Quan điểm của Trung Quốc đối với việc tái lập quan hệ Mỹ-Việt

Image: Wikimedia Commons/U.S. Navy.

Yun Sun, 06 tháng sáu năm 2016. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)

Trần H Sa lược dịch

Chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước, và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt. Trong khi phương tiện truyền thông và các nhà quan sát nói chung, đã giải thích việc tái lập quan hệ như là nhắm đến Trung Quốc, nhận thức và đánh giá sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt của Bắc Kinh phần lớn là vắng bặt. Một phân tích về quan điểm của Trung Quốc sẽ giúp vạch ra các phản ứng tiềm năng của Trung Quốc. Quan trọng hơn, nó sẽ tiết lộ thông tin quan trọng về nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng những vấn đề chính trị trong nước cùng các mục tiêu chính sách của nước mình; và ở mức độ nhỏ hơn, hiểu biết sự thật về mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc.

Ở cấp độ chính thức, phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến viếng thăm, và việc dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí là vừa phải và thản nhiên. Phản ứng của bộ ngoại giao "là một người hàng xóm của Việt Nam, Trung Quốc vui vẻ khi thấy Việt Nam phát triển các quan hệ bình thường với tất cả các nước bao gồm cả Mỹ .Và chúng tôi hy vọng điều này sẽ có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực". Sự phản ứng, hoặc thiếu phản ứng, dường như gây thất vọng cho một số quan sát viên và các nhà phân tích.

Biết rằng công khai lộ ra sự không hài lòng sẽ không làm thay đổi bất cứ điều gì, và sẽ chỉ làm cho nó có vẻ nhỏ nhen và cay đắng hơn, Bắc Kinh đã cố gắng làm ra vẻ vô cảm. Tuy nhiên, hội đồng chính sách của Trung Quốc đã lên tiếng về chuyến đi, và những tác động của nó đối với sự cân bằng quyền lực trong khu vực . Đó là sự nhận định rằng, Mỹ đề cập đến sự quyết đoán trong khu vực của Trung Quốc và một Việt Nam lo ngại về an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, 2 bên có nhiều điểm chung. Khác với mối lo ngại truyền thống về chiến lược ngăn chặn của Mỹ, thực tế, Việt Nam là một đất nước xã hội chủ nghĩa mà đã kết nghĩa huynh đệ với Trung Quốc và là đồng chí trên mặt tư tưởng, mới là điều đặc biệt đáng lo ngại.

Nhưng sự lo ngại của Trung Quốc cần phải được hạn chế. Bắc Kinh nói chung là lo ngại về sự suy thoái của các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và xác định chiến lược tái cân bằng của Mỹ như là một yếu tố căn bản phá hoại các mối quan hệ này. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, đánh giá của Trung Quốc thì phức tạp hơn. Một mặt, Trung Quốc nhìn thấy những lý do thực sự để lo lắng về sự phát triển của quan hệ Mỹ-Việt. Tuy nhiên, mặt khác, Trung Quốc nhìn thấy một số hạn chế đối với sự hợp tác giữa Washington và Hà Nội.

Ví dụ, sự kiện quan trọng nhất trong chuyến đi của ông Obama là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, điều được xem là trở ngại cuối cùng để hoàn tất bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Bất kể tính chất mạnh mẻ của thông cáo và sự thay đổi chính sách mà nó biểu thị, Trung Quốc xem thông cáo như một biểu tượng hơn là một đe dọa quân sự. Nga có truyền thống từng là bạn hàng bán vũ khí lớn nhất cho Việt Nam. Sẽ mất nhiều năm cho Quân đội nhân dân Việt Nam thích ứng được với thiết bị và hệ thống của Mỹ. Và nếu giả định rằng Việt Nam thực sự có thể được cung cấp các thiết bị của Mỹ đắt tiền hơn nhiều; với điều đó, ngân sách quốc phòng hiện nay của Hà Nội không có thể cho phép. Hơn nữa, trước các mối quan hệ của Việt Nam với Nga và Trung Quốc, Trung Quốc không thể không tự hỏi Washington sẵn sàng bán các thiết bị tiên tiến cho Việt Nam như thế nào, và làm thế nào để Washington quản lý nguy cơ cuối cùng các vũ khí đó lọt vào tay của Nga hoặc Trung Quốc.

Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) có lẽ trình bày một mối quan tâm lớn hơn đối với Trung Quốc. Trung Quốc xem TPP như một công cụ chính sách của Mỹ nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa xã hội, và tiềm ẩn tự do hóa chính trị tại Việt Nam. Nó cũng công nhận rằng Việt Nam có một sự quan tâm mạnh mẽ trong việc gia nhập TPP để thúc đẩy tăng trưởng trong nước và giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy nhiên, liệu việc gia nhập TPP có sẽ bù đắp được vai trò then chốt của Trung Quốc trong nền kinh tế của Việt Nam hay không, vẫn phải chờ xem. Trung Quốc thoải mái với thực tế là thương mại Trung-Việt có kích thước gấp hai lần thương mại Mỹ-Việt. Mặc dù Trung Quốc không phải là một nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam về đầu tư tích lũy, FDI của nó đã được tăng lên một cách nhanh chóng. Từ năm 2012 đến năm 2014, FDI của Trung Quốc đã tăng từ 312 triệu $ trong năm 2012 đến 7,9 tỷ $ trong năm 2014. Hội đồng chính sách của Trung Quốc nhìn thấy các tranh chấp hàng hải là trở ngại chính cho sự đầu tư nhiều hơn, mặc dù nó có thể sẽ được giảm nhẹ bằng việc đẩy mạnh sáng kiến Vành đai và Con đường trong lục địa Đông Nam Á.

Trung Quốc cũng tin rằng, Hà Nội sẽ thực dụng và sẽ theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng chứ không phải là liên kết bản thân nó với một sức mạnh. Theo quan điểm của Trung Quốc, lịch sử gần đây trong chính sách đối ngoại của Việt Nam cho thấy rằng, mục tiêu quan trọng nhất của Hà Nội là duy trì sự độc lập và mềm dẻo tối đa. Cuối cùng, Việt Nam đã không do dự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc và Mỹ. Vì vậy, với Trung Quốc, Việt Nam có thể quay sang Mỹ vì sự sung túc, nhưng liệu nó có sẽ quay sang chống lại Trung Quốc hay không, đặc biệt là vượt ra ngoài vấn đề Biển Đông, vẫn còn được chờ xem.

Thái độ hoài nghi này không đề cập đến yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá của Trung Quốc, về các mối quan hệ của Hà Nội với cả Bắc Kinh lẫn Washington : chính trị trong nước của Việt Nam. Trung Quốc tin rằng, Việt Nam, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa, phải đối mặt với những hạn chế căn bản trong việc phát triển quan hệ với Mỹ, mà ở đó không chỉ nắm giữ một quan điểm then chốt về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, mà còn có cả ý định thay đổi hệ thống chính trị Việt Nam thông qua "diễn biến hòa bình." Trong sự quan sát của Trung Quốc , Đảng Cộng sản Việt Nam không có ý định tự do hóa lối cai trị độc đảng tại Việt Nam trong tương lai gần, và do đó, việc tái lập quan hệ với Mỹ sẽ bị hạn chế. Đồng thời, quan hệ của Washington với một nước xã hội chủ nghĩa / độc tài như Việt Nam, cũng sẽ bị hạn chế một cách căn bản bởi cử tri Mỹ, đặc biệt là Quốc hội và cộng đồng nhân quyền.

Trung Quốc tin rằng miễn là Đảng Cộng sản Việt Nam vừa phải, điều mà trong từ điển của Trung Quốc có nghĩa là nó sẽ không phạm phải sự tự tử chính trị giống như Liên Xô đã làm dưới thời Gorbachev, quan hệ với Trung Quốc sẽ không được trật đường rầy. Trung Quốc thấy không cần thiết phải thúc đẩy tự do hóa chính trị ở Việt Nam. Điều tương tự cũng không thể được nói về phía Mỹ. Thật vậy, Trung Quốc coi trọng sự đoàn kết giửa 2 đảng cọng sản ở một tầm cao bất thường và tin tưởng rằng chiếc neo ý thức hệ này, cuối cùng sẽ giúp Trung Quốc và Việt Nam tìm ra hướng giải quyết các vấn đề song phương.

Mỹ sẽ tìm thấy mức độ thân mật giữa hai đảng cộng sản là không phù hợp với câu chuyện của một Việt Nam đang cố gắng thoát Trung. Trong thực tế, hồ sơ các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Việt Nam cho thấy sự mâu thuẫn nỗi bật giữa mong muốn thoát Trung và gắn kết với Mỹ của Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Washington trong tháng Bảy năm 2015, được nhiều người xem như là một chuyến đi phá băng . Tuy nhiên, những người này đã quên đề cập rằng. ông ta cũng đã có chuyến thăm có ý nghĩa tương tự khi đến Bắc Kinh, ba tháng trước khi ông ta đến Mỹ. Và sáu tháng trước khi Hà Nội đón tiếp Tổng thống Obama, nó đã tổ chức một chuyến thăm cấp nhà nước tối cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong năm 2015, ba trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam - tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội - đã đến thăm Bắc Kinh. Chuyến đi của họ đã được đáp lại bằng chuyến thăm của hai thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ. Trong năm 2016, Tập là nhà lãnh đạo đầu tiên cử đại diện ngoại giao đặc biệt của mình chúc mừng đích thân Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng Giêng năm nay. Và đặc phái viên của Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam là khách mời nước ngoài đầu tiên mà Xi gặp gở và chào đón sau năm mới âm lịch.

Với sự thân mật ở cấp cao nhất, hội đồng chính sách của Trung Quốc nói chung thấy các tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam là điều cay đắng, nhưng sự hiểu biết và quản lý vấn đề này ở cấp cao nhất đã được cải thiện đáng kể. Bắc Kinh hiểu rằng không phải Việt Nam không có khả năng chống chọi lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, và sẽ tìm cách cân bằng sức mạnh của Trung Quốc thông qua Mỹ. Nhưng mối quan hệ song phương có thể quản lý. Trung Quốc cũng tin chắc rằng Hà Nội đã trở nên cẩn thận hơn về việc kích động tình cảm dân tộc trong nước và không để lặp lại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc như trong năm 2014. Điều này không nhất thiết là vì lợi ích của sự lành mạnh trong quan hệ Trung-Việt, mà còn cho cả cách cai trị an ninh của Hà Nội, như một số cuộc biểu tình đã tiến hóa nhắm mục tiêu vào chủ nghĩa xã hội và chính quyền cộng sản Việt Nam, cả hai thứ đều liên quan chặt chẽ với Trung Quốc.

Nếu các đánh giá của Trung Quốc là chính xác, Việt Nam sẽ có nhiều sự tìm kiếm về một kiểu mẫu hoàn hảo để làm và những quyết định khó khăn để thực hiện, trước khi nó quyết định những mục tiêu tối ưu và sự lựa chọn liên kết tốt nhất. Sau cùng, trong trường hợp này, chương trình nghị sự chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam phải đối mặt với các cuộc xung đột nội bộ mang tính then chốt .

Yun Sun là một thành viên trong chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson với chuyên môn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, quan hệ Mỹ-Trung, và các mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng và các chế độ độc tài.


------------------------------------------|||--------------------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.