Hoa Kỳ mở cửa vũ khí cho Việt Nam



Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới Hà Nội, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí cho Việt Nam. (Kham / AFP / Getty Images) 
Phillip Orchard. 26, tháng Năm, 2016 | Theo Statfor

Trần H Sa lược dịch

Dự báo
  • Trong việc dở bỏ lệnh cấm bán vũ khí và chuyển giao cho Việt Nam, Washington sẽ đặt nền móng cho sự hợp tác hàng hải lớn hơn, hiện thực hóa một việc làm vừa phải nhưng quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn ở khu vực.
  • Động thái này cũng có thể là sự nịnh hót các nhà lãnh đạo thích dùng vũ lực của Việt Nam tại thời điểm chuyển tiếp chính trị ở Hà Nội.
  • Kềm chế cái cần có sẽ hạn chế tầm quan trọng của Việt Nam trong vòng tay của Hoa Kỳ.
Phân tích

Chỉ hơn 41 năm sau khi Việt Nam đánh bại Hoa Kỳ và các đồng minh của mình, Nhà Trắng đang chuyển hướng để bỏ qua một tàn tích khác của chính sách thuộc thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhằm phục vụ cho những nhu cầu chiến lược mới nổi . Ngày 23 tháng Năm, trong khi đứng bên dưới một bức tượng bán thân của lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán hoặc chuyển giao vũ khí, lâu đời của nó đối với Việt Nam.

Việt Nam là thành viên quan trọng, kỳ quặc trong tranh chấp trên Biển Đông, vì vậy Washington quan tâm giúp đở phát triển đất nước thành một vật cản mạnh mẽ hơn trên việc mở rộng hàng hải của Trung Quốc. Nhưng dỡ bỏ lệnh cấm sẽ không làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh trong khu vực. Kềm chế cái cần có và chia rẽ chính trị ở Hà Nội sẽ hạn chế sự khao khát của Việt Nam đối với các loại vũ khí tiên tiến của Hoa Kỳ, và đất nước sẽ tiếp tục dựa vào các đối tác quân sự truyền thống của nó. Dù sao, quyết định cũng sẽ giảm bớt những nghi ngờ về ý định của Hoa Kỳ ở Hà Nội và đặt nền móng cho mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn, hỗ trợ cho chiến lược rộng lớn hơn của Washington trong khu vực.

Tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam

Quan hệ giữa Washington và Hà Nội đã dần được cải thiện kể từ khi nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995, phần lớn là vì tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Đất nước này là một trong những đối thủ rỏ rệt nhất trước những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như là một quốc gia sẵn sàng nhất để đối đầu với nguy cơ từ những tuyên bố chủ quyền đó. Quan điểm này được hình thành bởi vai trò chủ yếu của các hoạt động hàng hải đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc chia xẻ một lịch sử với những tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả một cuộc chiến ngắn ngủi trên biên giới vào năm 1979, một cuộc giao tranh mau chóng của hải quân vào năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa, và một bế tắc vào năm 2014 trên một giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam.

Kết quả, Việt Nam là một trong những nước chi tiêu quân sự năng nổ nhất Đông Nam Á. Hà Nội dành gần 8 phần trăm ngân sách năm 2015 của mình cho quốc phòng và dự kiến ​​sẽ chi nhiều hơn 5 tỷ $ trong năm nay (tăng từ khoảng 1 tỷ $ cách đây một thập kỷ). Mặc dù vậy, số tiền này không là gì khi so sánh với ước tính 215 tỷ USD mà Bắc Kinh chi cho quốc phòng vào năm ngoái. Nguồn lực tài chính và quân sự thua kém của Việt Nam ngăn cản đất nước thoát khỏi sự lôi cuốn vào các cuộc chiến đấu hải quân kéo dài của Trung Quốc .


Chi tiêu quân sự của Việt Nam. Ở thập kỷ trước, chi tiêu quân sự của VN tính được khoảng từ 2 - 2,5 % GDP, tăng từ chỉ trên 1 tỷ $ đến 4,5 tỷ $
Washington không hề ảo tưởng rằng nó có thể xây dựng Việt Nam trở thành một đất nước có tiềm năng quân sự tương đương Trung Quốc, cũng không nghĩ rằng Hà Nội tìm kiếm các loại liên minh mà Washington có được với Nhật Bản và Hàn Quốc. Thay vào đó, Hoa Kỳ nhắm đến việc giúp Việt Nam tự tin hơn để bảo vệ tốt hơn những tuyên bố chủ quyền của mình và tăng cường hợp tác với các nước láng giềng của Việt Nam, như được hình dung bởi Sáng kiến ​​an ninh hàng hải Đông Nam Á của Lầu Năm Góc. Loại bỏ lệnh cấm vận chỉ là một việc mới nhất trong những động thái của Hoa Kỳ nhằm khuyến khích và trang bị cho các nước trong khu vực để ngăn chặn sự bành trướng lãnh hải của Trung Quốc.

Mặc dù Hoa Kỳ nhiều lần từ chối các yêu cầu trong quá khứ của Hà Nội để chấm dứt lệnh cấm (bề ngoài là trên hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Việt Nam), Washington đã từng bước loại bỏ rào cản đối với sự hợp tác quân sự với Việt Nam. Trong năm 2007, Hoa Kỳ sửa đổi lệnh cấm, cho phép bán các thiết bị và dịch vụ quân sự không sát thương cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Trong năm 2014, Washington đã bắt đầu cho phép một số chuyển giao các tài sản an ninh hàng hải gây sát thương và giám sát. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã thực hiện những cam kết khiêm tốn với Việt Nam, cung cấp 18 triệu $ qua các tàu tuần tra do Hoa Kỳ chế tạo và khoảng 40 triệu $ để tăng cường khả năng tình báo, giám sát và trinh sát hàng hải của Việt Nam.

Phải chăng Hoa Kỳ bị muộn với trò chơi

Tuy nhiên, việc dở bỏ hoàn toàn lệnh cấm, sẽ không thay đổi căn bản sự cân bằng quân sự trong khu vực. Đây là, một phần, bởi vì các nước khác đã đáp ứng phần lớn nhu cầu quân sự của Việt Nam.

Nga, nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, đã cung cấp phần lớn sự hỗ trợ quốc phòng và trang thiết bị cho Việt Nam kể từ thời Liên Xô. Bởi vì Nga có ít lợi ích trực tiếp ở Biển Đông so với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Hà Nội - với lịch sử thận trọng cảnh giác trước các liên minh mạnh mẽ với bên ngoài - xem Moscow như là một đối tác lý tưởng, nếu an ninh bị hạn chế. (Vì lý do tương tự, Thái Lan và Lào vừa ký các thỏa thuận quân sự với Nga.) Những mặt hàng đáng chú ý mà Việt Nam mua từ Nga bao gồm máy bay chiến đấu, tàu hộ tống tên lửa dẫn đường, và các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và tên lửa chống hạm. Trong tháng 12 năm 2015, Hà Nội đã triển khai chiếc đầu tiên trong sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo do Nga sản xuất để tuần tra vùng biển Đông, và đã nhận được chiếc thứ năm trong tháng Giêng. Hồi đầu tháng này, Nga thông báo sẽ cung cấp thêm hai tàu khu trục lớp Gepard cho Việt Nam trong tháng Tám và tháng Chín. Các công ty của Nga cũng đang giúp đỡ để hiện đại hóa cảng nước sâu chiến lược tại Vịnh Cam Ranh.

Vai trò của Nga trong kế hoạch quốc phòng của Việt Nam sẽ không giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, Hà Nội đang đa dạng hóa các nhà cung cấp vũ khí. Ấn Độ, ngoài việc tài trợ các tàu tuần tra và cung cấp huấn luyện tàu ngầm, đang xây dựng một trạm ở mặt đất cho các vệ tinh của nó ở Việt Nam, tăng cường sự giám sát của Hà Nội trên biển Đông. Việt Nam cũng được cho là đang ở trong thị trường của hệ thống pháo binh từ Pháp, tên lửa chống máy bay từ Israel, và máy bay giám sát từ Canada, giữa các hệ thống khác của nước ngoài. Những nhà cung cấp này hoặc cung cấp mức giá trả trước thấp hơn so với Hoa Kỳ, hoặc họ cung cấp cho Việt Nam tiềm năng cắt giảm chi phí trong tương lai bằng cách giúp phát triển lĩnh vực vũ khí nội địa non trẻ của nó. Ví dụ, Việt Nam đã sản xuất những vũ khí nhỏ theo giấy phép của Israel .

Sự khao khát đối với vũ khí của Mỹ bị hạn chế

Tuy vậy, quân đội Việt Nam vẫn quan tâm đến việc mua vũ khí tiên tiến của Hoa Kỳ. Hà Nội nồng nhiệt vận động Mỹ đánh đổ lệnh cấm vận, và Việt Nam đã tổ chức một hội nghị chuyên đề dành cho các nhà thầu quốc phòng của Hoa Kỳ vào đầu tháng Năm. Đặc biệt, Hà Nội được cho là từng quan tâm đến máy bay trực thăng, thiết bị thông tin liên lạc, và thậm chí có thể là máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ.

Mối quan hệ với các nhà thầu Mỹ sẽ cải thiện vị thế mặc cả của Việt Nam với các nhà cung cấp truyền thống của nó. Hơn nữa, sự quen thuộc với hệ thống được chế tạo bởi Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho các khả năng tương tác với các quân đội Đông Nam Á khác, đặc biệt là quân đội của Philippines, Malaysia và Singapore, với sự tương tác đó Hà Nội mong muốn thúc đẩy hợp tác hàng hải. Trong khi các thiết bị rẻ hơn của Nga hỗ trợ các thành phần trên bề mặt và bầu trời trong chiến lược 'chống tiếp cận và khắc chế khu vực' của Việt Nam ở Biển Đông, Hà Nội có thể tin tưởng rằng các thiết bị đầu cuối tinh vi hơn của Mỹ là cần thiết cho chiến tranh chống tàu ngầm, trong đó yêu cầu những khả năng trọng yếu về tình báo, giám sát và trinh sát. Cuối cùng, Việt Nam được cho là đang để mắt tới máy bay trinh sát trên không do Hoa kỳ chế tạo, chẵng hạn như P-3 Orions.

Nhưng bất kể sự tăng trưởng quân sự của mình, Việt Nam không có quan điểm phung phí vào các hệ thống đầu cuối. Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội của đất nước chỉ dưới 200 tỷ $, ngang hàng với một tỉnh nhỏ, nghèo của Trung Quốc . Riêng một máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ có thể có mức giá lên tới 100 triệu $. Thật vậy, kể từ khi Washington nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí trong năm 2014, Việt Nam như tin đã đưa chưa mua bất kỳ thiết bị nào của Mỹ, chủ yếu là vì lo ngại chi phí. Trong khi đó, sự phụ thuộc gần như hoàn toàn của Việt Nam đối với thiết bị của Nga sẽ làm phức tạp việc giới thiệu các công nghệ do Hoa Kỳ chế tạo, mà nó đòi hỏi quân đội phải trang bị lại việc bảo trì, đào tạo cần cải tiến để phù hợp ,các hoạt động chuỗi cung ứng và đặt ra những thách thức về khả năng tương tác giữa các hệ thống vũ khí khác nhau.

Các lợi ích rộng lớn hơn

Tuy nhiên, mối quan tâm đã được chứng minh của Việt Nam trong việc mua vũ khí thậm chí còn bị hạn chế từ Hoa Kỳ, cung cấp bằng chứng thực chất hơn rằng, tư thế của Trung Quốc trong khu vực đang kích động sự phản ứng dữ dội. Và bất chấp tính giới hạn ngân sách của Việt Nam, dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ cho phép Hoa Kỳ viện trợ quân sự lớn hơn nhiều trong tương lai. Có lẽ quan trọng nhất, mỗi lần chuyển giao vũ khí - với những trao đổi kèm theo nhân viên để đào tạo và bảo trì - sẽ thúc đẩy sự hiểu biết và tin cậy giữa quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó mở đường cho mối quan hệ mạnh mẽ hơn trong tương lai.


Những yêu sách chủ quyền hàng hải ở Tây Thái dương
Washington hy vọng động thái này sẽ khuyến khích hợp tác quân sự trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như những cuộc tập trận hàng hải chung. Trong chuyến thăm của ông Obama, Việt Nam đồng ý cho phép Lầu Năm Góc thiết lập các kho chứa thiết bị ở tại Việt Nam  dành cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo và thảm họa. Trên mọi chuyện, Washington muốn tiếp cận nhiều hơn tới Vịnh Cam Ranh và các cảng chiến lược khác trên Biển Đông. (Hải quân Hoa Kỳ được phép chỉ có một chuyến viếng cảng Việt Nam cho mỗi năm, trong khi tàu của Nga được hưởng đặc quyền tiếp cận Vịnh Cam Ranh đã từ lâu.) Hà Nội sẽ không để cho bất cứ nước nào thiết lập một căn cứ quân sự thường trú tại Việt Nam, nhưng nó đã dần dần mở cửa vịnh Cam Ranh cho tàu chiến nước ngoài trong các nhiệm vụ huấn luyện và tiếp tế. Nhật Bản, Singapore và Pháp lần lượt đã thực hiện việc xử dụng sự cấp phép mới trong năm nay.

Cuối cùng, mức độ hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc liệu có hay không có việc bãi bỏ lệnh cấm trao quyền hành hợp pháp cho các nhà lãnh đạo chủ chiến ở Hà Nội (!), đặc biệt là những người trong quân đội hùng mạnh về chính trị. Đầu năm nay, một sự chuyển đổi quyền lực gây tranh cãi trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã để lại sự chia rẽ sâu sắc chưa được giải quyết giữa các nhà lãnh đạo của Đảng, trên vấn đề cần phải mạnh mẽ như thế nào để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc trong khu vực, và nhiều lãnh đạo cao cấp vẫn còn nghi ngờ ý định của Hoa Kỳ. Mặc dù Đảng đã ký vào hiệp ước thương mại Đối tác Xuyên Thái bình dương do Hoa Kỳ dẫn đầu, nó thường xuyên cảnh báo rằng sự hội nhập được tự do với phương Tây - đặc biệt là thông qua thương mại và đầu tư nước ngoài - có thể làm phát sinh một cuộc cách mạng màu. Đảng tin rằng, để bảo đảm sự tồn tại của nó, nó phải duy trì sự kiểm soát chặt chẽ tốc độ cải cách kinh tế và tự do hóa chính trị.

Đối với Washington, việc duy trì lệnh cấm vận vũ khí như là đòn bẩy trên vấn đề nhân quyền sẽ làm sâu sắc thêm mối nghi ngờ như vậy, trong khi hành động quá ít nhằm buộc Hà Nội phải cải cách. Tuy nhiên, cần đứng đắn hơn, Hoa Kỳ nên ưu tiên các vấn đề nhân quyền, lệnh cấm vận đã đặt ra một giới hạn cho cả hợp tác kinh tế lẫn quân sự tại một thời điểm then chốt cho cả nhóm lãnh đạo mới của Việt Nam lẫn bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn.




--------------------------------|||----------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.