Phỏng vấn Timothy Heath về tranh chấp Biển Đông


 

Geopolitical Monitor. 30, tháng Năm .2016. Theo Geopolitical Monitor

Trần H Sa lược dịch

Geopoliticalmonitor tọa đàm với Timothy Heath về những phát triển gần đây trong tranh chấp Biển Đông . Timothy Heath là một nhà phân tích đánh giá chính trị thế giới và là nhà phân tích cao cấp tại Tập đoàn RAND.

Hỏi : Từ quan điểm của người Mỹ, những gì đang bị đe dọa ở Biển Đông?

Trả lời : Hoa Kỳ có hai lợi ích chính ở Biển Đông : Thứ nhất, nó tìm cách để duy trì tự do trên biển, nhờ vậy tất cả các nước có thể tiếp tục đi qua một cách tự do thông qua các tuyến đường biển này. Thứ hai, Mỹ tìm kiếm hòa bình và ổn định. Trong khi Mỹ không có một quan điểm nào trên các yêu sách lãnh thổ thực tế, nó có quan tâm trong khi nhìn thấy những khác biệt được giải quyết một cách hòa bình.

Hỏi : Từ quan điểm của Trung Quốc, những gì đang bị đe dọa ở Biển Đông?

Trả lời : Trung Quốc coi vùng biển này là thuộc chủ quyền của mình. Lợi ích của nó trong sự kiểm soát các vùng biển là chiến lược và kinh tế. Về mặt chiến lược, biển Đông bảo vệ sườn phía nam dễ bị tổn thương của đất nước. Trung Quốc có căn cứ hải quân quan trọng ở Biển Đông, đặc biệt là đảo Hải Nam, nơi các tàu ngầm hạt nhân neo đậu . Biển Đông cũng bao gồm tuyến thông tin liên lạc đường biển quan trọng qua đó phần lớn thương mại và năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Về kinh tế, biển Đông cung cấp các ngư trường phong phú và tiềm năng về mỏ khoáng sản và những trầm tích năng lượng.

Hỏi : Có phải lập trường quyết đoán của Trung Quốc trên biển Đông đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc?

Trả lời : Lập trường quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông là triệu chứng của một sự thay đổi lớn hơn trong chính sách đối ngoại của nó. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ đạo những nỗ lực tích cực hơn để tăng cường kiểm soát các lợi ích cốt lõi của đất nước - được minh họa trong lập trường cứng rắn của Biển Đông - lẫn cải cách các khía cạnh của trật tự khu vực và quốc tế. Ví dụ về điều thứ nhì bao gồm việc thúc đẩy thay thế các thỏa thuận kinh tế và an ninh bao gồm "Một vành đai Một con đường", "Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á" (AIIB), và Hội nghị về tương tác và xây dựng sự tin tưởng (CICA).

Hỏi : Hoa Kỳ có thể làm gì để bảo đảm rằng Biển Đông vẫn là vùng biển quốc tế?

Trả lời : Để bảo đảm Biển Đông vẫn là vùng biển quốc tế, Hoa Kỳ có thể tiếp tục làm việc với nhiều nước Đông Nam Á để tuần tra các vùng biển và tán thành sự kiềm chế của tất cả các bên tranh chấp. Càng nhiều quốc gia làm việc cùng nhau để phát huy tự do trên biển và ổn định khu vực, sẽ càng khó hơn cho Trung Quốc đơn phương thống trị Biển Đông.

Hỏi : Quyết định của Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng đối kháng an ninh của khu vực ?

Trả lời : Quyết định này sẽ gây nên đối kháng với Bắc Kinh, nhưng nó cũng sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho Trung Quốc, rằng hành vi của nó liên quan đến Biển Đông đang bị các nước trong khu vực xa lánh. Bằng chứng rõ ràng rằng khu vực đang kết hợp vào một nhóm tán thành sự tự do trong vùng biển Đông, sẽ khiến Trung Quốc hành xử kiềm chế và do đó có thể cung cấp một ảnh hưởng ổn định.

Hỏi : Phải chăng "xoay trục châu Á' của Mỹ đã chết, hay là nó chỉ mới bắt đầu?

Trả lời : Xoay trục châu Á cũng được tiến hành và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, như tầm quan trọng của châu Á đối với Hoa Kỳ và sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hỏi :Tình hình hiện nay ở Biển Đông nguy hiểm ra sao ?

Có một nguy cơ ngày càng tăng từ một số cách tính toán sai lầm dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Để giảm thiểu khả năng đó, bắt buộc các nhà lãnh đạo của tất cả các nước phải tham gia, bao gồm Hoa Kỳ, tiếp tục gặp gỡ và thảo luận về các cách thức khác nhau trong việc quản lý một cách hòa bình. Tuy nhiên, nhìn chung, nguy cơ chiến tranh vẫn còn thấp, khi Trung Quốc hiện có rất ít lợi ích trong chiến đấu ở một cuộc chiến trên các vùng biển xa xôi này.

Tập đoàn Rand là một think-tank phi lợi nhuận của Mỹ về các chính sách toàn cầu




-------------------------------|||--------------------------------




Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.