Aung San Suu Kyi, với gợi ý lãnh đạo ASEAN

ASEAN học hỏi tìm hướng đi cho một thời đại mới trong những toan tính của siêu cường.

 

Phương Nguyen. 23 Tháng Sáu 2016. Theo CSIS, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế

Trần H Sa lược dịch

Vào cuối hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc gần đây tại Côn Minh, Trung Quốc, vào ngày 13 tháng Sáu ; một cách thiếu tế nhị, Bắc Kinh đã gây áp lực lên một số thành viên ASEAN, yêu cầu họ rút lại sự hỗ trợ dành cho một thông cáo báo chí chung của ASEAN bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về những diễn biến gần đây ở Biển Đông . Sự kiện này đặt ra vấn đề căn bản về khả năng của nhóm, trong việc hòa hợp với nhau giửa những thách thức được đặt ra bởi thực tế chiến lược mới của khu vực.

Những gì xảy ra tại Côn Minh không phải là lần đầu tiên mà sự đoàn kết của ASEAN bị đưa vào thử nghiệm - và bị phá vỡ - trong những năm gần đây qua các tranh chấp ở Biển Đông. Để sang một bên bản chất hay tranh cãi các vấn đề , đã có một cảm giác thiếu vắng sự lãnh đạo đang gia tăng trong nhóm qua một thời gian.

Những nhân vật chính trị lảo thành như cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã dẫn dắt nhóm trong những năm hình thành của nó. Hôm nay không có "tiếng nói lãnh đạo xuất chúng" trong ASEAN - trích lời của cựu Ngoại trưởng Thái và là cựu tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan. Các thành viên ban đầu của ASEAN - Indonesia , Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan - đã một thời hành động vì động cơ lôi kéo các thành viên mới hơn và kém phát triển hơn theo cùng họ. Nhưng phương pháp này đã trở thành ngày càng mờ nhạt, khi mỗi quốc gia trong khu vực hay thay đổi này, đấu tranh với sự cân bằng giữa những thách thức nội bộ của mình và một loạt vấn đề luôn mở rộng, cần có sự chú ý và tập trung của ASEAN.

Những gì Bắc Kinh tìm thấy bối rối nhất trước thông cáo báo chí chung của ASEAN, là ngôn ngữ mạnh mẽ hơn bình thường của nó: "Chúng ta không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở Biển Đông vì nó là một vấn đề quan trọng trong mối quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc." Điều này cho thấy ASEAN đã nhất trí xem một biển Đông mở, hòa bình và ổn định là phù hợp với lợi ích tập thể của mình.

Lịch sử cho thấy rằng khi các nước ASEAN đồng thuận về lợi ích tập thể của mình, nhóm có thể được coi là một lực lượng đáng gờm. Đây là lý do tại sao Bắc Kinh cảm thấy bắt buộc phải xử dụng đến chiến thuật nặng tay mà nó đã làm, khuấy động sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN.

Một số người đã đặt vấn đề, tất cả những điều này có nghĩa là gì đối với vai trò của ASEAN trong tương lai, khi những căng thẳng ở Biển Đông cho thấy không có dấu hiệu dừng lại. Tại cốt lõi, là vấn đề liên quan đến sự tồn tại của loại thể thức gì trong các mối quan hệ ; ASEAN là một thực thể địa chính trị muốn hoặc cần có Trung Quốc, sức mạnh đang lên của thế giới ; hay muốn hoặc cần có Hoa Kỳ, sức mạnh đã nổi trội; trong những thập kỷ tới.

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều biết, theo bản năng, rằng họ không nên chọn bên này hay bên kia. Nhưng là một tổ chức tìm kiếm để cung cấp cho các thành viên có tiếng nói trong một đấu trường quốc tế, được hình thành bởi các cường quốc lớn, ASEAN không có câu trả lời cho vấn đề đó. Quan trọng hơn nửa, đó là khó khăn - nếu không phải là gần như không thể - việc ASEAN xác định hành động riêng của mình. Thay vào đó, tình trạng quan hệ Mỹ-Trung , và cách thức mà mỗi cường quốc tự tiến hành trong khu vực, những điều đó sẽ xác định có bao nhiêu khả năng chiến lược mà ASEAN có, để hoạt động.

Miễn là sự cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là một tính năng rõ rệt của châu Á Thái Bình Dương trong thế kỷ hai mươi mốt - các nước ASEAN có thể sẽ tiếp tục vật lộn với vấn đề này. Như ngoại trưởng Singapore, Vivian Balakhrisnan ghi nhận gần đây trong chuyến thăm Washington của ông, không có tiền lệ trong lịch sử mà ở đó, quyền lực đang lên và quyền lực đang thống trị thế giới có mối liên hệ với nhau như vậy, tạo ra sự mơ hồ hơn bao giờ hết cho những quốc gia khác về phương pháp làm thế nào để tìm hướng đi.

Giửa môi trường khu vực hay thay đổi này, thậm chí các chính phủ trong ASEAN hiện nay có nhiều kênh liên lạc và sự tập trung để đối phó với các vấn đề chiến lược cấp bách, cũng đang phải đối mặt với việc nhóm thích đóng một vai trò ở đằng sau hậu trường, tuy nhiên điều đó có thể có hiệu quả. Tại cuộc họp Côn Minh, ví dụ, một số quốc gia lo ngại nhất về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng chỉ lo lắng ngang bằng các đồng minh gần gũi của Bắc Kinh, rằng, hoặc Trung Quốc có thể xem lập trường của họ như là thù địch đối với lợi ích an ninh của nó - thay vì là một vấn đề nguyên tắc - hoặc gần hơn với quan điểm của Hoa Kỳ.

Trong khi có rất ít các nước trong ASEAN có thể làm gì để thay đổi môi trường đối ngoại của nó, nó có thể và nên tìm cách sắp xếp công việc của mình theo khả năng, bắt đầu với việc giải quyết tình trạng không có lãnh đạo hiện tại của nó. Indonesia, nhà lãnh đạo tinh thần lâu dài của nhóm, dường như đã quay hướng vào trong nhiều hơn, trong khi cũng đang tìm kiếm mở rộng tầm quốc tế của nó, ở bên ngoài ASEAN. Thái Lan, một thời từng là nước đối thoại khéo léo và là nước triệu tập các cuộc họp về các vấn đề khó khăn, đã bị chiếm hết tâm trí bởi tình hình chính trị trong nước, không có cái hậu rõ ràng trong tầm nhìn. Malaysia, một thành viên ASEAN nặng ký lâu năm, cũng đang bị phân tâm bởi một vụ bê bối tài chính liên quan đến một quỹ đầu tư của nhà nước.

 Đề nghị của Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long, với cố vấn nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi, khi ông đến thăm Myanmar hồi đầu tháng này, rằng bà ấy nên đảm nhận vai trò như là chủ tịch của ASEAN trong các cuộc họp với các đối tác bên ngoài, cho thấy Singapore hiểu rỏ những thách thức từ thực tế cuộc sống mà kết quả là từ sự thiếu vắng lãnh đạo hiện nay. Liệu có chăng bà Aung San Suu Kyi, người phục vụ như là người đứng đầu chính phủ Myanmar trên thực tế và là bộ trưởng bộ ngoại giao, sẽ thực hiện vai trò này để có thể hóa thành một nhân tố có hậu cho ASEAN trong tương lai gần.

Những thập kỷ mà trong đó một ASEAN háo hức cố gắng tổ chức theo phương thức xã hội chủ nghĩa, rồi gần đây Trung Quốc nổi lên với các chuẩn mực của nó, mang hy vọng rằng về sau sẽ hóa thành một sức mạnh lành tính, đã được thông báo công khai. "Tấn công quyến rũ" của Bắc Kinh trong những ngày này, như một số nước ASEAN đã học được, đã đóng gói đi kèm với củ cà rốt và cây gậy. Trong khi đó, thời kỳ trăng mật với Washington, theo sau sự tập trung của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á dưới chính sách tái cân bằng, cuối cùng khả năng có thể là lâu dài . Khi một số nước trong khu vực cân nhắc quyết tâm dài hạn và cam kết của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, những nước khác đang ngày càng thận trọng về việc không nhận được sự nắm bắt giữa hai cường quốc.

Liệu ASEAN có thể chung cùng thích ứng bản sắc địa chính trị của mình với hậu cảnh này hay không, sẽ là một trong những bài kiểm tra quan trọng nhất đối với các thành viên của nó. Nhưng cố gắng làm như vậy mà không có lãnh đạo và một tầm nhìn rõ ràng thì thậm chí sẽ còn vất vả hơn nhiều.

Phương Nguyen là một cộng tác viên của chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, DC. Nguyen có bằng Thạc sĩ nghiên cứu châu Á thuộc Trường dịch vụ quốc tế tại Đại học Hoa Kỳ ở Washington, DC.



------------------------------------------------|||---------------------------------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.