Địa chính trị mới của Trung Quốc, Ấn Độ, và Pakistan

Chiếc bóng của một tham luận viên đang nhìn vào bản đồ minh họa cho dự án vĩ đại "Một Vành đai, Một Con đường" của Trung quốc, tại diển đàn Asian Financial ở Hong Kong, Trung quốc, ngày 18 tháng Giêng, 2016 (Bobby Yip/Reuters)
Hội nghị chuyên đề CFR. Ngày 26, Tháng Năm, 2016. Theo Hội đồng quan hệ đối ngoại ( CFR )

Trần H Sa lược dịch

Vào tháng 5 năm 2016, chương trình Châu Á của Hội đồng Quan hệ Ngoại giao (CFR) đã triệu tập một hội nghị chuyên đề về địa chính trị mới của Nam Á, có thể được thực hiện với sự hỗ trợ hào phóng của Quỷ tài trợ MacArthur . Sự kiện đã được truyền hình trực tiếp, và có thể được tìm thấy trên kênh YouTube của CFR. Những quan điểm được mô tả ở đây chỉ đại diện cho những người tham gia hội nghị chuyên đề và không đại diện cho quan điểm của CFR hoặc của Quỹ tài trợ MacArthur Foundation. Hội đồng Quan hệ đối ngoại sẽ không có quan điểm về vấn đề chính sách và không xác định tư cách của các tác giả như là nhân viên của Chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài ra, các khuyến nghị chính sách đề xuất là quan điểm của cá nhân tham gia, và không nhất thiết đại diện cho một sự đồng thuận của các thành viên tham dự.

  • Không có điểm nóng duy nhất nào ở Nam Á có thể dẫn đến xung đột, nhưng một sự kết hợp các cuộc khủng hoảng diễn ra đồng thời có thể báo hiệu nguy hiểm cho khu vực.
  • Bản thiết kế cơ sở hạ tầng "Một Vành đai, Một Con đường" của Trung Quốc, tạo cơ hội để làm sâu sắc thêm hợp tác và hội nhập khu vực, nhưng nó cũng tạo ra những căng thẳng của riêng nó.
  • Hoa Kỳ có thể nâng cao hình ảnh của mình ở Nam Á bằng cách tham gia hoặc gia tăng sự tham gia của mình trong các nhóm khu vực bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, và Pakistan


Giới thiệu

Nam Á đang ở giữa một sự biến đổi địa chính trị, dần dần tự chuyển động bởi một số diển biến đồng thời:
    1) Sự trỗi dậy của Trung Quốc, cả về kinh tế lẫn quân sự, và các nỗ lực của nó nhằm gia tăng thương mại và ảnh hưởng ngoại giao khắp lục địa Á - Âu;
    2) Sự trỗi dậy của Ấn Độ, và những nỗ lực của riêng nó nhằm hoạt động với Nam và Đông Nam Á; và
    3) Các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm xác định lại đại chiến lược riêng của mình để giải quyết tình trạng đối kháng quyền lực mới trên vòng cung Châu Á từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Những động lực chuyển đổi mang theo bên trong chúng không chỉ những hạt giống xung đột tiềm tàng mà còn cả sự hy vọng hợp tác lớn hơn, cả giữa các cường quốc khu vực lẫn giữa họ với Hoa Kỳ. Như James M. Lindsay, phó chủ tịch, giám đốc nghiên cứu, và Maurice R. Greenberg chủ tịch tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại giải thích, hội nghị chuyên đề được triệu tập bởi Chương trình châu Á của CFR có nghĩa là để "xem xét các điểm nóng hiện nay của khu vực với một tầm nhìn hướng tới các biện pháp mà mỗi quốc gia, cũng như Hoa Kỳ, có thể thực hiện để làm giảm căng thẳng và thúc đẩy sự ổn định trong khu vực."

Những điểm nóng quan trọng ở Nam Á

Bất kỳ một trong các điểm nóng tiềm ẩn nào - ví dụ - tranh chấp biên giới hoặc va chạm tham vọng hàng hải - thì chính bản thân nó không thể châm ngòi xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Daniel S. Markey, thành viên cao cấp phụ tá cho Ấn Độ, Pakistan, và Nam Á tại CFR, cho biết. Nhưng trong trường hợp không chắc chắn mà có nhiều cuộc khủng hoảng nổ ra cùng một lúc, "kế đó, bạn có thể bắt đầu bị lôi cuốn vào một số lãnh vực rất nguy hiểm, thậm chí trong vòng từ 12 đến 18 tháng sau đó."

Samina Ahmed, giám đốc dự án Nam Á tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho rằng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan là "cực kỳ bất ổn", và kết hợp với các tranh chấp liên tục trên các biên giới tranh chấp của các quốc gia, là "những điểm nóng quan trọng ở Nam Á". Vấn đề là rất hóc búa, cô lưu ý, bởi vì cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều tiếp tục mở rộng kho vũ khí hạt nhân của họ: "Chẵng phải New Delhi hoặc Islamabad đều không hiểu [sic] tầm quan trọng của việc hạn chế phát triển kho vũ khí hạt nhân của họ, nhưng rồi sau đó họ lại đối phó với nhau".

Markey cũng hoài nghi về triển vọng kiểm soát vũ khí hạt nhân trong khu vực, ông chỉ ra rằng bất an đã ăn sâu của Pakistan đối với Ấn Độ có nghĩa là, với Islamabad, vũ khí thông thường và những cuộc tranh đấu ủy nhiệm ( tranh đấu không trực tiếp, núp dưới các nhóm khác, nd ) sẽ không bao giờ là đủ. "Ngay cả khi Hoa Kỳ nhận lấy một vai trò hàng đầu trong nỗ lực kiểm soát vũ khí, bạn sẽ phải quay trở lại sự bất an căn bản, đặc biệt là cảm nhận của Pakistan ", ông nói. Mặc dù với nhiều năm quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Islamabad, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không làm gì nhiều để kềm chế tham vọng hạt nhân của Pakistan. Markey bày tỏ hy vọng rằng quan hệ đối tác ngày càng tăng của Trung Quốc với Pakistan "sẽ làm cho Trung Quốc ... ngày càng lo ngại về sự phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan, hiện đang thực hiện ". Trung Quốc coi kho vũ khí hạt nhân của Pakistan như một sự ngăn chặn cần thiết, chứ không phải là thứ vũ khí mà sẽ được xử dụng thực sự, Wang Xu, phó giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Bắc Kinh, lưu ý . Tuy nhiên, ông thừa nhận, Trung Quốc có quan ngại về các mối đe dọa an ninh đối với kho vũ khí hạt nhân của Pakistan bị sắp đặt bởi khủng bố.

Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và tranh chấp biên giới, C. Raja Mohan, Giám đốc Carnegie Ấn Độ, nói ngược lại, đã là một câu chuyện bất di bất dịch trong nhiều thập kỷ. Nó có khả năng gây mất ổn định hơn là tạo nên những thay đổi trên diện rộng, qua đó gây rối rắm cho trật tự kinh tế và an ninh mà vốn đã đứng vững từ cuối Thế chiến II. "Bạn đang nói về quy mô chuyển đổi ở châu Á mà trong tương lai gần sẽ có hậu quả và tác động mạnh hơn nhiều, so với các điểm nóng ở Nam Á", ông nói. Khả năng một vụ va chạm giữa những tham vọng của Trung Quốc và các lợi ích của Mỹ "làm cho Ấn Độ - Pakistan trông giống như rủ nhau đi cắm trại ngoài trời . ... Đó là những điểm nóng". Những căng thẳng của Hoa Kỳ-Trung Quốc được tập trung vào sự mở rộng phương pháp mài mòn Biển Đông của Bắc Kinh, mà ở đó Washington đã cố gắng đối phó với sự có mặt của hải quân và gộp cả các đồng minh . Nhưng nhiều trong số các động lực tương tự đó - một lực lượng hải quân Trung Quốc mở rộng, theo sau các lợi ích thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc được xây dựng trên một hệ thống các cảng dừng chân thân thiện - bây giờ đang có mặt ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc hiện có các thỏa thuận về cảng biển ở Sri Lanka và Pakistan, và một căn cứ mới ở Djibouti, bắc qua Ấn Độ Dương. Đối với Trung Quốc, một sự hiện diện hải quân mở rộng là một phản ứng hợp lý đối với dấu chân và trách nhiệm quốc tế ngày càng tăng của nó; từ năm 2008, tàu Trung Quốc đã tiến hành tuần tra chống cướp biển ở vùng Vịnh Aden và đã phát triển một mạng lưới các hiệp ước hửu nghị trong ngành hậu cần . Trung Quốc tin rằng sự hiện diện của nó trong khu vực thì không đe dọa và chỉ đơn giản là lặp lại các bước mà các cường quốc thương mại toàn cầu trước đây đã có. Nhưng hành động của Bắc Kinh trong những năm gần đây đã làm dấy lên sự lo ngại trong khu vực. "Trung Quốc đã đi quá trong các cuộc tranh luận định nghĩa về căn cứ hay nơi ở," Mohan lưu ý. Mặc dù sự hiện diện của Trung quốc ngày càng tăng trong sân sau của Ấn Độ, cung cấp rất nhiều cơ hội hợp tác, nó cũng đã gây ra rất nhiều khó chịu ở New Delhi. Đó là một nguyên nhân, ông nói, mà Ấn Độ đang hợp tác nhiều hơn với Nhật Bản và Hoa Kỳ về các vấn đề hải quân. Hải quân Ấn Độ, Mohan lập luận, sẽ phải có một trang từ cuốn sách giải trí của Trung Quốc và mở rộng phạm vi riêng của mình qua Ấn Độ Dương và hiểu rằng "nếu bạn muốn phóng chiếu sức mạnh, bạn phải có các căn cứ."

Các tham luận viên cũng đồng ý một điểm nóng tiềm ẩn khác : chủ nghĩa khủng bố và bất ổn ở Afghanistan, điều mà có thể khuấy đục quan hệ Ấn Độ - Pakistan và làm phức tạp quan hệ Hoa Kỳ -Trung Quốc. Một số chuyên gia nhấn mạnh rằng nâng cao năng lực của chính phủ Afghanistan, ổn định tình hình chính trị, và giúp đỡ thúc đẩy nền kinh tế Afghanistan là tốt nhất, có lẽ đó là cách duy nhất để đối phó với tình hình đang xấu đi. Mặc dù với hy vọng có một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột, sự phản công của Taliban đã bắt đầu. Ahmed lưu ý rằng cuộc phản công, cùng với một cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Kabul, "đã thay đổi nhận thức của người Afghanistan về sự hửu ích của các cuộc đàm phán". Các tham luận viên khác đồng ý rằng, điều thoả đáng là, các cuộc đàm phán không có khả năng hoạt động; tệ hơn nữa, một số quốc gia liên quan đã phát triển một loại "kế hoạch B" nào đó, nên triển vọng đàm phán biến mất hoàn toàn.

Markey lưu ý, "sự tham gia chưa từng có của Trung Quốc trong các cuộc đối thoại hòa giải ở Afghanistan và cho rằng đó là phản ảnh của một "thực tế mới" từ ảnh hưởng ngoại giao toàn cầu của Trung Quốc . Xu xác nhận sự thật rằng Trung Quốc tự coi mình là một người mới ở bãi lầy Afghanistan, nhưng ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết sự thiếu sót chính trị và kinh tế tại Afghanistan. "Tôi quan tâm nhiều hơn không phải ở các cuộc đàm phán hòa bình, mà là việc nâng cao năng lực của Kabul nên được đứng trên cùng của danh sách ", Xu nói. Đối với Mohan, tương lai của Afghanistan được đánh dấu bởi ý định không chắc chắn của Hoa Kỳ đối với đất nước này trong tương lai, cùng với những gì ông thấy như là khả năng gia tăng chạy đua tranh giành ảnh hưởng ở đó, bởi Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Nga, và những nước khác. Pakistan, như một người thừa kế sự cai trị của vương quốc Anh, háo hức một cách tự nhiên mong muốn tạo ảnh hưởng lớn nhất tại Afghanistan. "Pakistan là Hamlet trong vở kịch này," ông lập luận. "Nhưng bi kịch là Pakistan không còn ở dưới sự cai trị của Anh - tham vọng vượt khỏi khả năng của nó."

Hội nhập khu vực và những cầu nối khác biệt

Nhiều thứ trong số các nguồn va chạm ở Nam Á, Trung Á và Ấn Độ -Thái Bình Dương có nguồn gốc kinh tế. Những thứ đó bao gồm kế hoạch đầy tham vọng 'Một vành đai Một con đường' của Trung Quốc, nhằm xây dựng các mối quan hệ thương mại đường bộ ngang qua Trung Á, và một tuyến đường hàng hải qua Ấn Độ Dương; Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư 46 tỷ $ cho một hành lang ở Pakistan; những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tăng thêm quan hệ thương mại ở Đông Nam Á, đến một mức độ hạn chế, với các hàng xóm phương bắc của nó. Toàn bộ những kế hoạch thương mại ấy, từ đường bộ và đường sắt mới cho đến các cảng nước sâu và thương mại, nếu được sắp xếp hợp lý, có thể thúc đẩy các nền kinh tế khu vực và mang các nước láng giềng vốn căng thẳng trở nên gần gủi nhau hơn. Nhóm hội thảo thứ nhì khảo sát kế hoạch kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực, và cách thức mà Hoa Kỳ và các nước ở Nam Á đang đối phó với chúng.

Kế hoạch chi tiết của một Vành đai một Con đường là, ở trọng tâm của nó, tất cả đều là cung ứng một công ích, Su Xiaohui, một cộng tác viên trợ lý nghiên cứu trong bộ phận nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, lập luận. Mang lại an ninh bền vững cho khu vực đòi hỏi phải "phát triển khu vực", Su nói. Và vì phát triển có nghĩa là giải quyết nhu cầu cho khoảng 2,6 nghìn tỷ $ trong đầu tư vào năm 2020, Trung Quốc đã ném hàng tỷ usd và một 'lố bảng chữ cái viết tắt' của các tổ chức cho vấn đề, từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á ( AIIB ) đến Ngân hàng Phát triển mới ( NDB) đến Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Hơn nữa, Su lưu ý, những nỗ lực của Trung Quốc, cho dù thông qua ngân hàng mới hoặc kế hoạch đầu tư, không có nghĩa là để "đẩy Hoa Kỳ ra khỏi châu Á", mà là để làm tăng thêm sự hợp tác khu vực. Cô quan sát thấy rằng các khuôn khổ khu vực như Hội nghị về sự tương tác và biện pháp xây dựng niềm tin ở châu Á (CICA), đã đặt ra sự hợp tác đa phương ở trọng tâm của chương trình nghị sự trong khu vực. Dĩ nhiên, Hoa Kỳ đã có nhiều năm với kế hoạch riêng của mình về sự hội nhập ở Trung Á (còn gọi là sáng kiến ​​con đường tơ lụa mới) để tăng cường sự ổn định cho Afghanistan, đặc biệt là sau sự ra đi của các lực lượng quốc tế. Trong khi những tầm nhìn ấy có đủ mọi thứ nhưng thực tế lại là đợi chờ mòn mỏi, đặc biệt khi so sánh với các nỗ lực tài trợ của Trung quốc, Su cho biết những 'kế hoạch đấu tay đôi' không phải là một nguồn gốc cho căng thẳng: "Trung Quốc tin rằng nếu Hoa Kỳ muốn dự phần, nó là tin tốt".

Với Ấn Độ, cũng thế, kế hoạch lớn của Trung Quốc không nhất thiết không được hoan nghênh. Jayant Prasad, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu và phân tích Quốc phòng , lưu ý rằng, một ngàn năm trước đây, Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng đến Đông Nam Á, "không bằng chinh phục, mà dựa vào văn hóa và thương mại." Hôm nay, Ấn Độ một lần nữa tìm kiếm thương mại gần gũi hơn và quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á, cũng như Trung Quốc. Tuy nhiên, sáng kiến một Vành đai, một Con đường của Trung Quốc đã lãng tránh Ấn Độ. Một cách nhằm làm dịu bớt nổi quan ngại của Ấn Độ, ông đề nghị, sẽ liên kết với các dự án của Trung Quốc trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn. "Để các dự án của Trung Quốc thành công", Prasad nói, một "ngã ba Trung-Ấn là rất quan trọng. "

Thật vậy, để cho hội nhập kinh tế Trung và Nam Á trở thành một thực tế, Shahid Javed Burki, một cựu bộ trưởng tài chính của Pakistan đề nghị, "Ấn Độ phải nhận vị trí đứng đầu." Là quốc gia đông dân nhất khu vực Nam Á và là nền kinh tế lớn nhất, sự tham gia của Ấn Độ là rất quan trọng. "Không tính đến việc nền kinh tế dẫm chân tại chổ, nó vẫn sẽ cho thấy một cái nhìn xa và một sự tưởng tượng, rằng không có dự án khu vực nào có thể cất cánh", ông nói. Nếu không, đầu tư lớn của Trung Quốc, đặc biệt là ở Pakistan, sẽ chỉ tách Pakistan ra khỏi Nam Á. Prasad đồng ý rằng "Ấn Độ phải dở bỏ trò chơi của nó", nhưng lưu ý rằng "sự ngoan cố" của Pakistan trong việc ngăn chặn tiếp cận bằng đường bộ giữa Ấn Độ và Afghanistan nhất thiết có nghĩa là một "kế hoạch hạng hai". Sự thiếu thiện chí của Pakistan cũng làm cho Pakistan mất cơ hội để có một con lộ hậu cần.

Khi được hỏi về việc hội nhập khu vực mà không liên quan đến kinh tế, Prasad chỉ vào một cơ hội lớn để hợp tác nhiều hơn: các vấn đề xuyên biên giới mà trực tiếp ảnh hưởng đến Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á. Ba trong số những con sông lớn nhất Nam Á bắt nguồn từ Trung Quốc, ông lưu ý, nhưng các nước trong khu vực hầu như không hợp tác quản lý các con sông. Hợp tác là rất quan trọng, ông quan sát thấy rằng, hiện nay biến đổi khí hậu đang làm tan chảy các sông băng trên cao nguyên Tây Tạng và làm thay đổi mô hình gió mùa trên tiểu lục địa: "Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nước, nó ảnh hưởng đến năng lượng, và nó ảnh hưởng đến thực phẩm. "

Các tùy chọn chính sách của Mỹ đối với sự ổn định khu vực

Mặc dù Trung Quốc và các nước Trung, Nam Á sẽ đóng một vai trò hàng đầu trong cả hội nhập kinh tế lẫn kiến ​​trúc an ninh trong tương lai của khu vực, có một vị trí ngày càng lớn cho Nam Á trong việc hoạch định chính sách của Hoa Kỳ. Nói một cách rộng rải, các cựu quan chức Hoa Kỳ tại hội nghị chuyên đề đã rơi vào các phe phái riêng biệt khi lượng giá Washingtons nên đáp ứng như thế nào đối với khu vực, và đối với những nỗ lực gần đây của Trung Quốc. Với một vài người, như Daniel F. Feldman, cựu đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ ở Afghanistan và Pakistan ; một Vành đai, một Con đường của Trung Quốc bổ sung cho những nổ lực của Mỹ trong việc hội nhập với khu vực. "Tôi nghĩ rằng nó đáp ứng nhiều tham vọng mà chúng ta đặt ra trên Con đường tơ lụa mới, "ông nói.

Marc Grossman, cũng là cựu đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ ở Afghanistan và Pakistan, cho rằng nếu việc đầu tư mới dẫn đến có nhiều năng lượng, công ăn việc làm, tăng trưởng, và "an ninh con người", sau đó nó cũng sẽ giúp cung cấp an ninh thực sự. "Hội nhập kinh tế ... có một số lĩnh vực mà ở đó Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và Hoa Kỳ đều có thể làm việc cùng với nhau", Grossman nói. Giống như ông ấy, các tham luận viên khác bày tỏ một số hoài nghi về khả năng của Trung Quốc cung cấp hàng chục tỷ đô la trong các kế hoạch đầu tư. Nhưng thực tế, Bắc Kinh chỉ trong khoảng vài năm, đã đầu tư đầy đủ ở khu vực, cả về kinh tế và ngoại giao, được hoan nghênh, đặc biệt là khi Hoa Kỳ đang tìm cách buông lỏng sự dính líu của nó ở Afghanistan. "Thực tế là Trung Quốc đã sẵn sàng đặt nhiều trò chơi mà đã từng là mạng lưới tích cực cho mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc", Evan S. Medeiros, cựu giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đặc trách châu Á và hiện là giám đốc quản lý tại Eurasia Group, lưu ý.

Đặt vấn đề Hoa Kỳ nên chấp nhận vai trò kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực hoặc đẩy lùi sự kiện đó, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung quốc, J. Stapleton Roy cho biết, "Chúng ta có một sự lựa chọn, hoặc vẫn còn ở bên ngoài và đóng một vai trò phàn nàn ... hoặc chúng ta có thể tham gia với nó như là một đối tác thứ yếu. Chúng ta không thể đóng vai trò một đối tác chính bởi vì chúng ta không có các nguồn lực kinh tế". Đối với Roy, tiếp tục hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ ở khu vực là quan trọng đối với sự cải tiến các mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt là khi đối đầu với các thế lực đang lên mà họ xử dụng tất cả các khía cạnh tài năng của các nhà chính trị, ở nước ngoài. "Tại thời điểm này, hệ thống chính trị của chúng ta đang tài trợ cho các thành phần quân sự để bảo đảm sự hiện diện quốc tế của chúng ta, và hiển nhiên là thiếu thốn cho tất cả các khía cạnh khác trong sức mạnh toàn diện của chúng ta", ông nói. Duy trì sức mạnh quân sự là quan trọng, cựu Đại sứ Hoa Kỳ ở Ấn Độ, Frank Wisner ghi nhận, nhưng "Hảy canh giử chính trị và kinh tế - chúng cũng rất mạnh mẽ."

Một cách để hành động cho lợi ích kinh tế ở khu vực sẽ là thúc đẩy hồ sơ của Ấn Độ trong các tổ chức thương mại lớn của khu vực, một số chuyên gia đã nói. Ấn Độ vẫn ở bên ngoài mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu và có mức thuế cao, gây trở ngại tương đối cho nền kinh tế mở của châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng theo thời gian nó có thể được phát huy cùng với một hệ thống thương mại tự do và cởi mở hơn, mà có thể giúp cải tiến mục tiêu của Hoa Kỳ trong khu vực.

Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một hiệp ước thương mại đề xuất giữa mười nước ASEAN và sáu nước châu Á ngoài ASEAN, là một sự thay thế cho Quan hệ đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), khối thương mại mười hai quốc gia được đàm phán bởi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Ấn Độ và Trung Quốc đều ở trong RCEP; cũng đều không có trong TPP. Chẵng phải là Ấn Độ chắc chắn muốn gia nhập TPP, và rằng nền kinh tế của nó đã sẳn sàng làm như vậy. Nhưng một "bước khởi đầu tốt sẽ là nhận Ấn Độ vào APEC" , Alyssa Ayres, một thành viên cao cấp đặc trách Ấn Độ, Pakistan, và Nam Á tại CFR, cho biết khi đề cập đến hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, một diễn đàn khu vực nhằm thúc đẩy thương mại tự do và cởi mở và tăng trưởng bền vững trong khu vực. Hoa Kỳ cần giữ "Nam Á là phần ưu tiên cao ở Á châu" . Có một số đông các nhóm khu vực bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và những nước khác sẽ cung cấp nơi hội tụ cho tầm nhìn lớn hơn của Hoa Kỳ trong khu vực, và cơ hội giúp bảo đảm rằng các mục tiêu của Hoa Kỳ được đáp ứng, Ayres lưu ý.

Tuy nhiên, trong một số nhóm, chẵng hạn như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Mỹ thậm chí không có cả quan sát viên; nơi mà nó đáng ra phải có; như ở CICA, nó đã là một người ngoài cuộc. "Hoa Kỳ nên tham gia nhiều hơn" ở CICA và các tổ chức khác, Ayres lập luận, là một " tay chơi tích cực hơn, chủ động hơn trong khu vực". Cam đoan tiếp tục sự tham gia của Mỹ trong khu vực có thể đóng một vai trò tương tự như xoay trục sang châu Á được ca tụng của chính quyền Obama. "Chúng ta hãy cân bằng lại cái tái cân bằng của chúng ta", bà nói. "Với tôi, vai trò của Hoa Kỳ ở Nam Á, nhưng rộng rãi hơn trên toàn Đông Á, là một thành phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng quyền lực", Wisner quan sát. Đối với Hoa Kỳ, Ấn Độ là "cực kỳ quan trọng" trong việc duy trì cân bằng quyền lực khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương, và nó là một con đường hai chiều: "Ấn Độ coi Hoa Kỳ và mối quan hệ của họ với chúng ta như là một phần sự ổn định của họ để bảo đảm an ninh cho chính họ trong lâu dài và quản lý các mối quan hệ của riêng Ấn Độ trước một sức mạnh đang lên của Trung Quốc".

Một trong những nhân tố khó đoán trước trong lĩnh vực ngoại giao khu vực, là vai trò mà chống khủng bố có thể nhận lãnh trong việc mang các nước gần gũi với nhau hơn. Đối với Grossman, chống khủng bố là một trong những điều mà Trung Quốc, Pakistan, Hoa Kỳ, và các nước Trung Á có thể "hợp tác thực sự" . Ayres quan sát thấy, khó khăn cho Hoa Kỳ để hợp tác chống khủng bố với Ấn Độ và Pakistan cùng một lúc. Liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tăng cường hợp tác chống khủng bố? Việc định nghĩa có thể ngáng chân ngoại giao, Medeiros lưu ý. Đối với Trung Quốc, khủng bố thường chỉ có nghĩa là "một điều và một điều duy nhất," cụ thể là, chủ nghĩa ly khai Hồi giáo ở Tân Cương. Quan điểm chống khủng bố "hẹp và hơi méo mó" đó của Trung Quốc, ông gợi ý, đã hạn chế cơ hội để Washington và Bắc Kinh làm việc cùng nhau.

Cuối cùng, trong mùa vận động của Hoa Kỳ mà đã nhìn thấy một sự hồi sinh chủ nghĩa cô lập và sự phản đối gay gắt đối với tự do thương mại, các nhà tham luận đã tìm cách giải thích với cử tri Mỹ, thế nào là đúng mà thương mại, kinh tế và ngoại giao là phần thiết yếu của sức mạnh Mỹ. "Trong giao dịch với thế giới, Hoa Kỳ chuẩn bị là một kẻ thất bại nếu chúng ta không thể đóng một vai trò khác hơn [so với] quân đội", Roy lập luận. Wisner nói rằng các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cần phải được nhìn thấy rằng, tự do thương mại và hợp tác toàn cầu không dẫn đến một mạng lưới mất công ăn việc làm, chống lại mối lo âu kinh tế rằng điều đó sẽ thổi bùng ngọn lửa ra lệnh giảm bớt công ăn việc làm. "Hoa Kỳ không thể là siêu cường nếu chúng ta làm điều đó trong sự cô lập," Feldman lưu ý, và thêm rằng Hoa Kỳ có thể không được an toàn mà cũng không được giàu có nếu không có sự tương tác toàn cầu.


--------------------------------------|||---------------------------------------
.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.