Tác động đến một nơi khác


Tổng thống Mỹ dùng con bài Việt Nam



27 Tháng Năm 2016 | SINGAPORE | Theo The Economist

Trần H Sa lược dịch

Tổng thống BARACK OBAMA không lừa được ai trong tuần này khi, công bố rằng nước Mỹ dở bỏ lệnh cấm vận của họ trong việc bán vũ khí cho Việt Nam, ông phủ nhận rằng quyết định này là "căn cứ vào Trung Quốc hay bất kỳ suy nghỉ nào khác". Đó là một lời nói dối lịch thiệp, nhằm miêu tả động thái này chỉ đơn thuần là một phần của nhiệm vụ xây dựng di sản của ông Obama, là hòa giải với các kẻ thù trong lịch sử, những ngày sau đó sẽ được tiếp theo bằng một chuyến thăm lịch sử tới Hiroshima, địa điểm bị Mỹ ném bom nguyên tử. Nhưng tại một thời điểm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam là một trong những nước đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, chính sách của Mỹ buộc phải được nhìn thấy trong một bối cảnh khác. Tiêu đề trong Global Times , một tờ báo ồn ào của Trung Quốc, viết đơn giản: "Washington xử dụng kẻ thù quá khứ để chống Trung Quốc".

Tổng thống Mỹ đã đưa ra thông báo của mình sau một vài giờ trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam, sau một cuộc họp với chủ tịch mới của đất nước, Trần Đại Quang, tại Hà Nội. Sự nhiệt tình chính thức đã được phản ảnh trong các đám đông dày đặc trên các đường phố ở thủ đô và thành phố Hồ Chí Minh chào đón ông Obama, người có chuyến thăm từ ngày 23 đến 25 tháng Năm và là người thứ ba của lãnh đạo Mỹ đến Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Quyền lực nổi trội của ông tương phản với sự thờ ơ của phần lớn người Việt dành cho các đảng viên khắc nghiệt của Đảng Cộng sản cầm quyền. Người dân địa phương tại Hà Nội trố mắt nhìn ông Obama ăn bún chả ngon lành, một bữa ăn rẻ tiền với thịt heo nướng và bún gạo mua từ một gian hàng trên đường phố.

Sự kết thúc lệnh cấm vận vũ khí sẽ có ít tác động ngay lập tức. Mỹ đã hai lần nới lỏng nó, lần đầu tiên vào năm 2007 và một lần nữa vào năm 2014, cho phép bán các tàu tuần tra cần thiết. Sẽ mất nhiều năm cho Việt Nam, vốn thiếu tiền mặt và phần lớn phụ thuộc vào vũ khí của Nga, để tích hợp phần cứng của Mỹ. Hơn nữa, vũ khí bán cho Việt Nam (như bất cứ nơi nào khác) vẫn sẽ cần phải được phê duyệt theo từng trường hợp, và những thứ được mua đầu tiên có thể sẽ là các hệ thống tương đối vô hại, chẳng hạn như radar. Báo chí của Trung Quốc đã cảnh báo rằng nước Mỹ có nguy cơ biến khu vực này thành một "mồi lửa xung đột", nhưng các nhà ngoại giao của nó, bình thường không chậm chạp buộc tội Mỹ thổi bùng căng thẳng, đã hạ giọng. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao hoan nghênh việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, và mô tả lệnh cấm vận vũ khí như là một việc lỗi thời lập dị.

Động thái của Mỹ là một sự xoa dịu phần nào dành cho phe phái bảo thủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam đang cần sự bảo đảm. Đằng sau những nụ cười trong tuần này, họ vẫn băn khoăn rằng Mỹ nuôi dưỡng niềm hy vọng lật đổ đảng. Những kẻ có quyền thế trong chính phủ cảm thấy bị dồn nén vào tình hửu nghị với Mỹ bởi tâm lý chống Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm trong người dân Việt Nam bình thường, một số người dân tố cáo cán bộ trở nên mềm yếu trước láng giềng phương Bắc hống hách. Niềm hy vọng từ việc chấm dứt lệnh cấm vận là, cuối cùng có thể đạt được lợi thế cho các lực lượng vũ trang của Mỹ, chẳng hạn như sự trở lại Vịnh Cam Ranh, một thời từng là căn cứ hải quân Mỹ trên bờ biển phía đông nam.

Mỹ đã khẳng định trước đó rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ phụ thuộc vào sự tiến bộ của Việt Nam trên vấn đề nhân quyền, điều mà ngay cả ông Obama thừa nhận mới chỉ là "khiêm tốn". Những kẻ có máu côn đồ của chế độ thậm chí khó khăn chịu đựng một sự nhượng bộ rộng rải mang tính biểu tượng. Đảng được xem là đã nới lỏng đối với các nhà phê bình trong năm 2015, khi nó thương lượng tiếp cận với đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ đứng đầu (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do - nhưng đã trở lại tình trạng củ kể từ khi xong việc, và những lãnh đạo mới của nó, được tái tổ chức vào tháng Giêng, bao gồm một số cựu thành viên thuộc ngành công an. Chuyến đi của ông Obama đến Việt Nam trùng với một cuộc "bầu cử" quốc hội buồn cười, tự hào với 96% cử tri đi bầu, và với một cuộc đàn áp các nhà hoạt động môi trường, những người đã tụ tập tại các thành phố để phản đối về các kênh rạch và biển bị ô nhiễm . Nhà chức trách thậm chí còn phá hoại những nỗ lực của ông Obama gặp gỡ các nhà chỉ trích đảng, bằng cách giam giữ trong một thời gian ngắn, một vài nhà vận động mà tổng thống đã mời đến khách sạn của mình để trò chuyện.

Trung Quốc chơi trò "tiên hạ thủ vi cường" với Gambia (*)



Những người ũng hộ nói rằng việc cải thiện thành tích nhân quyền của Việt Nam chắc chắn là một công việc nặng nhọc lâu dài, và rằng đạt được lòng tin của chế độ là một điều kiện tiên quyết. Họ nói rằng việc bán vũ khí còn xa hơn với sự mặc cả đáng xem xét nhất của Mỹ: ví dụ, các điều khoản của Hiệp định TPP, bắt buộc Việt Nam phải bắt đầu chấp nhận những công đoàn độc lập, một cuộc cải cách có thể nới lỏng sự độc quyền của Cộng Sản trên đời sống của công chúng. Nhưng thỏa thuận đó sẽ không có ảnh hưởng nếu, có vẻ như rất có thể, Quốc hội Mỹ từ chối phê chuẩn.

Vì vậy, ông Obama với tầm nhìn dài hạn, qua đó chấp nhận hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam mang giá trị hy sinh một số nguyên tắc. Mỹ và bạn bè trong khu vực đang được báo động bởi sự mạnh mẽ của Trung Quốc ở Biển Đông - đáng chú ý là sự bùng nổ xây dựng của nó, biến những rạn đá và các rạn san hô tranh chấp thành những hòn đảo nhân tạo, ở đó cũng có thể, bất chấp sự phủ nhận của Trung Quốc, trở thành các căn cứ quân sự. Cả ngoại giao và những phô trương của Mỹ có thể đã thất bại trong việc ngăn chặn điều này.

Mỹ hiện đang có một nhóm tàu sân bay chiến đấu ở Biển Đông để nhắc nhở với thế giới về sức mạnh quân sự của mình. Để phản đối Trung Quốc, nó đã đưa tàu và máy bay đến gần các rạn đá và rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, Philippines đã thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế ở The Hague, được dự kiến ​​sẽ ra phán quyết sớm. Trung Quốc cho biết họ sẽ bỏ qua phán quyết. Tổng thống mới của Philippines, Rodrigo Duterte, đã không cho thấy rõ ràng ông sẽ phản ứng như thế nào đối với một quyết định có lợi cho đất nước mình.

Mặc dù không ai trông đợi Mỹ và Trung Quốc đi đến chiến tranh trên một số rạn đá và hải đảo nhân tạo hẻo lánh, một pha va chạm trong hay trên biển Đông vẫn là một rủi ro. Ngày 17 tháng năm, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã ngăn chặn một cách nguy hiểm một máy bay do thám của Mỹ trên vùng biển. Trung Quốc phủ nhận máy bay của họ đã làm bất cứ điều gì khiêu khích.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như quá lo lắng về hình ảnh của mình . Bộ trưởng ngoại giao của nó, Wang Yi, gần đây đã đi lưu diễn ở các nước Đông Nam Á nhỏ nhất - Brunei, Campuchia và Lào - công bố rằng Trung Quốc đã đạt được "đồng thuận" với họ về việc xử lý các tranh chấp ở vùng biển. Đây là việc báo tin cho các nước liên quan, và cảnh báo các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, những nước đã thấy một nỗ lực trắng trợn nhằm chia rẽ họ. Trung Quốc cũng vận động các nước G7 với hy vọng rằng vấn đề tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 vào ngày 27 tháng năm sau hội nghị thượng đỉnh của họ tại Nhật Bản sẽ không chửi rủa Trung Quốc trên Biển Đông. Vừa là đối tác ngoại giao mới nhất của Trung Quốc, Gambia, ở phía tây xa xôi của châu Phi đã, kỳ lạ, khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc trên biển Đông. Vì vậy, chẵng còn gì để nói tiếp theo.

_ Chú thích : Cộng hòa Gambia là một quốc gia ở Tây Châu Phi. Đây là quốc gia nhỏ nhất châu Phi trên đất liền có quan hệ với Đài Loan. Trung quốc vừa đặt quan hệ ngoại giao với Gambia như là một bước dằn mặt bà tổng thống mới của Đài Loan



----------------------------------------|||----------------------------------------




Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.