Mỹ bải bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương ?


Bải bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương của Mỹ sẽ tăng thêm sức đẩy cho quan hệ Mỹ - Việt.



Murray Hiebert , Phương Nguyễn. 12, tháng 5 /2016. Theo CSIS

Trần H Sa lược dịch

Trước chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào cuối tháng Năm, các quan chức và các nhà phân tích ở cả Washington và Hà Nội đều thảo luận về việc liệu Hoa Kỳ nên hay không nên bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí gây chết người cho Việt Nam, điều mà đã được áp đặt khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Vấn đề đã tạo thêm tính cấp thiết khi quan hệ song phương ngày càng ấm và trong ánh sáng chia xẻ các lợi ích của Mỹ và Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh hàng hải ở biển Đông.

Chính quyền Obama đã nới lỏng một phần lệnh cấm vào tháng 10 năm 2014 trong một nỗ lực nhằm giúp Việt Nam cải thiện năng lực an ninh hàng hải của mình và trong sự đáp trả cho những cải thiện "khiêm tốn" về thành tích nhân quyền của Việt Nam. Từ đó, các quan chức Việt Nam đã kêu gọi lệnh cấm được dỡ bỏ hoàn toàn. Đối với Hà Nội, việc tiếp tục lệnh cấm có nghĩa là mối quan hệ, bao gồm quan hệ quân sự, không được bình thường hóa hoàn toàn. Ở đây có một sự khác biệt trong quan điểm giữa hai bên.

Khi Hà Nội và Washington bắt đầu khám phá những phương cách thực chất để tăng cường quan hệ, sớm hơn thời điểm Mỹ tái cân bằng với châu Á, các quan chức Mỹ đã vượt mọi khó khăn nhằm liên kết giữa việc loại bỏ lệnh cấm và sự tiến bộ về nhân quyền, như là một cách để duy trì đòn bẩy. Các mối liên kết đã được thực hiện trên tiền đề rằng, Việt Nam có lợi ích trong việc tìm kiếm hợp tác an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ trước tư thế ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hoàn cảnh chiến lược của quan hệ Mỹ-Việt đã được phát triển kể từ đó. Trong khi lúc đầu không có gì là hoàn toàn rõ ràng ở vấn đề Việt Nam đã cam kết sẽ như thế nào để trở thành một đối tác trong các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu, nhằm thúc đẩy một trật tự khu vực dựa trên các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, trong những năm gần đây hai nước đã có những bước tiến đáng kể . Họ nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác toàn diện trong năm 2013, bắt tay vào hợp tác bảo vệ bờ biển cùng năm, và đã ký một tuyên bố tầm nhìn chung về thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trong năm 2015. Đáng chú ý nhất, Việt Nam đã kết thúc đàm phán về hiệp định thương mại Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) với Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác vào tháng Mười năm ngoái.

Việc ký vào TPP không phải là một quyết định dễ dàng cho Hà Nội. Với những nhạy cảm chính trị và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã không thể theo đuổi các cuộc đàm phán khó khăn, trừ phi họ có niềm tin vào khả năng lãnh đạo của Hoa Kỳ ở khu vực trong những năm tới, theo một nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ. Việt Nam gia nhập TPP vào năm 2009, nhưng không có gì là chắc chắn rằng lãnh đạo tập thể của Hà Nội sẽ ủng hộ thỏa thuận này, và cũng không có gì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ có thể kết thúc các cuộc đàm phán. Cuối cùng, Việt Nam đã thực hiện được cam kết trên cả hai điểm nghi ngờ.

Các quan chức Bộ Ngoại giao thường nói đến TPP là "phần quan trọng nhất của pháp chế về nhân quyền" trong bối cảnh của Việt Nam. Ví dụ, theo kế hoạch thực thi lao động của TPP được đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Hà Nội đã đồng ý thực hiện cải cách pháp lý để cho phép người lao động tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể, và quyền tổ chức đình công. Việt Nam cam kết sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn lao động được đặt ra bởi Tổ chức Lao động quốc tế và là đối tượng được đánh giá định kỳ về thành tích các quyền lao động của nó, một khi TPP có hiệu lực.

Các nhà lập pháp tại Quốc hội Hoa Kỳ đã nhấn mạnh sự cần thiết cho Việt Nam có một cơ hội để giúp thực thi các tiêu chuẩn lao động này, nhằm chứng minh sự tiến bộ cụ thể về vấn đề các quyền, bằng các lợi ích thu hoạch được theo sau TPP . Nhưng việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương trong hoàn cảnh hiện nay thì ít có giá trị chiến lược đối với Hoa Kỳ.

Bất kể những cột mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt Nam vào những năm gần đây, quân đội hai nước thực sự vừa mới bắt đầu làm quen với nhau. Nhiều người ở Hà Nội vẫn còn đặt câu hỏi liệu Hoa Kỳ, có hay không có ý định làm việc với Việt Nam một cách nghiêm túc và mang tính xây dựng trong những năm tới. Cảm giác nghi ngờ này không có gì là mới - nó có thể được truy trở lại thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam khi Hà Nội và Washington đều xa lạ và đấu tranh để thiết lập các quy tắc hội nhập trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995.

Hai nước từ đó làm việc chăm chỉ để giải quyết những vết tích nghi ngờ lẫn nhau, từng bước từng bước. Năm ngoái, một chuyến thăm đầu tiên mang tính hình thức của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo chính trị cao nhất của đất nước, đến Nhà Trắng - một dấu hiệu cho thấy hai bên tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Năm nay, nó sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới Việt Nam, và là chuyến đi thứ ba của một tổng thống Mỹ kể từ khi bình thường hóa quan hệ.

Việc dở bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương của Mỹ sẽ loại bỏ một di tích còn lại khác, của sự mất lòng tin giữa hai đối tác mới. Những diễn viên khác nhau trong chính phủ Hoa Kỳ đã cân nhắc các lợi ích và những thiệt hại của động thái này. Những người ủng hộ việc loại bỏ hoàn toàn, bao gồm Thượng nghị sĩ John McCain, trỏ đến giá trị trong việc tiến đến hợp tác an ninh hàng hải gần gủi hơn với quân đội đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Các nhà chỉ trích, bao gồm một số người ủng hộ quỹ đạo hướng lên của quan hệ Mỹ-Việt Nam nói chung, đã luôn miệng phàn nàn về điều cần thiết đối với sự tiến bộ nhiều hơn của nhân quyền trước khi quyết định bất cứ thứ gì. Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị vô điều kiện trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng trước.

Đối với Washington, nhân tố căn bản ở đằng sau việc loại bỏ hoàn toàn lệnh cấm là nên có đi có lại, nhưng không dành riêng đối với việc cải tiến nhân quyền. Thay vào đó, dỡ bỏ lệnh cấm có thể được gởi đi như một biện pháp xây dựng lòng tin nhằm truyền đạt cho Hà Nội rằng, để đáp lại Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam có những sáng kiến ngày càng ​​tăng trong giai đoạn tiếp theo của quan hệ quốc phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc phòng.

Những nỗ lực ban đầu trong lĩnh vực này đang được tiến hành nhưng vẫn đang còn ở trong giai đoạn đầu. Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam năm ngoái tung ra một nhóm làm việc về thương mại quốc phòng, cho phép các đại diện của cả hai ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam và Mỹ trở thành một phần của cơ chế chính thức trong đối thoại chính sách quốc phòng giữa hai Bộ. Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trở nên quen thuộc hơn với quá trình mua sắm quốc phòng của Mỹ, kể từ khi dở bỏ một phần lệnh cấm.

Việt Nam muốn và cần phải liên tục theo đuổi hiện đại hóa quân đội, và giá trị công nghệ quân sự của Mỹ là một nguồn tiềm năng trong đòn bẩy chiến lược. Không chỉ Việt Nam cần phải xây dựng một lực lượng răn đe hiệu quả trước sự gây hấn của Trung Quốc - Việt Nam còn là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên thế giới từ năm 2011 đến 2015 - nó cũng thích giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống do Nga chế tạo và rèn luyện khả năng tương tác với các đối tác mới nổi trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự không chắc chắn tạo ra bởi lệnh cấm gây phức tạp cho tính toán của Việt Nam trong việc đồng hành với Mỹ trong lĩnh vực này.

Một số người bày tỏ lo ngại rằng loại bỏ lệnh cấm có thể mở ra cánh cửa cho Hà Nội có được thiết bị quân sự mà có thể được xử dụng để vi phạm nhân quyền. Nhưng ngay cả trong trường hợp không có một lệnh cấm, Việt Nam cũng sẽ cần phải vượt qua được quá trình phê duyệt nghiêm ngặt của các cơ quan chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ , y như các nước khác mua hệ thống vũ khí của Mỹ. Nó tạo nên một ít cảm giác khi chính phủ Hoa Kỳ đã và đang đào tạo cho quân đội của Việt Nam trong việc gìn giữ hòa bình quốc tế mà Washington vẫn duy trì lệnh cấm chống lại Hà Nội.

Về phần mình, Việt Nam có thể được dự kiến để định lượng khi nào và những gì nó sẽ mua từ các nhà sản xuất quốc phòng của Mỹ. Điều này một phần là do những lý do kỹ thuật, như Việt Nam sẽ cần phải tích hợp các phần cứng do Mỹ chế tạo vào các nền tảng hiện tại của nó, nhưng quan trọng hơn, vì Hà Nội không muốn Bắc Kinh nhận thấy bất kỳ động thái nào như là một mối đe dọa mà Trung quốc cần phải đáp trả.

Cuối cùng, chính sách đối ngoại của Mỹ có hiệu quả nhất khi các nhà lãnh đạo xử dụng các công cụ thích hợp trong bộ công cụ ( thùng đồ nghề ) của họ. Obama có một cơ hội quan trọng trong chuyến thăm của ông để truyền đạt cho các nhà lãnh đạo Việt Nam biết suy nghỉ của Mỹ, về việc liệu có hay không, và trong hoàn cảnh nào lệnh cấm vũ khí đang tồn tại sẽ được dỡ bỏ. Quốc hội Hoa Kỳ sẽ có một cơ hội để đánh giá lại tình hình sau chuyến thăm của Tổng thống Obama. Nhưng công dụng của lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam đã vượt qua tính hữu dụng của nó.

_ Murray Hiebert là cố vấn cao cấp và là Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, DC .
 _ Phương Nguyễn là một thành viên cùng cộng tác với Chương trình Đông Nam Á của CSIS


-----------------------------------------|||-----------------------------------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.