Tín hiệu thành công tại bãi cạn SCARBOROUGH ?


Hoa Kỳ có thể chỉ lặng lẽ ngăn cản Trung Quốc.

Ảnh: Không quân Mỹ chụp bởi đại úy Susan Harrington. 
ZACK COOPER VÀ JAKE DOUGLAS. 02 Tháng 5 năm 2016. Theo The War on the Rocks

Trần H Sa lược dịch

Các nhà phê bình đang xếp hàng để lên án chính quyền của Tổng thống Obama rõ ràng chậm trễ tiến hành một hoạt động tự do hàng hải lần thứ ba (FONOP) ở Biển Đông, như là một biểu hiệu của sự yếu đuối, nhưng có một trò chơi chiến lược lớn hơn đang được tiến hành, có thể giải thích quyết định của chính quyền. Nhữnh hành động đồng thời khác của Mỹ có thể ngăn cản Trung Quốc từ bỏ chiếm đoạt và khai hoang đất ở bãi cạn Scarborough, một đảo san hô đang tranh chấp cách Manila chỉ 140 dặm. Nếu giả thuyết này là đúng, chính quyền đáng được khen ngợi, không đáng chỉ trích, trước hành động có hiệu quả, đo lường từng bước để ngăn chặn sự leo thang có khả năng gây mất ổn định của Trung Quốc.

Trước khi giải thích giả thuyết này một cách chi tiết, rất cần thiết để giải thích lý do tại sao động thái của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt hoặc cải tạo bãi cạn Scarborough là rất khiêu khích . Trước tiên, Scarborough là một bộ phận bất động sản có giá trị độc nhất vô nhị (chủ yếu chìm dưới nước) . Vị trí địa lý của nó nằm cô lập một góc ở đông bắc Biển Đông, xa các nhóm đảo chính tại Trường Sa và Hoàng Sa. Nếu Trung Quốc xây dựng các cơ sở vật chất trên Scarborough giống như những thứ nó đã xây dựng trong quần đảo Trường Sa, rồi thì radar, máy bay, tên lửa hành trình của Trung Quốc và, một ngày nào đó có thể dễ dàng khống chế Manila và một số căn cứ của Philippines mà Hoa Kỳ gần đây đã đạt được quyền truy cập. Một tiền đồn ở Scarborough cũng sẽ cung cấp cho Bắc Kinh những đường băng nằm trong một " tam giác chiến lược " ở Biển Đông.

Ngoài ra, việc thiết lập một căn cứ trên bãi cạn sẽ là một sự vi phạm rõ ràng Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002, trong đó nghiêm cấm việc chiếm đóng các tính năng hiện không có người ở. Trung Quốc nắm quyền kiểm soát hành chính bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012, sau một nỗ lực thất bại của Mỹ nhằm loại bỏ sự leo thang của một bế tắc , nhưng bãi cạn đã không bị chiếm đóng bởi bất kỳ bên yêu sách nào cho đến nay. Chiếm đóng Scarborough sẽ báo hiệu rằng Trung Quốc chẵng bao giờ có ý định kết thúc một Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc với các nước láng giềng Đông Nam Á, cái quy tắc mà đã mòn mỏi trong các cuộc đàm phán 14 năm qua.

Cuối cùng, nếu nó xảy ra trong vài tháng tới, việc khai hoang đất của Trung Quốc tại Scarborough sẽ có vẻ là một cố ý thách thức đến trật tự dựa trên luật định. Các nhà quan sát đang chờ kết quả của một vụ kiện, mà Philippines đã đưa ra chống lại Trung Quốc theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trong số những phát hiện khác, Tòa án Trọng tài Thường trực có thể làm mất hiệu lực "đường chín đoạn" của Trung Quốc, với việc cải tạo đất như vậy trong khoảng thời gian quyết định, sẽ chứng minh giới hạn của luật pháp quốc tế trong việc kềm chế sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc. Với tất cả những lý do này, bãi cạn Scarborough không chỉ là một rạn san hô, mà còn là một tính năng chiến lược quan trọng. Thật vậy, ngăn chặn cải tạo đất của Trung Quốc tại Scarborough hiện nay, được nhiều người trong khu vực xem như một phép thử đối với cách giải quyết của Mỹ.

Bất chấp những lý do rõ ràng trên một lập trường mạnh mẽ của Mỹ chống lại việc cải tạo của Trung Quốc tại Scarborough, các nhà quan sát đã tìm thấy nhiều phát ngôn và hành động gần đây của chính quyền Obama trên vấn đề là " khó hiểu và gây bối rối" . Đầu năm nay, Giám đốc Điều hành Hải quân Đô đốc John Richardson công khai bày tỏ lo ngại rằng Scarborough có thể là một " khu vực có thể bị khai hoang tiếp theo" với những trích dẫn các hoạt động "khảo sát" của Trung Quốc . Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau những bình luận của Richardson, dễ thấy rằng Tổng thống Obama đã tránh nhắc đến cả việc cải tạo đất lẫn biển Đông trong bài phát biểu chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Một quan chức cao cấp Mỹ sau đó giải thích rằng Washington đang tìm cách " hạ nhiệt " ở bãi cạn Scarborough. Nhưng đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã hoãn chuyến thăm tới Trung Quốc, và nhóm tàu sân bay tấn công Stennis đã trở lại biển Đông chỉ vài ngày sau khi rời khỏi, nơi nó đã được Carter và người đồng cấp Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đến thăm rất công khai. Mặc dù Carter và các nhà lãnh đạo khác của Mỹ đã nhiều lần cam kết " bay qua, chạy thuyền, và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ", Washington sau đó báo cáo hủy bỏ một FONOP gần Mischief Reef. Trong khi đó, Không quân Thái Bình Dương của Mỹ công khai báo cáo thực hiện chuyến bay bởi bốn chiếc Warthogs A-10 "trong vùng lân cận của bãi cạn Scarborough" , nhưng Carter từ chối xác nhận chúng trước Quốc hội. Giữa những lời trách cứ này, một câu chuyện báo chí cho thấy rằng Nhà Trắng đã " bịt miệng " các nhà lãnh đạo quân sự, không nói năng đến việc chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng Đô đốc Harry Harris Tư lệnh Thái Bình Dương ngay lập tức phủ nhận tính xác thực của câu chuyện. Điều gì có thể có khả năng giải thích tất cả những thứ dường như mâu thuẫn này ?

Bốn máy bay A-10 đã thực hiện chuyến bay gần bãi cạn Scarborough. Ảnh chụp bởi đại úy Susan Harrington
Chỉ có một giả thuyết dường như kết nối được tất cả các dấu chấm lững này - và nó làm cho các hành động của chính quyền xem ra có tính chặt chẽ và chiến lược. Giải thích một cách chặt chẻ các tuyên bố công khai cho thấy rằng, từ hồi đầu năm nay các quan chức Mỹ đã nhận thức rỏ về một kế hoạch kín đáo của Trung Quốc nhằm tiến hành khai hoang ở bãi cạn Scarborough. Khoảng thời gian này, các tường trình của báo chí lưu ý rằng Đô đốc Harris đã đến Washington để thảo luận các vấn đề liên quan đến Scarborough với các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia cao cấp khác của Mỹ, ở đó dường như họ đã nghĩ ra một kế hoạch hợp lý để ngăn chặn Trung Quốc tại Scarborough. Kế hoạch này dựa trên sự chứng minh rằng không chỉ Hoa Kỳ sẽ nhượng bộ một số nguy cơ leo thang quân sự ngăn chặn khai hoang ở đó, mà Washington còn sẽ tránh áp lực công khai của công chúng và cung cấp cho Bắc Kinh một phương cách giử thể diện để tụt khỏi các bước leo thang. Ý định của Mỹ có thể đã được truyền đạt đến Trung Quốc một cách rỏ ràng, đằng sau những cánh cửa đóng kín. Kể từ đó, các tin đồn đã cuốn đi rằng áp lực này có thể thuyết phục Bắc Kinh đánh giá lại kế hoạch ban đầu của nó đối với Scarborough, ít nhất là trong thời gian này.

Nếu chuyện này là chính xác, sau đó chúng ta có một lời giải thích hợp lý cho lý do tại sao Hoa Kỳ gửi các máy bay A-10 đến Scarborough và một nhóm tàu sân bay tấn công tới Biển Đông trong khi hủy một FONOP. Rốt cuộc, trong khi các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ là tín hiệu quan trọng cho sự răn đe chung chung, chúng đã không ngăn cản được Trung Quốc từ bỏ các hoạt động khai hoang một cách cụ thể. Hơn nữa, phần lớn FONOP rất có thể, với một hoạt động gần Mischief Reef, có lẽ sẽ liên quan đến cách quản lý các hoạt động quân sự bình thường trong vòng 12 hải lý của các rạn san hô, mà ở đó có thể gây ra một phản ứng công khai nghiêm trọng từ Bắc Kinh. Mặt khác, triển khai nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ đến một tính năng tranh chấp là một động thái rất bất thường, và sự lựa chọn loại máy bay bền bỉ A-10, có thể là dấu hiệu của Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng để có một cú đánh mạnh.

Mặc dù đây là những động thái mạnh mẽ của Mỹ, chuyến bay của các A-10 gần Scarborough Shoal đáng ngạc nhiên là được thực hiện ít công khai, đặc biệt là so với những rò rỉ tin tức trước các chuyến FONOP gần đây. Tránh tranh cãi công khai với Bắc Kinh có thể là điều quan trọng để cung cấp cho Trung Quốc một con đường tránh nhằm từ bỏ việc cải tạo tại Scarborough. Một FONOP ngang qua Mischief Reef luôn luôn có thể được tiến hành ở thời điểm khác một khi căng thẳng đã giảm bớt. Trong bối cảnh đó, cái gọi là "nghi binh" trên mặt quân sự có thể đơn giản chỉ là một thỏa thuận nội bộ, nhằm tránh công khai tiết lộ kế hoạch này, hầu tối đa hóa "không gian vận động chính trị" của Bắc Kinh.

Nếu cách giải thích này về những sự việc là chính xác, theo đó chính quyền xứng đáng được tăng thêm uy tín trong việc học tập một số bài học quan trọng từ những thất bại chính sách gần đây. Đầu tiên, nó truyền đạt rõ ràng lợi ích của Mỹ trước khi hoạt động của Trung Quốc đã bắt đầu, thay vì chờ đợi một việc đã rồi của Trung Quốc. Thứ hai, nó thực hành ngay lập tức việc ngăn chặn bằng cách báo hiệu rằng " hành động cụ thể sẽ có những hậu quả cụ thể ", thay vì cố gắng chỉ dựa vào sự răn đe chung chung không có hiệu quả từ trước đến nay. Thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, Washington đã chứng minh rằng nó đã sẵn sàng để chấp nhận một số rủi ro , bằng cách đặt các lực lượng Hoa Kỳ ở gần Scarborough và các nơi khác trong khu vực, để tiến hành các hoạt động liên tục. Thứ tư, còn hơn là vẻ một làn ranh đỏ, chính quyền truyền đạt chính sách có giải thích rỏ ràng của mình một cách lặng lẽ - nói nhẹ nhàng nhưng mang theo một cây gậy lớn, trong khi vẫn bảo tồn một vài sự uyển chuyển.

Không có gì trong điều này cho thấy rằng sự cạnh tranh trên bãi cạn Scarborough là đã xong. Chỉ có thời gian sẽ trả lời, liệu Bắc Kinh cuối cùng có thúc ép về phía trước để chiếm đoạt hoặc cải tạo Scarborough hay không. Toàn bộ câu chuyện có thể không được rõ ràng trong một thời gian, nhưng sau khi các cuộc đàm phán thất bại vào năm 2012, có vẻ như Washington đã điều chỉnh chính sách của mình theo đường vòng thêm một lần thứ hai. Duy trì nguyên trạng sẽ đòi hỏi Mỹ phải tiếp tục chú ý xử dụng thể loại giống như thế này trong việc đo lường phương cách tiếp cận chiến lược. Có thể có những trao đổi căng thẳng ở phía trước, nhưng ít nhất là cho đến bây giờ, vấn đề khai hoang ở bãi cạn Scarborough vẫn là một con chó chưa từng sủa .

Zack Cooper là một thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Jake Douglas là một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).



---------------------------------------------|||------------------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.