Tàu chiến Hoa Kỳ và Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đại quy mô ở Thái Bình Dương



Các thuỷ thủ chờ đợi để phục vụ một chiếc Super Hornet F / A 18 với những hoạt động bay trên tàu USS John C. Stennis, trong một cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Ấn-Nhật ở Biển Philippines. Kirk Spitzer/ USA TODAY

Kirk Spitzer, USA Today 14:31 EDT 28 Tháng 6 2016. Defense News

Trần H Sa lược dịch

TOKYO - Những chiếc tàu chiến với mức kỷ lục gồm 26 quốc gia - trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc - cùng đổ về gần Hawaii trong tuần này cho một loạt diển tập quân sự kéo dài năm tuần để tăng cường an ninh quốc tế, hợp tác thiện chí trên biển khơi.

Vâng, chúc may mắn với điều đó.

Cuộc tập trận có quy mô lớn trên vùng biển Thái Bình Dương (RIMPAC) sẽ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng và cạnh tranh ngày càng tăng trong vùng biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ bao gồm tàu ​​chiến từ ít nhất của bảy quốc gia cạnh tranh nhau về yêu sách chủ quyền hoặc lợi ích ở khu vực.

Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc tập trận RIMPAC, được tổ chức hai năm một lần, chỉ mới lần thứ hai.

Mỹ sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc



Một số thành viên của Quốc hội và cộng đồng quốc phòng Hoa Kỳ đã kêu gọi lời mời Trung quốc tham gia phải được thu hồi vì các yêu sách chủ quyền lãnh thổ hung hăng và chương trình xây dựng đảo nhân tạo quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu độc chiếm trên hầu như tất cả tuyến đường thủy quan trọng, mà ở đó khoảng 5 nghìn tỷ $ trong thương mại đi qua hàng năm. Chỉ  hai năm qua, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất bảy hòn đảo bằng việc bồi đắp, ở Biển Đông, trong đó một số có đường băng phục vụ nhu cầu quân sự, cảng nước sâu và các phương tiện tiện nghi rộng lớn trên mặt đất .

Mỹ không hậu thuẩn cho những yêu sách chủ quyền riêng biệt, nhưng chính quyền Obama đã bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể xử dụng các hòn đảo để hạn chế sự đi lại trên đường hàng không và đường biển. Trung Quốc đã hứa sẽ không làm điều đó.


Các tàu sân bay lớp Nimitz, USS John C. Stennis (CVN 74) (trái) và USS Ronald Reagan (CVN 76) tiến hành hoạt động kép trong nhóm tàu ​​sân bay tấn công, ngày 18 tháng sáu năm 2016, ở vùng biển Philippines trong công tác hỗ trợ an ninh và ổn định tại Ấn Độ -châu Á-Thái Bình Dương. (Ảnh: MC3 Jake Greenberg / Hải quân Hoa Kỳ qua Getty Images) 
Tàu sân bay USS John C. Stennis, sẽ đóng một vai trò quan trọng tại RIMPAC 2016, gần đây đã hoàn thành một cuộc tuần tra ba tháng ngang qua Biển Đông, ở đó nó bị bám đuôi bởi các tàu chiến Trung Quốc suốt ngày đêm.

Mặc dù những tàu chiến đó không can thiệp vào các hoạt động của Stennis, chính quyền Trung Quốc đã từ chối cho phép Stennis và tàu hộ tống của nó cập cảng ở Hồng Kông như thường lệ. Sự từ chối được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đáp một chuyến thăm cấp cao tới Stennis để chỉ trích hành vi của Trung Quốc.

RIMPAC là lớn nhất và, người ta có thể cho rằng, nó là cuộc tập trận hải quân quan trọng nhất trên thế giới. Sự kiện năm nay sẽ diễn ra từ thứ Năm đến ngày 04 tháng 8 và sẽ bao gồm  Đức, Ý và Đan Mạch tham dự lần đầu tiên.

Các lực lượng Hải quân bắt đầu tập họp cho RIMPAC

Tổng cộng, 45 tàu, 5 tàu ​​ngầm, 200 máy bay và 25.000 nhân viên sẽ tham gia sự kiện, trong đó sẽ bao gồm huấn luyện  chiến tranh trên mặt biển, bầu trời và phòng thủ tên lửa, hoạt động đổ bộ và các kỹ năng hàng hải khác.

Với năm tàu, bao gồm một tàu bệnh viện, đội ngũ của Trung Quốc sẽ là một trong những đội lớn nhất. Các tàu chiến sẽ tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, cứu hộ tàu ngầm và huấn luyện chống cướp biển, nhưng đội ngũ của Trung quốc sẽ bị loại khỏi các buổi huấn luyện có liên quan đến chiến đấu.

Theo luật, quân đội Hoa Kỳ không được phép cung cấp hoặc tham gia huấn luyện có liên quan đến chiến đấu, với quân đội Trung Quốc.

Mặc dù Carter đã chỉ trích hành vi của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, ông bảo vệ quyết định mời Trung Quốc đến cuộc tập trận trong năm nay. Việc tham gia RIMPAC góp phần để "các mối quan hệ - mà rất quan trọng -  bảo đảm an toàn, an ninh và hòa bình của tuyến đường biển trong khu vực", Carter nói trong một bài phát biểu ở năm nay.

Nhiều tàu chiến Trung Quốc đã tham gia RIMPAC hồi năm 2014 mà không gặp sự cố nào. Nhưng sự kiện năm nay có thể phản ảnh những căng thẳng đang gia tăng.


Tàu sân bay lớp Nimitz, John C. Stennis, ở giửa,
và Ronald Reagan đang hoạt động hăng say
cùng nhau ở biển Philippine trong một động thái
phô trương lực lượng to lớn, hai tuần sau khi
Stennis rời biển Đông. (Ảnh: MC3 Jake Greenberg, Hải quân)

Malaysia, Brunei và Philippines cũng sẽ có mặt tại RIMPAC 2016, và mỗi nước có các yêu sách chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông. Một tòa án quốc tế dự kiến ​​sẽ ra phán quyết sớm về một thách thức pháp lý được đệ trình bởi Philippines, chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Phán quyết có thể được đưa ra trong thời gian  cuộc tập trận RIMPAC đang tiến hành, và Trung Quốc đã hứa sẽ làm ngơ với nó.

Nhật Bản sẽ gửi một trong những tàu chiến mới nhất và lớn nhất của nó đến RIMPAC, và một phó đô đốc của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản sẽ là một trong những chỉ huy cao cấp của cuộc tập trận. Nhật Bản đang tham gia vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku không có người ở, tại biển Hoa Đông, và đã cáo buộc tàu chiến Trung Quốc di chuyển không đúng cách trong hoặc gần vùng lãnh hải Nhật Bản hai lần trong những tháng gần đây.

Mời Trung Quốc tới RIMPAC 2016 là gửi đi một thông điệp sai lầm, nhà nghiên cứu cao cấp tại Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản, ở Tokyo, Grant Newsham phát biểu.

Trung Quốc theo dõi tàu chiến của Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở châu Á

"Việc mời Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) đến RIMPAC 2014 cũng đã gây ra sự bất dồng ... nhưng ý đồ là rằng, điều này sẽ cải thiện hành vi của Trung Quốc," Newsham nói. "Bây giờ chúng ta đã có hai năm với bằng chứng thực nghiệm để xác định xem phải chăng hành vi của Trung Quốc đã được cải thiện . Chẵng có gì cả. "

Việc rút lời mời Trung Quốc sẽ tạo ra các vấn đề khác, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand, Rob Ayson cho biết.

"Hầu như tất cả các buổi diển tập ở châu Á-Thái Bình Dương - và đặc biệt là việc gì đó lớn lao liên quan đến các nước lớn, trong đó RIMPAC là ví dụ hàng đầu - đang trở nên quan trọng hơn," Ayson nói "Huỷ bỏ lời mời Trung Quốc có thể báo hiệu cho các nước tham gia khác rằng, họ.cũng được dự kiến ​​sẽ cho ra rìa, và điều có thể làm cho họ phải cân nhắc. "

Bất kể, sức mạnh quân sự và sự quyết đoán của Trung quốc đang mang lại một "mức bình thường mới" mà Hoa Kỳ và các cường quốc hàng hải khác sẽ phải tính đến, một giảng viên cao cấp trong nghiên cứu chiến tranh tại King College, London, và là một chuyên gia trong vấn đề an ninh hàng hải ở Đông Á, Alessio Patalano nói.

"Sẽ có cảm giác khó chịu," Patalano nói. "Nhưng mà nên giải quyết trong một sự hiểu biết rằng, trên biển, cạnh tranh và ràng buộc có mức độ cùng tồn tại với nhau."



-----------------------------------|||-------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.