Đại bàng đã hạ cánh


Trung Quốc không còn đứng nổi trong thập kỷ tới.



PETER LEE , 10 THÁNG SÁU 2016 . Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch

Quan điểm chính trị của Tổng thống, những quan tâm về sự thống trị trong ngành an ninh quân sự của Mỹ, và việc tìm kiếm một câu chuyện địa chính trị hữu ích để duy trì vai trò ngoại hạng của Mỹ như là nhà lãnh đạo thế giới, đang hội tụ tại một tiêu điểm thù địch, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Sự khẳng định quan trọng nhất của Hillary Clinton trong việc nắm vững ngành hành pháp là nhiệm kỳ của bà khi là bộ trưởng bộ ngoại giao. Bằng sự hiểu biết của tôi, đúng là một thảm họa từ sự kiêu ngạo, chủ nghĩa cơ hội, và thất bại chiến lược, đặc biệt là ở Trung Đông. Chiến dịch của Trump, nếu nó có thể thu thập đôi chân của mình dưới chính nó, có lẽ là sẽ cố gắng thực hiện vấn đề với một loạt thảm họa ở Iraq, Syria và Libya, cố gắng thay đổi chế độ ở Ukraine một cách lúng túng, và nếu thời gian lẫn lợi ích cho phép, thay đổi tình hình ảm đạm ở Haiti và thực hiện một cuộc đảo chính ở Honduras.

Mặt khác, xoay trục tới châu Á của bà Clinton đã và đang thành công, theo tiêu chuẩn riêng của nó : Mỹ đã dệt những lo lắng của địa phương về sức mạnh và sự hung hăng của Trung Quốc thành một thỏi vàng địa chính trị, củng cố và mở rộng một cơ chế an ninh, trong đó đã tăng cường sự tham gia bởi Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ. Một dấu hiệu của sự thành công là một thực tế rằng, người Pháp không cần thiết thọc mái chèo của họ vào Biển Đông, với lời đề nghị rằng các tàu chiến châu Âu tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FON) tuần tra ở Biển Đông.

Do đó, về mặt chính trị và chiến lược, sự đe dọa của Trung Quốc có kết quả ở tầm thấp: rủi ro thấp, mất vốn cao, và tạo ra một hiệu ứng gây phong trào. Và điều đó có nghĩa là các mối đe dọa của Trung Quốc sẽ bị ngăn chặn từ ngoài vào trong, cả hai nâng cao tầm vóc chính trị của Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống, và tạo nên điều chắc chắn rằng, trong dài hạn, ở trường hợp không chắc chắn, nếu mà Trung Đông được ổn định, một sự ngăn chặn mối đe dọa "hủy hoại hòa bình" từ một thách thức toàn cầu khác thì hoàn toàn ở trong tầm tay.

Trung Quốc, Nga không phải là đối thủ ngang tầm với trật tự thế giới?

Tôi đã hiểu biết và ấp ủ trong suy tư của tôi về vấn đề này bằng quan điểm của Joshua Walker và Hidetoshi Azuma trong National Interest mang tên 'Trung Quốc và Nga là không phải là đối thủ ngang tầm với trật tự thế giới, quỳ xuống, hởi các chư hầu lục địa Á- Âu... khà...khà..! Tiêu đề thực tế, Trung Quốc và Nga không phải là đối thủ ngang tầm đối với trật tự thế giới.

Các sử gia tương lai sẽ có khả năng ghi nhớ hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Ise-shima hồi tuần trước là dấu nhấn cho sự trả thù của chủ nghĩa quốc tế ... sự đoàn kết mới nhất của G-7 đối với an ninh hàng hải châu Á, việc nhấn mạnh cam kết của các nước thành viên đối với trật tự thế giới tự do đang vượt qua khoảng cách địa lý.

Các nhà lãnh đạo G-7 đã phác thảo một chiến lược vững chắc để chống lại Obor (Một Vành đai, một Con đường) của Trung Quốc... Tầm quan trọng của G-7 năm nay tại Nhật Bản trước sự cải tiến của G-20 tại Trung Quốc vào tháng Chín tới, sẽ được đánh giá bằng hội nghị thượng đỉnh, cuối cùng đặt ra các giai điệu cho, hoặc là tính chất lâu dài của trật tự quốc tế tự do hoặc là xu thế chung chung của cửa quyền xét lại.

Đánh giá từ tiểu sử của ông ấy , tôi sẽ đánh bạo tiên đoán rằng Tiến sĩ Walker là một người năng nổ, trẻ, với khuynh hướng dân chủ nghiêng về ảnh hưởng hoặc làm việc trong chính quyền Clinton, và tác phẩm hiếu chiến với Trung Quốc này là danh thiếp của ông ta.

Tôi không hề biết rằng trật tự tự do đã bị nhốt kỷ trong một trận đấu sống mái với độc đoán xét lại, nhưng dường như nó vẫn tồn tại.

Ngày 7 tháng 6, BBC đưa ra câu hỏi, " Mỹ có nên tiếp tục là một nhà lãnh đạo thế giới?"

Đừng lo lắng. Trả lời: Có.

Stephen Hadley, con diều hâu của phó tổng thống Dick Cheney trong vai trò là cố vấn an ninh quốc gia, đóng góp từ cách nhìn của phái theo chủ nghĩa can thiệp tân bảo thủ :

Stephen Hadley tin rằng tổng thống sắp tới sẽ đến với quyền lực trong thời điểm khó khăn.

Ông lập luận kèm theo một giả định, sau sự sụp đổ của Liên Xô, trật tự quốc tế tự do được thành lập sau Thế chiến II đã chiến thắng.

Thêm vào đó, ông nói bây giờ nó bị phá hoại bởi "các tay tư bản nhà nước độc tài tại Nga và Trung Quốc ... từ các hổn loạn ở Trung Đông và từ những gì Bắc Triều Tiên đang làm về phổ biến hạt nhân."

Hmmm. Hãy bắt đầu gọi đây là một xu hướng.

Một phần của xu hướng tước bỏ của Trung Quốc về tính hợp pháp quốc tế mà nó nghĩ rằng nó đã kiếm được bởi vì nó :
    1) đã chặn được một cuộc suy thoái toàn cầu bằng chương trình kích thích kinh tế trong nước khổng lồ của mình trong bối cảnh của cuộc Đại suy thoái và ;
    2) đã ký kết với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
    3) đã làm đôi điều về thay đổi khí hậu.
.Trung Quốc là anh chàng xấu xí

Mỹ đã tiến lên. Bạn đã làm gì cho tôi vào thời gian gần đây, Trung Quốc? Hình như là không nhiều. Và hầu hết đều xấu xí.

Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter chế giễu thái độ khoe khoang "chàng trai tốt bụng" của Trung Quốc trong nhận xét của ông, "Vạn lý trường thành bị cô lập", tại Annapolis:

"Tóm lại, trên biển, trên không gian mạng, trong kinh tế toàn cầu, và các nơi khác, Trung Quốc đã được hưởng lợi từ các nguyên tắc và hệ thống mà các nước khác đã làm việc để thiết lập và duy trì, kể cả chúng ta. Nhưng thay vì giúp đỡ duy trì những nguyên tắc và hệ thống ấy mà đã phục vụ cho tất cả chúng ta rất tốt, rất lâu, thay vì làm việc hướng đến những gì ... được viện dẫn, gọi là hợp tác "win-win" ( cùng thắng ) mà Bắc Kinh công khai nói rằng họ muốn, Trung Quốc đôi khi chơi bằng quy tắc riêng của nó ... thâm hiểm hơn những nguyên tắc có trước đó."

Một mô hình như thế thì không hợp với nơi mà khu vực muốn đi tới, và nó phản tác dụng - khác xa một "win-win".

Vì vậy, Trung Quốc về cơ bản là kẻ thù của trật tự thế giới "dựa theo nguyên tắc" (xử dụng ngôn từ thông dụng hiện nay của bộ trưởng Carter) được bảo vệ bởi Mỹ trong khá nhiều phương diện, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế, mà đó là con át chủ bài về địa chính trị của nó.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trong lễ tốt nghiệp và phong hàm sĩ quan tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, Maryland, Mỹ ngày 27 tháng 5 năm 2016. REUTERS / Kevin Lamarque)
 Cái được của Shambaugh

Tính hợp pháp mang tính học thuật đối với luận điểm cho rằng Trung Quốc là một nhà nước thất bại, phi tự do được cung cấp bởi David Shambaugh, người được trích dẫn như, khuyết điểm lớn nhất của Trung Quốc là không sẵn sàng lắng nghe David Shambaugh .

Gần đây, Tiến sĩ Shambaugh được phỏng vấn bởi tờ New York Times trong khi đang quảng bá cuốn sách hiện nay của mình, "Tương lai của Trung Quốc?". Và sự trao đổi này đã diễn ra:

_ Phải chăng điều này có nghĩa là các nước không cần phải lo lắng quá nhiều về sự trỗi dậy của Trung Quốc? Có lẽ mọi điều mà họ cần là một chút cảnh giác về chính sách quân sự và chính sách đối ngoại để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu, và những gì mà hệ thống Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tự làm cho chính nó ở trong thời gian dài ?

_ Đúng rồi.

Nói cách khác, không có nhiều trọng điểm trong việc tham gia với chế độ hiện hành. Chỉ cần tham gia trong sự chờ đợi thận trọng cho đến khi nó ngã đổ theo cách riêng của nó.

_ Trong đó đặt ra câu hỏi, tại sao không theo đó giúp cho quá trình sụp đổ, và đẩy nhanh sự ra đi của cái thứ không chính đáng này, loại bỏ kẻ thù ra khỏi sân khấu thế giới trước khi nó có thể làm thiệt hại hơn nữa ?

_ Có rất nhiều cách để thúc ép Trung Quốc, không giới hạn ở việc thở hồng hộc trên Biển Đông mà đang gây bận tâm cho các nhà bình luận về chính sách đối ngoại.

Có lẽ cái "nói" quan trọng cho chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ , là trái với sự khoa trương, nó sẽ là cách xử lý của Mỹ đối với sự hiện diện đang được tăng cường của Trung quốc ở Pakistan, được hình tượng hóa bởi hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan hay gọi tắc là CPEC.

Nhớ lại rằng Tiến sĩ Walsh đã xem Obor là sự phóng đại kinh tế và là chiến lược không thể chấp nhận được của Trung Quốc, trong chiêu bài đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng khu vực, qua đó thúc đẩy hội nhập kinh tế và sự thịnh vượng của lục địa Á - Âu.

_ Chúng ta sẽ làm gì với điều đó? Phải chăng chúng ta sẽ đi đến các hố sâu dự án của Trung Quốc ở Trung / Nam Á cùng với cái bảng hiệu 'dừng lại ngay tại chổ, đảng cọng sản Trung quốc, tha cho tôi, mối đe dọa "chủ nghĩa độc tài xét lại" ?

_ Chắc chắn, những con vịt địa chính trị đang đứng trong cùng một hàng.

Điệu valse của Mỹ-Ấn Độ


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng ở Washington, Mỹ ngày 07 Tháng Sáu, 2016. REUTERS / Jonathan Ernst 
Trạng thái nghiêng về phía Ấn Độ của Mỹ, cùng với sự thù địch hầu như rỏ ràng hướng tới Pakistan (mà bây giờ đã tự làm cho mình bị mang tiếng không thể hủy bỏ được bằng cách ném CPEC vào với Trung Quốc), đã được khẳng định bởi chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Washington.

Cả hai quốc gia dường như đã đồng ý theo đuổi các lợi ích địa chính trị ở Nam Á của họ (đối trọng với Trung Quốc và cách ly Pakistan) trong chiêu bài gia nhập với nhau trong sự hỗ trợ các dự án không rõ ràng của Mỹ tại Afghanistan và lên án việc nuôi dưỡng khủng bố bởi các diễn viên ẩn danh (không chỉ là Pakistan, mà còn cả Trung quốc , quốc gia đã che chắn một số kẻ khủng bố có căn cứ ở Pakistan dựa trên chức vụ trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc).

Khuynh hướng rõ ràng mà Pakistan đang có, là trọng tâm của cuộc khủng hoảng Nam Á do vai trò gây mất ổn định của nó ở Afghanistan và chính sách đối với Ấn Độ mang tính định hướng khủng bố. Pakistan cũng đang trên con đường được xác định là bệ đở chịu trách nhiệm / gánh nặng / xấu hổ / vũng lầy ..của Trung Quốc . Sẽ được thú vị để xem, nếu, cặp Washington - hậu Modi bằng sự chỉ trích gắt gao của họ về Pakistan với yêu cầu rằng Trung Quốc phải thi hành kỷ luật đối với đồng minh đáng ghê tởm của nó.

Nếu Mỹ và Ấn Độ tiến một bước xa hơn và tuyên bố công khai CPEC là một hành vi sai trái không thể chấp nhận được của Pakistan - vì nó tạo nên một sự thách thức địa chiến lược với tổng bằng không bởi Trung Quốc - điều này sẽ là một dấu hiệu rõ ràng rằng ổn định kinh tế và an ninh của Pakistan, và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc tại Afghanistan (một bên liên quan đáng kể hơn nhiều so với Ấn Độ hay Mỹ, nó ở đâu, tôi sẽ thảo luận,) nhận lấy vị trí thứ hai trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc và "sự sụp đổ của chế độ nếu chúng ta có thể có được nó."

Như tôi đã viết ở nơi khác , có một cơ hội tốt nhằm đốt bỏ tình huống tiến thoái lưỡng nan của Pakistan, trong khi nó bị mắc kẹt trong quyền lực của Trung Quốc cũng có thể đốt trụi phần còn lại của châu Á, và tôi hy vọng rằng những quan tâm về sự ổn định toàn cầu sẽ đánh bại sự cám dỗ dính kết nó với Trung Quốc, nhưng rất tốt cho một khu vực dễ bị tổn thương trên mặt địa chiến lược.

Chúng ta sẽ chờ xem.

Tôi không còn lạc quan về quỹ đạo của quan hệ Mỹ-Trung (tôi đã thay đổi hồ sơ cá nhân trên twitter của tôi thành "bi quan" một vài tháng trở lại đây).

Nhờ vào tính thiết thực chính trị ( bà Clinton cần tập trung vào ông kẹ Trung Quốc), lợi ích từ thiện (Trung Quốc là một cơ hội cho một khởi đầu mới và một chiến dịch đẹp, sạch sẽ, dành cho Bộ Quốc phòng sau những thất bại kinh hoàng từ cuộc chiến khủng bố qua mười lăm năm ) và lợi thế địa chính trị (thổi phồng mối đe dọa của Trung Quốc là kinh doanh ngoại giao tốt đẹp, biện minh cho hoạt động lãnh đạo toàn cầu của Mỹ), leo thang đối đầu với Trung Quốc hiện nay là một việc tự duy trì, gắn liền với điểm đặc trưng trong chính sách của Mỹ.

Mỹ sẽ làm hết sức mình để làm cho thập kỷ tiếp theo là một thời khắc cực kỳ khó khăn đối với Trung Quốc; và các câu hỏi quan trọng cho phần còn lại của thế giới là Trung Quốc có thể phản ứng như thế nào.

Peter Lee quản lý blog 'các vấn đề Trung Quốc'. Ông ta viết trên giao điểm chính sách của Mỹ với các vấn đề châu Á và thế giới.


----------------------------------------|||---------------------------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.