Tình bằng hửu Trung quốc - Mỹ , đến bao giờ ?


Xin lỗi nhé, các bằng hửu : Trung Quốc và Mỹ chẵng bao giờ trở thành đồng minh mãi mãi

Trong những năm đầu thập niên 1990, Trung Quốc không có những loại vũ khí giống như thứ vũ khí dẫn đường chính xác của Mỹ mà đã giúp Mỹ tiêu diệt lực lượng Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh
. HARRY KAZIANIS . 29 THÁNG 6 2016 . Theo ASIA TIMES

Trần H Sa lược dịch

Đối với những ai theo dỏi, thậm chí chỉ tình cờ, cuộc chạy đua gây ảnh hưởng quyền lực trên lãnh vực chính trị quốc tế, chắc chắn chỉ có một thực tế là - không có một tình huống nào là có khuynh hướng vĩnh cửu. Đi xa hơn một bước nữa, những gì mang các quốc gia ngồi lại với nhau trong một cái gọi là "đối tác chiến lược" hay thậm chí là một liên minh kiểu cũ cũng không thể kéo dài hoặc có vẻ mạnh mẽ như bạn nghĩ.

Không có ví dụ nào tốt hơn cho điều này, hơn là sự phát triển của mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đơn giản mà nói, những gì đã đưa hai quốc gia này lại gần với nhau - mối đe dọa bá quyền của Liên bang Xô Viết nhằm thống trị vùng đất rộng lớn của lục địa Á-Âu, và sự mở rộng ảnh hưởng của nó trên toàn thế giới - đã tạo nên sự ghép đôi lạ lùng nhất. Chưa hết, một thứ chủ nghĩa hiện thực khốc liệt đã đẩy những kẻ thù một thời cay đắng ngồi lại với nhau.

Nhưng khi Liên Xô tan rã từ từ, mà cũng là nhân tố căn bản của chiến lược thúc đẩy sự cộng tác như vậy. Washington và Bắc Kinh đơn giản không cần nhau nữa, như là một đối trọng với Moscow - mối đe dọa mà đã mang họ ngồi lại với nhau chỉ còn lại trong sách vở lịch sử. Và trong khi kinh tế cung cấp một động cơ để đặt sang một bên những thách thức chiến lược lộn xộn và thách thức địa chính trị - như làm ra tiền được thì cứ làm đi đã - cả hai quốc gia đang cảm thấy ngày càng bị áp lực nhiều hơn để trông chừng lẫn nhau như là những đối thủ cạnh tranh chiến lược rõ ràng trong tất cả các khía cạnh mà có thể chồng lấn lên nhau . Sự nguy hiểm của một cuộc xung đột trên biển Hoa Đông và Biển Đông hoặc sự nguy hiểm đang tăng lên của một sự cố đối với Đài Loan, cung cấp một lời nhắc nhở liên tục.

Và tại sao chúng ta phải bị sốc? (mà ) Bắc Kinh thì không - trong thực tế ở nhiều khía cạnh, các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc từng nhìn sự thay đổi này như đã có từ lâu.

Trở lại xa hơn như giữa những năm 1980, các học giả Trung Quốc nhận ra môi trường chiến lược mà trong đó họ sống, đang thay đổi nhanh chóng. Họ hiểu rằng Liên Xô có khả năng suy sụp, và những thách thức mới, hoặc những thách thức cũ, được xem là hạng hai hoặc thậm chí hạng ba, một lần nữa trở thành một trọng tâm chính. Và điều này có nghĩa là một sự cạnh tranh chiến lược rất có khả năng phát triển với Mỹ trong trung hạn đến dài hạn - một đối thủ mà đơn giản là họ không thể đối chọi được trên chiến trường ngay bất cứ khi nào.

Những sự kiện xảy ra nhanh chóng khẳng định nỗi lo sợ nhất của Bắc Kinh. Khi Liên Xô thực hiện hành trình đi vào đống tro tàn lịch sử, sức mạnh và ảnh hưởng của Washington - đặc biệt khi nói đến sức mạnh quân sự chân thực - dường như là vô địch. Lực lượng vũ trang của Mỹ - đã chứng minh rõ ràng trong chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư 1991 - rõ ràng đã thủ đắc những phát triển kỷ thuật về vũ khí, đi trước các lực lượng Iraq chủ yếu được Liên Xô trang bị , quân đội đó đã có một số lợi thế quan trọng hơn Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực. Như Robert Farley, một nhà bình luận quốc phòng từng trải, giải thích lý do tại sao Trung Quốc buộc phải đối mặt với các vấn đề:

"Sự cân bằng giữa chất lượng và số lượng đã chuyển đổi qua lại trong lịch sử. Trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc và ở Triều tiên, PLA đã tận dụng con số và hiệu quả chiến thuật của con số để đánh bại (hoặc ít nhất ở cấp độ bộ binh ) những đối thủ có nhiều công nghệ tinh vi hơn. Ở Việt Nam, việc đưa vào công nghệ chống truy cập quan trọng đã giúp cản trở những cuộc tấn công của không quân Mỹ. Trong lịch sử, PLA hy vọng rằng lợi thế về số lượng thậm chí sẽ giúp tạo ra những sân chơi chống lại một trong những siêu cường, nhưng liên minh do Mỹ dẫn đầu đã cắt bỏ các lực lượng Iraq thông qua chất lượng vượt trội giống như một con dao nóng cắt qua bơ. Iraq đã chứng minh rằng, ít nhất là đến mức chiến đấu trong chiến tranh quy ước đã có sự liên quan đến công nghệ, sự cân bằng lệch về phía có công nghệ cao.

Sự hiểu biết này về Chiến tranh vùng Vịnh đã giúp định hướng việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Đặc biệt là trong lực lượng không quân và hải quân, Trung Quốc ngay lập tức có những bước cập nhật công nghệ quân sự của nó, thường thường thông qua việc mua các phần cứng tiên tiến nhất của Liên xô. Không có đủ tiền mặt, Nga háo hức thực hiện các giao dịch, và không lo lắng quá nhiều về những hậu quả dài hạn từ việc chuyển giao công nghệ. Trung Quốc cũng cố gắng để có được công nghệ với các ứng dụng quân sự từ châu Âu, nhưng biện pháp trừng phạt liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn làm què những nỗ lực này. Cuối cùng, Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực để gia tăng sự tinh vi từ các nghiên cứu và phát triển trên cơ sở công nghiệp quân sự riêng của mình ".

Thật vậy, sự uyên bác của Trung Quốc về cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất cho thấy rõ sự sợ hải mà Bắc Kinh cảm thấy, đơn giản là bị lấn át trên mặt công nghệ giả như một cuộc đối đầu với Washington xảy ra . Như Dean Cheng trình bày rõ ràng , công nghệ của Mỹ là thế hệ trước của Trung Quốc:

"Một bài học về công nghệ từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất là tầm quan trọng vô cùng lớn được đặt vào những loại đạn dược được dẫn đường chính xác (PGMs). Trong khi chỉ tương ứng 8% so với các loại vũ khí được xử dụng, PGMs được cho là đã phá hủy 40% những mục tiêu có giá trị cao. Những vũ khí như vậy, xử dụng một loạt các hệ thống hướng dẫn, có thể được phóng đi từ một loạt các nền tảng, thường ở khoảng cách rất xa. Chúng là lý do cơ bản tại sao chiến trường ngày càng mở rộng hơn và nguy hiểm hơn ".

Trong đầu những năm 1990, Bắc Kinh không có những thứ vũ khí như vậy. Cheng tiếp tục:

"Một bài học chiến thuật và công nghệ là tầm quan trọng vô cùng lớn của các hoạt động không gian và hoạt động điện tử. Ví dụ, trong chiến tranh vùng Vịnh, cần lưu ý rằng Hoa Kỳ đã xử dụng khoảng 70 vệ tinh mang trách nhiệm chống lại Iraq. Theo ước tính của PLA, các vệ tinh này cung cấp cho Hoa Kỳ khoảng 90% thông tin tình báo chiến lược và một phần đáng kể các thông tin về mục tiêu của nó. Hệ thống không gian cũng mang chừng 70% dữ liệu được truyền cho các lực lượng đồng minh. Khả năng khai thác không gian được coi là một yếu tố góp phần quan trọng vào chiến thắng của Liên quân. "

Vì vậy, trong khi có thể có vẻ tình cờ quan sát sự cạnh tranh địa chính trị vừa mới chớm nở giửa Hoa Kỳ-Trung Quốc như  là một hiện tượng khá mới,  dường như chỉ là vấn đề thời gian trước khi hai đại cường này được thiết lập để có ít nhất một số thoái trào từ giai đoạn lạc quan hơn do có một kẻ thù chung. Thật vậy, những sự kiện như khủng hoảng Đài Loan 1995-1996 đến tai nạn ở Hải Nam năm 2001, chỉ tăng cường sự lo lắng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thực tế đơn giản rằng, Washington và Bắc Kinh chia xẻ các lợi ích chiến lược rất khác nhau trên khắp châu Á, và Washington, ít nhất là trong tương lai gần, sẽ có khả năng thống trị bất kỳ động lực xung đột nào. Không có gì ngạc khi Trung Quốc đang xây dựng những thứ như tên lửa "sát thủ tàu sân bay" và vũ khí "chống vệ tinh". 

Harry J. Kazianis là thành viên cao cấp ở Chính sách quốc phòng tại Trung tâm National Interest và là biên tập viên cao cấp của tạp chí The National Interest.


------------------------------------------|||-----------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.