽ không mấy tác dụng ngoài việc hình thành một khái niệm tâm lý trong khu vực. Cuối cùng, Trung Quốc phải tạo ra một lực lượng mà sẽ làm cho nó không thể bị ngăn chặn tiếp cận vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trung Quốc đang hướng tới xây dựng một lực lượng hải quân có thể đối chọi được với Mỹ; tuy nhiên, có hai trở ngại cho việc này. Thứ nhất, xây dựng các tàu chiến và các tàu hổ trợ cùng các cơ sở thiết bị là vô cùng đắt tiền, và Trung Quốc đã đặt ưu tiên cấp bách về các vấn đề trong nước ở nội địa. Thứ hai, xây dựng tàu không giống như xây dựng một lực lượng hải quân. Tàu phải được huấn luyện thành các hạm đội, và điều này đòi hỏi các chỉ huy và đội ngũ nhân viên phải có kinh nghiệm trong chiến tranh rất phức tạp. Trung Quốc có chút truyền thống hải quân, và việc xây dựng những nhân viên mà vốn không có truyền thống để hình thành các đội tàu, không phải là cái gì đó sẽ chỉ mất một thế hệ. Các đô đốc hải quân, những người biết làm thế nào để chống lại các cuộc chiến tranh tàu sân bay thì thiết yếu y như tàu sân bay.

Biện pháp chặn đứng khoảng cách của Trung Quốc là số lượng lớn các tên lửa chống tàu. Những tên lửa này được thiết kế để đẩy Hoa Kỳ ra khỏi những điểm nút thắt quan trọng ở các vùng biển chung quanh Trung Quốc. Vấn đề với những tên lửa này là nước Mỹ có thể tiêu diệt chúng. Mỹ không thể đến gần các điểm thắt trong khi các tên lửa đang ở đó, nhưng Hoa Kỳ có khả năng lập bản đồ mạng lưới tên lửa chống tàu của Trung Quốc và tấn công nó trước khi di chuển vào các nút thắt. Trung Quốc sau đó phải kiểm soát ít nhất là một số hành lang chiến lược từ biển, bầu trời và mặt đất trên các hòn đảo của các quần đảo. Và đảo chủ chốt, Đài Loan, thì vượt quá khả năng nắm bắt của Trung Quốc .

Trung Quốc hiện nay không thể vượt qua hàng rào của Mỹ (có thể) đặt chung quanh các lối ra. Do đó, Trung Quốc đang mua thời gian bằng cách cố gắng để có vẻ như nó có khả năng hơn nó hiện đang có. Bắc Kinh đang làm điều này bằng cách thực hiện các cuộc tập trận chiến lược không đáng kể ở biển Hoa Đông và biển Đông, những buổi tập trận nên được coi là ít hứa hẹn hơn nhiều so với điệu bộ. Trung Quốc sẽ duy trì tư thế này cho đến khi nó có thời gian và nguồn lực để thu hẹp khoảng cách. Dưới hoàn cảnh tốt nhất, điều này sẽ mất ít nhất một thế hệ, và Trung Quốc lại đang không hoạt động dưới hoàn cảnh tốt nhất.

Trung Quốc, do đó, có ba mệnh lệnh chiến lược, hai trong số chúng thuộc nội bộ và một không thể đạt được trong bất kỳ khung thời gian nào có thể có ý nghĩa. Đầu tiên, nó phải duy trì kiểm soát Tân Cương và Tây Tạng. Thứ hai, nó phải giữ gìn chế độ và ngăn chặn chủ nghĩa khu vực thông qua các hành động đàn áp và thanh trừng. Thứ ba, nó phải tìm một giải pháp đối với hàng rào đang bao vây nó ở Biển Hoa Đông và biển Đông. Trong khi chờ đợi, nó phải khẳng định một khả năng hải quân trong khu vực, khả năng này không gây ra một phản ứng của Mỹ, mà ở đó Trung Quốc chưa sẵn sàng để đối phó.

Thực tế địa chính trị của Trung Quốc là rằng, nó là một đất nước bị cô lập mà còn bị chia rẽ sâu sắc trong nội bộ. Do đó, ưu tiên chiến lược của nó, là sự ổn định nội bộ. Tình trạng bị cô lập giữa những rối loạn nội bộ là kịch bản xấu nhất của Trung Quốc. Chính phủ của chủ tịch Tập Cận Bình  đang làm việc tích cực để ngăn chặn bất ổn này, và vấn đề này sẽ xác định mọi thứ khác cho Trung Quốc. Các tiền lệ lịch sử là rằng, Trung Quốc sẽ bị chia thành từng vùng và trở nên nội bộ bất ổn. Do đó, Xi đang cố gắng để ngăn chặn tiền lệ lịch sử.

.John Mauldin , Trước đây là Giám đốc điều hành của Cục nghiên cứu kinh tế Mỹ. Hiện nay là chủ tịch công ty tư vấn đầu tư Millennium Wave Advisors, LLC.



--------------------------------------------|||---------------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.