So sánh sự chuyển hướng của Mỹ đối với Việt Nam và Myanmar
Những khác biệt nổi bật rõ ràng trong sự chuyển hướng của Mỹ đối với Việt Nam và Myanmar
David I. Steinberg - 29, tháng Năm, 2016 . Theo Nikkei Asian Review
Trần H Sa lược dịch
Trong chuyến đi vừa hoàn thành của mình đến châu Á, Tổng thống Barack Obama đã công bố tại Hà Nội rằng ông chấm dứt lệnh cấm vận đã có hàng thập niên trong việc bán vũ khí của Mỹ cho Việt Nam, một trong những tàn tích cuối cùng trong chính sách khu vực của Chiến tranh Lạnh.
Mặc dù ông đã phủ nhận rằng sự thay đổi này là một phần cố ý nằm trong bất kỳ chính sách "ngăn chặn" nào , như Trung Quốc đã buộc tội, chắc chắn Bắc Kinh giải thích nó như vậy. Khi những ganh đua trên các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ xung đột ở Biển Đông tiếp tục làm bận tâm Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam ; việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí đã được nhìn thấy bởi một số quốc gia như là một yếu tố thêm nữa trong "xoay trục" của Obama - điều mà đã được thiết kế, như là chính sách của Mỹ đã từng có qua một thế kỷ rưỡi nay, nhằm ngăn chặn sự nổi lên của bất cứ quyền lực bá chủ nào trong khu vực Đông Á.
Bất chấp cuộc gặp gở của Obama với một số người ủng hộ nhân quyền ở Việt Nam, một số người ủng hộ nhân quyền ở nước ngoài đã phản đối điều mới mẻ này, xem nó như là một sự cho phép chế độ Hà Nội biện hộ cho một sự cai trị phi dân chủ, độc tài cộng sản, và từ chối các nhân tố quan trọng của tự do ngôn luận, tự do hội họp, và các quyền khác của con người. Thật vậy, ít nhất có một người được xếp đặt gặp Obama tại Hà Nội đã bị bắt trước khi cuộc gặp gở có thể xảy ra.
Tổng thống Mỹ kêu gọi quyền tự do được nhiều hơn ở Việt Nam, cho rằng nó sẽ tăng cường sự ổn định trong đất nước. Nhưng Việt Nam, có lẽ vượt quá cả Lào và Brunei, được cho là nhà nước ít dân chủ nhất trong tất cả các nước Đông Nam Á, bất kể tăng trưởng kinh tế ấn tượng của nó.
Thậm chí cách đây sáu hoặc nhiều năm trước, cái vinh dự đáng ngờ đó ( thiếu dân chủ, nd ) có lẽ đã dành cho Myanmar. Tuy nhiên, kể từ đó, những thay đổi mà đã cuốn hút bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà nắm quyền thì hết sức đặc biệt. Mặc dù phe quân đội của Myanmar vẫn giữ được quyền lực khá lớn lao qua các quy định của hiến pháp mà đã được ban hành trong năm 2008, đất nước bây giờ có một đảng đối lập kiểm soát cơ quan lập pháp, với gần 90% ghế đại biểu trong toàn thể nội các.
Trong khi bà bị chặn không cho đóng vai trò tổng thống bởi hiến pháp do quân đội đở đầu, bà Aung San Suu Kyi, người được giải Nobel và là biểu tượng nổi bật của dân chủ, làm cố vấn nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Phủ Tổng thống. Là cố vấn nhà nước, bà đứng trên hai Phó Tổng thống và tổng tư lệnh quân đội, và chỉ dưới tổng thống, người mà cá nhân bà đã chọn như là một hầu cận trung thành. Báo chí hầu như được tự do, các đảng đối lập được tồn tại, và mặc dù một số bất thường trong nhân quyền tất nhiên vẫn tiếp tục, sự cai trị đã được chuyển đổi. Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển đang cầm quyền được quân đội hậu thuẩn bị đánh bại hoàn toàn, trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào năm 2015; đa nguyên chính trị vẫn sống sót.
Sự tương phản giữa Myanmar và Việt Nam thì rỏ ràng đơn giản hơn nhiều; thật đáng buồn cười. Vào giữa tháng Năm, Nhà Trắng công bố báo cáo hàng năm của mình rằng Myanmar (vẫn được gọi là Miến Điện trong thông báo) là một mối đe dọa đối với an ninh và chính sách đối ngoại của Mỹ, điều mà bắt buộc mỗi năm, nếu những phê chuẩn mang tính hành chính vẫn còn thì sẽ vẫn bị duy trì. Quân đội bán (!) và đào tạo gần như tất cả, cũng như các chương trình viện trợ kinh tế và chống ma tuý ở Myanmar, tất cả đã bị ngăn chặn từ khi các cuộc biểu tình và các cuộc đảo chính quân sự xảy ra sau năm 1988 nhằm thay thế một chính phủ xã hội chủ nghĩa quân phiệt vớ vẫn. Việc đào tạo quân đội bị hạn chế gay gắt, và các biện pháp chế tài - mặc dù đã cắt bớt một cách rộng rãi - vẫn còn tồn tại chống lại các cá nhân thuộc quân đội, các tổ chức do quân đội điều hành và những người khác có liên hệ với các doanh nghiệp do quân đội quản lý. Quốc hội Mỹ đã xây dựng vào năm 2015 những hạn chế ngân sách khác nhau của Mỹ, chống lại hầu hết việc đào tạo và viện trợ quân sự cho Myanmar (trong khi khuyến khích sự giao tiếp liên quân), và bao gồm các yêu cầu báo cáo rộng rãi về chương trình viện trợ của họ và về bất kỳ thay đổi nào được đề nghị cho các chương trình song phương.
Các biện pháp chế tài hóc búa
Người ta có thể đã nghĩ rằng bà Aung San Suu Kyi - người nắm được Quốc hội phục tùng mình và là người, cho đến khi chính quyền Obama, về cơ bản đã kiểm soát được chính sách của Mỹ đối với Myanmar - đã có thể kêu gọi việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt. Làm được như vậy sẽ cung cấp một cơ hội để cả hai phát triển sự tin tưởng với quân đội, một yếu tố không từng có, khác thường trong quá khứ ; và hỗ trợ cho chương trình phát triển kinh tế của mình. Bà đã không làm như vậy, nhưng bà ấy cần hợp tác với quân đội để cai trị và cải thiện những điều kiện trong đất nước.
Một bước nhỏ hướng tới mục tiêu ấy là có thể tán thành một chương trình huấn luyện quân sự của Mỹ, trong đó nhiều thành viên của các lực lượng vũ trang muốn được phục chức. Bằng sự khiếm diện, Trung Quốc đã nắm giử (tổ chức) hai phần ba trên tổng số các binh sĩ Myanmar và cán bộ , những người được đào tạo ở nước ngoài kể từ năm 1990, chiếm 615 người trong 942 nhân viên quân sự, những người được đào tạo ở nước ngoài chỉ riêng giửa năm 1990 và 1999, theo tác giả và học giả Maung Aung Myoe. Việc xây dựng lòng tin dân sự -quân sự như vậy là một yếu tố thiết yếu của một quá trình chuyển đổi lâu dài và đã thành công từ sự cai trị của quân đội trở thành sự cai trị của dân sự ở Myanmar, và là giải pháp trong ngắn hạn cho cuộc xung đột sắc tộc nội bộ mà đã tàn phá đất nước trong nhiều thập kỷ. Sự yên bình trên vấn đề dân tộc là điều cốt yếu để ổn định nhà nước, nhưng đã từng được chứng tỏ đó là một mục tiêu khó nắm bắt kể từ khi độc lập vào năm 1948.
Phải chăng sự khác biệt này trong chính sách, đơn giản chỉ vì Myanmar không ở trong vùng cận duyên dọc theo Biển Đông? Trung Quốc cũng đã quan tâm đến sự cải thiện được dàn xếp một cách cẩn thận của chính quyền Obama trong quan hệ với Myanmar, như một phần trong những nỗ lực ngăn chặn của Mỹ, tuyên bố trên tờ báo Global Times do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, rằng, Mỹ đã "phá hoại thành lủy [của Trung Quốc] ở Myanmar." Trung Quốc, nhiều hơn Hoa Kỳ, nhận thức một sự cạnh tranh ở Myanmar thì ít rõ ràng hơn, so với một cuộc đối đầu tiềm năng ở Biển Đông, nhưng dường như vẫn quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng hay sự có mặt của quân đội Mỹ, dọc theo bất kỳ biên giới nào của nó - hoặc tại Myanmar hoặc với Bắc Triều Tiên.
Quân đội đã lãnh đạo Myanmar trực tiếp hoặc gián tiếp trong hầu hết thời gian kể từ khi độc lập. Bất kể loại chính quyền gì đang nắm quyền lực, ảnh hưởng của nó trong xã hội đó sẽ tiếp tục có ảnh hưởng sâu rộng. Mỹ nên xem xét lại quan điểm của nó trên các mối quan hệ với quân đội Myanmar, đặc biệt là đào tạo quân sự và có lẽ cuối cùng là việc cung cấp một số loại thiết bị. Nói rộng hơn, cần xem xét một cách cẩn thận, như thế nào là sự phát triển của một quốc gia ổn định, thống nhất, dân chủ và có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, những động thái như vậy sẽ đòi hỏi rằng bà Aung San Suu Kyi phải thừa nhận chúng là lợi ích của đất nước mình. Sự thừa nhận đó hiện đang được thử nghiệm.
David I. Steinberg là giáo sư danh dự của Học viện Nghiên cứu Châu Á, Đại học Georgetown, và là học giả thỉnh giảng, Trường Nghiên cứu Quốc tế nâng cao, Đại học Johns Hopkins.
-------------------------------------------|||-----------------------------------------------
![]() |
Bà cố vấn nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi đến trụ sở quốc hội tại Naypyitaw vào ngày 08 tháng hai 2016 |
Trần H Sa lược dịch
Trong chuyến đi vừa hoàn thành của mình đến châu Á, Tổng thống Barack Obama đã công bố tại Hà Nội rằng ông chấm dứt lệnh cấm vận đã có hàng thập niên trong việc bán vũ khí của Mỹ cho Việt Nam, một trong những tàn tích cuối cùng trong chính sách khu vực của Chiến tranh Lạnh.
Mặc dù ông đã phủ nhận rằng sự thay đổi này là một phần cố ý nằm trong bất kỳ chính sách "ngăn chặn" nào , như Trung Quốc đã buộc tội, chắc chắn Bắc Kinh giải thích nó như vậy. Khi những ganh đua trên các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ xung đột ở Biển Đông tiếp tục làm bận tâm Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam ; việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí đã được nhìn thấy bởi một số quốc gia như là một yếu tố thêm nữa trong "xoay trục" của Obama - điều mà đã được thiết kế, như là chính sách của Mỹ đã từng có qua một thế kỷ rưỡi nay, nhằm ngăn chặn sự nổi lên của bất cứ quyền lực bá chủ nào trong khu vực Đông Á.
Bất chấp cuộc gặp gở của Obama với một số người ủng hộ nhân quyền ở Việt Nam, một số người ủng hộ nhân quyền ở nước ngoài đã phản đối điều mới mẻ này, xem nó như là một sự cho phép chế độ Hà Nội biện hộ cho một sự cai trị phi dân chủ, độc tài cộng sản, và từ chối các nhân tố quan trọng của tự do ngôn luận, tự do hội họp, và các quyền khác của con người. Thật vậy, ít nhất có một người được xếp đặt gặp Obama tại Hà Nội đã bị bắt trước khi cuộc gặp gở có thể xảy ra.
Tổng thống Mỹ kêu gọi quyền tự do được nhiều hơn ở Việt Nam, cho rằng nó sẽ tăng cường sự ổn định trong đất nước. Nhưng Việt Nam, có lẽ vượt quá cả Lào và Brunei, được cho là nhà nước ít dân chủ nhất trong tất cả các nước Đông Nam Á, bất kể tăng trưởng kinh tế ấn tượng của nó.
Thậm chí cách đây sáu hoặc nhiều năm trước, cái vinh dự đáng ngờ đó ( thiếu dân chủ, nd ) có lẽ đã dành cho Myanmar. Tuy nhiên, kể từ đó, những thay đổi mà đã cuốn hút bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà nắm quyền thì hết sức đặc biệt. Mặc dù phe quân đội của Myanmar vẫn giữ được quyền lực khá lớn lao qua các quy định của hiến pháp mà đã được ban hành trong năm 2008, đất nước bây giờ có một đảng đối lập kiểm soát cơ quan lập pháp, với gần 90% ghế đại biểu trong toàn thể nội các.
Trong khi bà bị chặn không cho đóng vai trò tổng thống bởi hiến pháp do quân đội đở đầu, bà Aung San Suu Kyi, người được giải Nobel và là biểu tượng nổi bật của dân chủ, làm cố vấn nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Phủ Tổng thống. Là cố vấn nhà nước, bà đứng trên hai Phó Tổng thống và tổng tư lệnh quân đội, và chỉ dưới tổng thống, người mà cá nhân bà đã chọn như là một hầu cận trung thành. Báo chí hầu như được tự do, các đảng đối lập được tồn tại, và mặc dù một số bất thường trong nhân quyền tất nhiên vẫn tiếp tục, sự cai trị đã được chuyển đổi. Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển đang cầm quyền được quân đội hậu thuẩn bị đánh bại hoàn toàn, trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào năm 2015; đa nguyên chính trị vẫn sống sót.
Sự tương phản giữa Myanmar và Việt Nam thì rỏ ràng đơn giản hơn nhiều; thật đáng buồn cười. Vào giữa tháng Năm, Nhà Trắng công bố báo cáo hàng năm của mình rằng Myanmar (vẫn được gọi là Miến Điện trong thông báo) là một mối đe dọa đối với an ninh và chính sách đối ngoại của Mỹ, điều mà bắt buộc mỗi năm, nếu những phê chuẩn mang tính hành chính vẫn còn thì sẽ vẫn bị duy trì. Quân đội bán (!) và đào tạo gần như tất cả, cũng như các chương trình viện trợ kinh tế và chống ma tuý ở Myanmar, tất cả đã bị ngăn chặn từ khi các cuộc biểu tình và các cuộc đảo chính quân sự xảy ra sau năm 1988 nhằm thay thế một chính phủ xã hội chủ nghĩa quân phiệt vớ vẫn. Việc đào tạo quân đội bị hạn chế gay gắt, và các biện pháp chế tài - mặc dù đã cắt bớt một cách rộng rãi - vẫn còn tồn tại chống lại các cá nhân thuộc quân đội, các tổ chức do quân đội điều hành và những người khác có liên hệ với các doanh nghiệp do quân đội quản lý. Quốc hội Mỹ đã xây dựng vào năm 2015 những hạn chế ngân sách khác nhau của Mỹ, chống lại hầu hết việc đào tạo và viện trợ quân sự cho Myanmar (trong khi khuyến khích sự giao tiếp liên quân), và bao gồm các yêu cầu báo cáo rộng rãi về chương trình viện trợ của họ và về bất kỳ thay đổi nào được đề nghị cho các chương trình song phương.
Các biện pháp chế tài hóc búa
Người ta có thể đã nghĩ rằng bà Aung San Suu Kyi - người nắm được Quốc hội phục tùng mình và là người, cho đến khi chính quyền Obama, về cơ bản đã kiểm soát được chính sách của Mỹ đối với Myanmar - đã có thể kêu gọi việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt. Làm được như vậy sẽ cung cấp một cơ hội để cả hai phát triển sự tin tưởng với quân đội, một yếu tố không từng có, khác thường trong quá khứ ; và hỗ trợ cho chương trình phát triển kinh tế của mình. Bà đã không làm như vậy, nhưng bà ấy cần hợp tác với quân đội để cai trị và cải thiện những điều kiện trong đất nước.
Một bước nhỏ hướng tới mục tiêu ấy là có thể tán thành một chương trình huấn luyện quân sự của Mỹ, trong đó nhiều thành viên của các lực lượng vũ trang muốn được phục chức. Bằng sự khiếm diện, Trung Quốc đã nắm giử (tổ chức) hai phần ba trên tổng số các binh sĩ Myanmar và cán bộ , những người được đào tạo ở nước ngoài kể từ năm 1990, chiếm 615 người trong 942 nhân viên quân sự, những người được đào tạo ở nước ngoài chỉ riêng giửa năm 1990 và 1999, theo tác giả và học giả Maung Aung Myoe. Việc xây dựng lòng tin dân sự -quân sự như vậy là một yếu tố thiết yếu của một quá trình chuyển đổi lâu dài và đã thành công từ sự cai trị của quân đội trở thành sự cai trị của dân sự ở Myanmar, và là giải pháp trong ngắn hạn cho cuộc xung đột sắc tộc nội bộ mà đã tàn phá đất nước trong nhiều thập kỷ. Sự yên bình trên vấn đề dân tộc là điều cốt yếu để ổn định nhà nước, nhưng đã từng được chứng tỏ đó là một mục tiêu khó nắm bắt kể từ khi độc lập vào năm 1948.
Phải chăng sự khác biệt này trong chính sách, đơn giản chỉ vì Myanmar không ở trong vùng cận duyên dọc theo Biển Đông? Trung Quốc cũng đã quan tâm đến sự cải thiện được dàn xếp một cách cẩn thận của chính quyền Obama trong quan hệ với Myanmar, như một phần trong những nỗ lực ngăn chặn của Mỹ, tuyên bố trên tờ báo Global Times do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, rằng, Mỹ đã "phá hoại thành lủy [của Trung Quốc] ở Myanmar." Trung Quốc, nhiều hơn Hoa Kỳ, nhận thức một sự cạnh tranh ở Myanmar thì ít rõ ràng hơn, so với một cuộc đối đầu tiềm năng ở Biển Đông, nhưng dường như vẫn quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng hay sự có mặt của quân đội Mỹ, dọc theo bất kỳ biên giới nào của nó - hoặc tại Myanmar hoặc với Bắc Triều Tiên.
Quân đội đã lãnh đạo Myanmar trực tiếp hoặc gián tiếp trong hầu hết thời gian kể từ khi độc lập. Bất kể loại chính quyền gì đang nắm quyền lực, ảnh hưởng của nó trong xã hội đó sẽ tiếp tục có ảnh hưởng sâu rộng. Mỹ nên xem xét lại quan điểm của nó trên các mối quan hệ với quân đội Myanmar, đặc biệt là đào tạo quân sự và có lẽ cuối cùng là việc cung cấp một số loại thiết bị. Nói rộng hơn, cần xem xét một cách cẩn thận, như thế nào là sự phát triển của một quốc gia ổn định, thống nhất, dân chủ và có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, những động thái như vậy sẽ đòi hỏi rằng bà Aung San Suu Kyi phải thừa nhận chúng là lợi ích của đất nước mình. Sự thừa nhận đó hiện đang được thử nghiệm.
