Tranh chấp Biển Đông : Ai sẽ nhụt chí , Trung quốc hay Mỹ ?



Các vị trí tranh chấp ở biển Đông.
Panos Mourdoukoutas, 31 THÁNG 5 NĂM 2016 . Theo Forbes

Trần H Sa lược dịch

Trung Quốc và Mỹ gần đây đang ở trên một tiến trình va chạm. Đó là trong những tranh chấp Biển Đông .

Mỗi quốc gia đang gia tăng trò chơi, nâng cao cơ hội cho một "tai nạn" mà có thể gây bất ổn cho khu vực có kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tranh chấp ở Biển Đông bắt đầu như là một tranh chấp khu vực giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng của nó, nhưng đã nhanh chóng biến thành một sự đối đầu về kinh tế và có thể cả quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.

Hai năm trước, Trung Quốc gia tăng cuộc đua bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở biển Đông . Mỹ phản ứng bằng cách mở rộng sự hiện diện hải quân của mình chung quanh các đảo nhân tạo, và nâng cấp những khả năng tên lửa của mình tại Hàn Quốc.

Ban đầu, Trung Quốc giới hạn phản ứng của nó với một vài tuyên bố khó nghe về "vi phạm" luật pháp quốc tế của Mỹ , và bằng cách cố gắng tranh thủ các đồng minh ngoại giao với sáng kiến Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB ).

Tuy nhiên, bây giờ , Trung Quốc đang chuẩn bị gửi tàu ngầm hạt nhân đến khu vực này để "ngăn chặn" sự hiện diện của Hoa Kỳ.

"Tên lửa hạt nhân chiến lược là nền tảng của một sự răn đe quân sự", do đó một bài xã luận trên Global Times đã viết . "Trung Quốc đã và đang áp dụng một chiến lược 'răn đe hạt nhân hiệu quả', với đầu đạn hạt nhân ít hơn nhiều so với các cường quốc phương Tây. Ngoài ra, Trung Quốc là nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân công bố chính sách không xử dụng trước. Nó có nghĩa là răn đe hạt nhân của Trung Quốc chỉ nằm trong khả năng tấn công trả đủa. "

Rõ ràng, Trung Quốc và Mỹ đang tham gia vào những gì mà lý thuyết trò chơi gọi là "trò chơi của kẻ nhát gan", với mỗi bên gửi một thông điệp đến bên kia về những gì là khả năng chiến đấu mà họ đang có. Đến tận bây giờ.

"Răn đe hạt nhân của Trung Quốc phải thực tế và hiệu quả để đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành cho chính phủ Mỹ về các chính sách đối với Trung Quốc của nó," bài xã luận của Global Times ở trên tiếp tục. "Ngay khi bất cứ nước nào đánh giá sức mạnh của Mỹ, ngay lập tức nó sẽ nghĩ về những tàu sân bay của Mỹ và không có nguy cơ đâm đầu vào một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ."

Phải chăng có vẻ như Trung Quốc sắp sửa nhụt chí ?

Có lẽ, đúng. Trung Quốc có nhiều cái để mất hơn so với Mỹ, hai nước nên kết thúc tình trạng bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu quân sự . Điều đó sẽ đưa đến việc sắp xếp cho sự hội nhập kinh tế và tăng trưởng của khu vực.

Và có lẽ , không đúng. Không giống như Nhật Bản, Trung Quốc có một lịch sử lâu dài trong việc không hề nhân nhượng đối với sự hiện diện quân sự của nước ngoài, ngay cả khi hậu quả là tai hại cho nền kinh tế của riêng mình.

Điều đó làm gia tăng cơ hội cho một tai nạn quân sự trong khu vực, trừ phi Mỹ tìm thấy một cách sáng tạo để "nhút nhát" thoát ra khỏi cuộc chơi.



-------------------------------|||---------------------------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.