Siêu cường trước đây và siêu cường tương lai (phần cuối)


Tại sao Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ


Một chiếc F / A-18 của Hải quân Hoa Kỳ cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson trong một bức ảnh tài liệu không đề ngày được phát hành vào ngày 20 tháng 11. U.S. NAVY / HANDOUT VIA REUTERS
 Stephen G. Brooks và William C. Wohlforth. Tháng 5/tháng 6. Theo FOREIGN AFFAIRS

Trần H Sa lược dịch

LÚC NÀY THÌ KHÁC

Chỉ riêng trong những năm 1930, Nhật Bản thoát khỏi vực sâu của trầm cảm và biến thành một bộ máy quân sự điên cuồng, Đức chuyển từ kẻ thua cuộc bị tước vũ khí do chiến tranh thế giới I, thành một người khổng lồ có khả năng chinh phục châu Âu, và Liên Xô hồi phục từ chiến tranh và cách mạng để trở thành một cường quốc mặt đất đáng gờm. Thập kỷ tiếp theo đã thấy sự chạy nước rút của Hoa Kỳ, từ một quân đội không có thành tích gì đến siêu cường toàn cầu, với một Liên Xô hạt nhân cận kề trong gang tấc. Hôm nay, một số người dự đoán một cách nghiêm trọng về một cuộc chiến tranh thế giới khác, hay thậm chí là một cuộc chiến tranh lạnh khác, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng những kinh nghiệm quá khứ cho thấy, các quốc gia có thể trở nên nguy hiểm nhanh chóng ra sao một khi họ cố gắng nhào nặn các khả năng quân sự từ nền kinh tế của họ.

Nhưng những gì đang diễn ra hiện nay không phải là sự chuyển giao quyền lực ở vào hồi thế hệ ông nội của bạn. Người ta có thể tranh luận về việc liệu Trung Quốc có hay không có các nguồn lực kinh tế cần thiết để sớm đạt đến mốc lịch sử quan trọng đầu tiên, trên hành trình từ cường quốc lớn đến siêu cường . Tuy nhiên, chỉ riêng một nền kinh tế khổng lồ sẽ không làm cho Trung Quốc là siêu cường thứ hai của thế giới, cũng chẵng khắc phục được những trở ngại lớn, để kế đến, đạt được năng lực công nghệ cần thiết. Sau những tin tưởng sai lầm đó, thách thức trong việc chuyển đổi tất cả sức mạnh tiềm tàng này vào các hệ thống với đầy đủ các lĩnh vực, buộc cần phải khai triển sức mạnh toàn cầu và học cách xử dụng chúng. Mỗi một bước này tốn mất nhiều thời gian và đầy khó khăn. Kết quả là, Trung Quốc sẽ, trong một thời gian dài, tiếp tục dao động quanh quẩn ở đâu đó giữa một cường quốc lớn và một siêu cường. Bạn có thể gọi nó là "một siêu cường tiềm năng mới mẻ" : nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế của nó, Trung Quốc đã thoát khỏi nhóm cường quốc lớn, nhưng nó vẫn còn một chặng đường dài để đi, trước khi nó có thể đạt được khả năng kinh tế và năng lực công nghệ để trở thành một siêu cường .

Sự tìm kiếm của Trung Quốc để được tình trạng siêu cường đang bị suy yếu cũng bởi một cái gì đó khác nữa: những động viên yếu kém để thực hiện những hy sinh cần thiết. Nhu cầu tồn tại của Mỹ trong chiến tranh lạnh, nhờ vào khả năng quân sự sâu rộng của nó. Đất nước chưa bao giờ chịu đựng gánh nặng, rằng, nó đã có những nhà hoạch định chính sách không biết đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng Liên Xô, một siêu cường với khả năng thống trị lục địa Á - Âu. (Thực tế, không có gì ngạc nhiên rằng sau khi Liên Xô sụp đổ hai thập kỷ rưỡi, Nga sở hữu những khả năng quân sự lớn thứ hai trên thế giới.) Hôm nay, Trung Quốc không đối mặt với những gì giống như những áp lực thời chiến tranh lạnh mà đã khiến Hoa Kỳ đầu tư rất nhiều trong quân sự của mình. Hoa Kỳ là một siêu cường ít đe dọa hơn so với Liên Xô ở chổ : các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tìm thấy chính sách đối ngoại của Mỹ dường như không gây ra mức độ lo sợ về cái điều, mà đã thúc đẩy Washington trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Những người lính Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đang tranh chấp, tháng 2 năm 2016. STRINGER / REUTERS 
So sánh sự khác nhau, thậm chí Trung Quốc nhiều hơn, Hoa Kỳ ít có sự khuyến khích từ bỏ quyền lực, nhờ vào chuổi liên minh phức tạp mà nó từng tự hào. Một danh sách các đồng minh của Mỹ đọc nghe như 'ai là ai' trong những nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế giới, và các đối tác này đã hạ thấp giá trị của việc duy trì vị thế siêu cường của Hoa Kỳ. Chi tiêu quốc phòng của Mỹ đứng ở mức khoảng ba phần trăm GDP vào cuối những năm 1990, tăng lên khoảng năm phần trăm trong thập kỷ tiếp theo trên hồ sơ chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, và bây giờ đã quay ngược lại đến gần ba phần trăm. Washington có thể duy trì một khả năng quân sự toàn cầu với tương đối ít nỗ lực, một phần nhờ vào các căn cứ mà các đồng minh của nó nắm giử và các vũ khí tối tân mà họ giúp phát triển. Trung Quốc chỉ có một đồng minh kiên định là Bắc Triều Tiên, quốc gia mà thường là rắc rối nhiều hơn có giá trị.

Trước những rào cản cản trở con đường của Trung Quốc đi tới vị thế siêu cường, cũng như thiếu những động viên để cố gắng để vượt đến nó, tương lai của hệ thống quốc tế phụ thuộc hoàn toàn vào việc liệu Hoa Kỳ có hay không, tiếp tục chịu đựng nhiều gánh nặng thấp hơn, trong việc duy trì những gì mà chúng ta và những người khác gọi là "tham gia sâu" vào đại chiến lược vòng đai toàn cầu, cái mà nó đã theo đuổi trong hơn 70 năm. Và ngăn chặn một số ý kiến thay đổi kỳ quặc mà kết quả là sự từ bỏ thực sự vai trò toàn cầu của mình (như phản đối việc phải hoạt động quá nhiều, những gánh nặng chính trị đôi khi tạo cho nó đã làm như vậy), Washington cũng sẽ xác định vị thế trong nhiều thập kỷ để duy trì khả năng quân sự cốt lõi của nó, duy trì các liên minh cốt lõi, và cam kết bảo vệ các khu vực trọng điểm, hổ trợ nền kinh tế toàn cầu, và hợp tác cổ vũ các vấn đề xuyên quốc gia.

Những lợi ích của đại chiến lược này có thể khó phân biệt, đặc biệt là trong ánh sáng từ những rủi ro đối ngoại của Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Những thất bại như cuộc xâm lược Iraq có giá trị như những nhắc nhở khắc nghiệt về sự khó khăn, trong việc xử dụng vũ lực để thay đổi nội bộ chính trị ở nước ngoài. Nhưng sức mạnh càng nhiều trong việc ngăn chặn các kết quả không thuận lợi, càng gây ra những kết quả thuận lợi, và ở đây Washington đã làm được một công việc tốt hơn nhiều so với hầu hết người Mỹ hiểu rỏ giá trị của nó.

Đối với một quyền lực được phần lớn hài lòng lãnh đạo hệ thống quốc tế, vấn đề có đủ sức mạnh để ngăn chặn hoặc hạn chế những thách thức, trong thực tế, có giá trị hơn nhiều so với chuyện có khả năng cải thiện vị thế của một quyền lực mà không có mục đích . Mục tiêu quan trọng trong đại chiến lược của Mỹ qua các thập kỷ là ngăn chặn một thế giới nhiều nguy hiểm hơn khỏi xuất hiện, và thành công trong nỗ lực này phần lớn có thể được đo lường bởi sự vắng mặt của những tác động chung đối với lịch sử : những khu vực quan trọng bị mất ổn định bởi những tình huống an ninh khó xử nghiêm trọng, những liên minh rách nát không thể ngăn chặn những thách thức đột phát, phát triển vũ khí nhanh chóng, chạy đua vũ trang giửa các cường quốc , và sự phát triển tạo nên các khối kinh tế hay quân sự cạnh tranh.

Giả như Washington thực sự rút lui khỏi thế giới, nhiều thách thức trong số này sẽ xuất hiện, và các mối đe dọa xuyên quốc gia có khả năng sẽ lù lù hiện ra thậm chí còn lớn hơn những gì chúng đang có hôm nay. Ngay cả khi các mối đe dọa như vậy không phát triển, nhiệm vụ giải quyết chúng sẽ trở nên vô cùng khó khăn hơn nếu Hoa Kỳ cùng một lúc phải vật lộn với một trật tự toàn cầu quá ít ổn định . Và đôi khi khó khăn cho Hoa Kỳ như hiện nay, trong việc kéo các liên minh lại với nhau để giải quyết những thách thức xuyên quốc gia, thậm chí nó sẽ gặp khó khăn hơn để làm như vậy nếu đất nước thoái vị vai trò lãnh đạo và lui về xu hướng giử vườn, như một số lưọng lớn các nhà phân tích và hoạch định chính sách - và một vệt công chúng rộng lớn - hiện đang kêu gọi.

MỸ KHÔNG BỊ CÁM DỖ LÃNH ĐẠO

Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô, lợi thế sức mạnh ấn tượng của Hoa Kỳ trên các nước khác được kèm theo rủi ro từ các vết thương mà Mỹ tự gây ra cho mình, như đã xảy ra ở Iraq. Nhưng sự suy giảm vị thế kinh tế của Hoa Kỳ có thể có tác dụng có lợi cho các nhà lãnh đạo, buộc Mỹ phải tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ cốt lõi ở đại chiến lược của đất nước, chứ không bị cuốn hút vào những cuộc xung đột lộn xộn ở ngoại vi . Thật vậy, đó là hướng dẫn hợp lý ở đằng sau chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, một thế giới với tính ưu việt quân sự bền vững của Mỹ và sự suy giảm thống trị kinh tế của Mỹ sẽ tiếp tục kiểm tra khả năng kềm chế của Hoa Kỳ , trong bốn cách chính.

Thứ nhất là sự cám dỗ để bắt nạt hoặc khai thác các đồng minh của Mỹ trong việc theo đuổi các lợi ích cho riêng bản thân Hoa kỳ. Đồng minh của Mỹ phụ thuộc vào Washington trong nhiều cách, và dựa vào nó để được cung cấp những lợi nhuận ưu đãi - cho dù với sự phê duyệt chính sách gây tranh cãi của Mỹ, với việc kềm chế các hoạt động phản đối của Hoa Kỳ, hoặc việc đồng ý các tiêu chuẩn không cân xứng trong các thoả thuận cùng có lợi - có vẻ chỉ là một cái gì đó giống như kẻ ngu đần mới từ bỏ. (Hãy suy nghĩ về các tuyên bố thường xuyên của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, rằng, Hoa Kỳ luôn thua trong các giao dịch với người nước ngoài, bao gồm cả các đồng minh quan trọng , và rằng ông sẽ khôi phục khả năng của đất nước để giành chiến thắng.) Nhưng hợp đồng cơ bản tại các vấn đề trọng tâm của trật tự quốc tế đương đại là, nếu các thành viên của nó đặt sang một bên những cuộc tìm kiếm lợi thế quân sự tương đối, tham gia vào một chuổi phức tạp các mạng lưới thể chế, và đồng ý theo luật chơi chung, sau đó Hoa Kỳ sẽ không tận dụng lợi thế thống trị của nó để bòn rút những lợi nhuận không đáng có từ các đồng minh của nó. Sẽ là đòi hỏi quá nhiều để hy vọng Washington không bao giờ xử dụng đòn bẩy để tìm các thoả thuận tốt hơn, và một loạt các vị tổng thống - bao gồm John F. Kennedy, Ronald Reagan, George W. Bush và Obama - đã làm như vậy ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nếu Washington quá thường xuyên xử dụng quyền lực của mình để đạt được những lợi nhuận có tính tư lợi hẹp hòi, chứ không nhằm bảo vệ và thúc đẩy hệ thống như một toàn thể, nó sẽ lao vào một nguy cơ thực sự, làm xói mòn tính hợp pháp của cả sự lãnh đạo của nó lẫn trật tự hiện có.


Một nhà máy lụa ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, tháng Bảy năm 2013.China Daily / REUTERS
 Thứ hai, Mỹ sẽ ngày càng bị cám dỗ để phản ứng thái quá khi các quốc gia khác - cụ thể là Trung Quốc - xử dụng sức mạnh kinh tế đang phát triển của họ trên sân khấu thế giới. Chú ý, hầu hết các cường quốc đang lên gần đây, trong đó có Đức, Nhật Bản, và Liên Xô, đã có quân sự mạnh hơn kinh tế. Trung Quốc, ngược lại, sẽ với hàng thập kỷ kinh tế mạnh hơn quân sự. Đây là một điều tốt, vì những thách thức quân sự đối với trật tự toàn cầu có thể trở thành xấu đi một cách nhanh chóng. Nhưng nó có nghĩa là, thay vào đó, Trung Quốc sẽ bị vướng vào những thách thức kinh tế, và những điều này sẽ cần phải được xử lý một cách khôn ngoan. Hầu hết các nỗ lực của Trung Quốc dọc theo những xu hướng này sẽ có khả năng liên quan đến việc thay đổi nhỏ, hoặc chỉ ở vẻ ngoài đối với trật tự hiện có, điều này quan trọng trong việc đánh bóng uy tín của Bắc Kinh chứ không đe dọa đến các thỏa thuận hoặc các nguyên tắc cơ bản của trật tự. Washington cần phải đáp ứng những điều này một cách trang nhã và với sự độ lượng, cần nhận ra rằng việc trả một mức giá khiêm tốn nhất cho sự tích hợp Bắc Kinh ở trong trật tự, tốt hơn là mạo hiểm gây ra một thách thức cơ bản hơn đối với cấu trúc đại thể.

Các cuộc cãi lộn ầm ĩ mới đây về Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là một ví dụ điển hình về cách ứng xử không đàng hoàng. Trung Quốc đề xuất AIIB vào năm 2013 như một phương tiện để củng cố vị thế của mình và cung cấp đầu tư hạ tầng ở châu Á. Mặc dù tiêu chí của nó đối với các khoản vay có thể hóa ra ít mang tính xây dựng hơn mong muốn, nó không có khả năng làm tổn hại lớn đến khu vực hoặc làm suy yếu cấu trúc nền kinh tế toàn cầu. Và lúc ấy Hoa Kỳ phản ứng bằng cách tung ra một chiến dịch ngoại giao công khai để ngăn cản các đồng minh của nó tham gia. Họ bỏ qua việc phản đối của Mỹ và đã háo hức đăng ký . Bằng sự chống đối mang tính phản xạ đối với cả sáng kiến mang tính xây dựng tương đối của Trung Quốc lẫn sự tham gia từ các đồng minh của mình, Washington đã tạo ra một cuộc chiến không cần thiết với tổng bằng không, mà đã kết thúc trong một thất bại ngoại giao nhục nhã. (Một thất bại bởi Quốc hội Mỹ thông qua quyền đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong khi đó, sẽ là một thất bại thậm chí lớn hơn, dẫn đến câu hỏi nghiêm trọng ở nước ngoài về sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.)

Thứ ba, Hoa Kỳ vẫn sẽ phải đối mặt với sự cám dỗ mà luôn luôn đi kèm với quyền lực, can thiệp vào những nơi mà lợi ích quốc gia cốt lõi của nó là không ở trong cuộc (hoặc mở rộng định nghĩa về lợi ích quốc gia cốt lõi nhiều đến nổi trở thành khái niệm rỗng). Sự cám dỗ đó có thể tồn tại ở trong một cuộc đấu tranh của siêu cường - Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam trong thời chiến tranh lạnh, cũng như Liên Xô ở Afghanistan - và ngày hôm nay nó tồn tại rõ ràng, tại một thời điểm mà Hoa Kỳ không có đối thủ ngang hàng . Obama đã cẩn thận bảo vệ chống lại sự cám dỗ này. Ông lãnh đủ nhiều chỉ trích vì sự nâng cao nhận thức "Đừng làm những thứ ngu ngốc", một câu châm ngôn của đại chiến lược. Nhưng nếu làm những thứ ngu ngốc báo trước khả năng của Hoa Kỳ trong việc duy trì đại chiến lược và sự hiện diện liên quan trên toàn cầu, sau đó ông đã có một điểm. Mặc dù, vắng mặt, là một hệ quả tất yếu: "Luôn nhìn vào quả bóng" .Và trong gần bảy thập kỷ, điều đó có nghĩa là Washington tiếp tục sứ mệnh cốt lõi của nó trong việc cổ vũ sự ổn định ở các vùng trọng điểm và giữ cho nền kinh tế toàn cầu hoạt động rộng rải hơn.

Cuối cùng, Washington cần phải tránh tư thế quân sự quá hung hăng ngay cả khi lợi ích cốt lõi đang bị đe dọa, chẳng hạn như với lập trường ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở ngoại vi của nó. Đúng là khả năng "chống tiếp cận / khắc chế khu vực" của Bắc Kinh đã gia tăng đáng kể cái giá phải trả và rủi ro cho hoạt động của máy bay và tàu trên mặt biển của Mỹ (nhưng không phải tàu ngầm) gần Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Washington nên đáp trả như thế nào đối với khả năng quân sự địa phương mới phát hiện của Bắc Kinh, phụ thuộc vào những gì là các mục tiêu chiến lược của Washington. Để lấy lại tất cả các hoạt động quân sự tự do mà Mỹ đã thừa hưởng trong sự thống trị phi thường của nó suốt những năm 1990 quả thật là khó khăn, và các hành động không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu trong tương lai. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của Washington bị giới hạn nhiều hơn - việc bảo đảm cho các đồng minh khu vực và duy trì một thể chế và trật tự kinh tế thuận lợi - thách thức cần phải được quản lý sau đó.

Ví dụ, bằng việc áp dụng chiến lược khắc chế khu vực riêng của mình, Hoa Kỳ vẫn có thể ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc và bảo vệ đồng minh của Mỹ bất kể sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Không giống như học thuyết gây nhiều bàn luận "Hải-Không Chiến", đáp trả cho một cuộc xung đột ở Thái Bình Dương, cách tiếp cận này sẽ không hình dung được sự leo thang nhanh chóng của kẻ thù khi nhắm tấn công vào lục địa Trung Quốc. Thay vào đó, chiến lược khắc chế khu vực được thiết kế để ngăn chặn khả năng của Trung Quốc trong một cuộc xung đột xảy ra bên trong những gì thường được gọi là " chuỗi đảo thứ nhất ", bao gồm các hòn đảo của Nhật Bản, Philippines và Đài Loan. Theo chiến lược này, Hoa Kỳ và các đồng minh của nó sẽ xử dụng sự kết hợp những khả năng giống nhau, chẳng hạn như mìn và tên lửa chống tàu di động - mà chính Trung Quốc đã xử dụng để đẩy tàu mặt nổi và máy bay của Mỹ cách khỏi bờ biển của họ. Và nó có thể giành lại ưu thế và buộc Trung Quốc phải cạnh tranh trong những lĩnh vực mà nó còn rất yếu, đáng chú ý nhất, chiến tranh dưới mặt biển.

Những tiền đề của một chiến lược như vậy là điều mà ngay cả khi Trung Quốc có thể khắc chế lực lượng tàu nổi và máy bay của Mỹ truy cập vào khu vực gần bờ biển của nó, Trung Quốc sẽ không thể xử dụng không gian đó như là một bệ phóng để phóng chiếu sức mạnh quân sự xa hơn trong một cuộc xung đột. Vùng ven biển của Trung Quốc, trong kịch bản này, sẽ biến thành một loại biển không có người, ở đó nhà nước cũng không thể làm được gì nhiều để xử dụng tàu nổi mặt nước hay máy bay. Đây là một khoảng cách xa so với tình hình mà đã chiếm ưu thế trong những năm 1990, khi Trung Quốc không thể ngăn chặn sức mạnh quân sự hàng đầu của thế giới tự do, truy cập vào không phận và đại dương của nó, cho chí đến biên giới lãnh thổ của nó. Nhưng sự thay đổi cần phải được đặt trong quan điểm: nó chỉ là kết quả tự nhiên sau khi chi tiêu hàng chục tỉ USD trong các thập kỷ qua, Trung Quốc đã bắt đầu đảo ngược tổn thương bất thường này, điều mà Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận cho chính nó.

Trong khi chiến lược khắc chế khu vực này giúp giải quyết một vấn đề lâu dài, nó sẽ không làm gì nhiều để giải quyết các thách thức trực tiếp nhất từ ​​Trung Quốc: các cơ sở quân sự mà nó đang đều đều xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển Đông. Không có câu trả lời dễ dàng, nhưng Washington nên tránh một phản ứng quá hung hăng , có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột. Sau hết, người ta có thể cho rằng, các hòn đảo nhỏ nhoi, sơ hở này không làm cho cán cân quân sự tổng thể thay đổi, vì chúng sẽ không thể được bảo vệ trong một cuộc xung đột. Sự quyết đoán của Trung Quốc thậm chí có thể bị phản tác dụng. Năm ngoái, Philippines - với các đảo thực sự có những phương tiện nền tảng cực kỳ giá trị - chào đón quân đội Mỹ trở lại bờ biển của nó sau 24 năm vắng bóng. Và Hoa Kỳ hiện nay đang đàm phán cho căn cứ máy bay ném bom tầm xa ở Úc.

Cho đến nay, chính quyền Obama đã chọn thực hiện cái gọi là hoạt động tự do hàng hải để tranh cãi về những khiếu nại hàng hải của Trung Quốc. Nhưng khi nhà lãnh đạo hình thành phần lớn lệnh thi hành, Hoa Kỳ lại có nhiều mũi tên khác trong ống tên của nó. Để đánh giá gánh nặng của sự leo thang về vấn đề Trung Quốc, Hoa-Kỳ - hoặc, thậm chí tốt hơn, đồng minh của nó - có thể đọc lướt qua một trang trong các cuốn sách giải trí của Trung Quốc và xem lại đoạn đường dốc nối với hành trình nghiên cứu bán chính thức trong khu vực. Một tài sản khác mà Washington có là luật pháp quốc tế. Áp lực đang thúc đẩy Trung Quốc đệ trình các tranh chấp lãnh thổ của nó để phân xử tại các tòa án quốc tế, và nếu Bắc Kinh tiếp tục cưỡng lại việc làm như vậy, nó sẽ mất đi tính hợp pháp và có thể tìm thấy chính nó là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt và những sự trừng phạt ngoại giao khác. Và nếu Bắc Kinh cố gắng bòn rút những lợi ích kinh tế từ các khu vực tranh chấp, Washington có thể gặp thuận lợi trong quá trình đi theo theo xu hướng chiến lược trừng phạt cân xứng, mà nó đã giúp làm một phần trong Tổ chức Thương mại Thế giới: hảy để cho Tòa án Trọng tài Thường trực, ở The Hague, xác định các lợi ích có được từ các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc, đặt ra một giá biểu tạm thời trên hàng xuất khẩu của Trung Quốc để thu thập chính xác hoa lợi của nó nhiều cở nào, trong khi những tuyên bố chủ quyền đang bị xét xử, và sau đó phát tán chúng một khi vấn đề được giải quyết trước Tòa án Công lý Quốc tế. Dù phương pháp nào được thông qua, những gì quan trọng đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ không phải là bản thân các hòn đảo hoặc bản chất tự tính của các yêu sách chủ quyền, mà là những gì mà các hành động khiêu khích này làm cho trật tự lệch lạc hơn.

Mặc dù Trung Quốc có thể "đặt ra vấn đề mà không bắt kịp được," theo lời của nhà khoa học chính trị Thomas Christensen , phương pháp dưới cùng là rằng vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ cung cấp cho nó khả năng cơ động. Điều quan trọng là khai thác lợi thế của việc đứng vào thế phòng thủ: như một số đông các nhà tư tưởng chiến lược đã chỉ ra, thách thức một hiện trạng ổn định là rất khó làm.

HẢY HIỂU CHÍNH BẠN

Bất chấp sự đi lên của Trung Quốc, vị trí siêu cường của Hoa Kỳ vẫn an toàn hơn so với các bình luận gần đây mà sẽ có một ai đó tin tưởng - rất an toàn, trên thực tế - rằng đe dọa chính đối với sức mạnh ưu việt của thế giới được cho là đã hình thành. Khi sự thống trị của Mỹ giảm sút một chút so với mức đỉnh ở hai thập kỷ trước, Washington có thể bị cám dỗ để phản ứng ngăn cản một cách thái quá, trong việc chống lại và quản lý thế giới một cách nặng nề, bằng cách hoặc là 'đá bất ngờ' hay là lui về nhà - hoặc bằng cách từ bỏ tính kiên nhẫn và phương pháp tiếp cận mang tính xây dựng, mà đã từng là cốt lõi trong đại chiến lược của nó qua nhiều thập kỷ. Đây sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Đại chiến lược ấy đã có nhiều thành công và có lợi ích hơn so với hầu hết mọi người nhận ra, vì chúng được cho là thành tựu to lớn và quan trọng bậc nhất , ngăn ngừa sự xuất hiện của một thế giới có quá ít sự thoải mái.

Tạo ra một lực đẩy mù quáng nhằm xây thành đắp lủy chắc chắn sẽ hứa hẹn một tai nạn bất ngờ khác như cuộc chiến tại Iraq. Nước Mỹ từ đó cho đến nay đã vượt xa thảm họa ấy với vị thế toàn cầu, vẫn còn là một minh chứng cho vị thế siêu cường của nó mạnh mẽ như thế nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách có thể tạo ra những sai lầm ngớ ngẩn mà không bị trừng phạt. Trong một thế giới, mà trong đó Hoa Kỳ vẫn giữ được tính ưu việt quân sự áp đảo của nó khi sự thống trị kinh tế của nó trượt chân, sự cám dỗ để phản ứng với các mối đe dọa nhận thấy được sẽ gia tăng - thậm chí là, sai số về cái giá phải trả do thiếu tỉnh táo dẫn đến những sai lầm, sẽ co lại. Bất kể những gì đang được nói trên chiến dịch tranh cử ở những ngày này, Hoa Kỳ hầu như không ở trong tình trạng nguy hiểm bất thường trên toàn cầu. Nhưng cũng không phải là vị thế của nó an toàn đến nổi mà những chính sách vô trách nhiệm của tổng thống kế tiếp sẽ không gặp những thiệt hại.

STEPHEN G. BROOKS là Phó Giáo sư môn Chính trị học tại Đại học Dartmouth. WILLIAM C. WOHLFORTH là Giáo sư môn Chính trị học tại Đại học Dartmouth. Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách sắp tới của họ : Vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 (Oxford University Press, 2016).

Phần trước


--------------------------------------------|||-----------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.