Viễn cảnh của Đông Nam Á trước sự cạnh tranh Mỹ-Trung



CFR .23 Tháng Sáu 2016. Theo CFR

Trần H Sa lược dịch

Vào tháng Tư năm 2016, Tổ chức quốc tế của Hội đồng quan hệ đối ngoại, chương trình Quản trị toàn cầu và Viện Chính sách Quốc tế Lowy có trụ sở ở Australia đã tổ chức một hội thảo về viễn cảnh của Đông Nam Á trước sự cạnh tranh Mỹ-Trung . Hội thảo đã được thực hiện bởi sự hỗ trợ của Quỹ tài trợ Robina. Những quan điểm được mô tả ở đây chỉ là của những người tham gia hội thảo và không phải là quan điểm của CFR, Viện, hoặc Quỹ tài trợ Robina. Hội đồng Quan hệ đối ngoại không có quan điểm của tổ chức về vấn đề chính sách và không đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài ra, các quy định chính sách được đề xuất là quan điểm của cá nhân tham gia và không nhất thiết đại diện cho một sự đồng thuận của các thành viên tham dự.

Giới thiệu

Sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc đang lên đã định hình các đường nét của chính trị toàn cầu, an ninh và kinh tế kể từ đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, quan điểm của các nước Đông Nam Á, nơi mà sự kình địch của đại cường có những hệ quả ảnh hưởng sâu rộng , thường bị bỏ qua. Để có được một sự hiểu biết sắc nét hơn về quan điểm của Đông Nam Á trước sự cạnh tranh của Hoa Kỳ-Trung Quốc, trên một loạt các vấn đề - bao gồm tranh chấp hàng hải, thương mại và đầu tư, và các thách thức an ninh xuyên quốc gia - Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và Viện chính sách quốc tế Lowy đã triệu tập các học giả nổi tiếng, đại diện của các think-tank, các cựu và đương kim quan chức chính phủ  tham gia một hội thảo tại Singapore từ ngày 3 đến 5, tháng Tư, năm 2016.

Huấn luyện những con voi khiêu vũ

Như một trong những hội thảo viên lưu ý, nhiều quốc gia Đông Nam Á thấy mình giống như cỏ trong các câu tục ngữ châu Phi, "Khi hai con voi đánh nhau , cỏ gánh chịu đau khổ." (trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết )Tuy nhiên, ở một số quốc gia Đông Nam Á, người tham gia lưu ý, voi có thể được dạy khiêu vũ như thế nào. Vào tháng Hai năm 2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiếp đãi lãnh đạo của mười quốc gia thành viên ASEAN ở Sunnylands, California, trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-ASEAN lần đầu tiên , theo sau hai sự kiện ngoại giao với ASEAN ngày càng tăng một cách vững chắc, vượt xa hơn dưới thời Obama. Hội nghị nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của Washington trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn cùng với, duy trì an ninh, và gây ảnh hưởng lớn hơn với khu vực Đông Nam Á, một khu vực trung tâm trong "tái cân bằng" đến châu Á của Hoa Kỳ. Theo một số người tham gia hội thảo, hội nghị thượng đỉnh cũng báo hiệu rằng Mỹ tôn trọng các nguyên tắc "trung tâm" của ASEAN, theo đó ASEAN, không phải là cường quốc ngoài cuộc, mà nên đóng vai trò chính trong việc triệu tập ngoại giao khu vực.

Các đường lối từ hội thảo
  • Tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông bộc lộ một thách thức dành cho các nước Đông Nam Á, ở đó đang tìm tòi định hình hành vi của Trung Quốc trong khi duy trì sự đoàn kết và vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong khu vực. Hai mục tiêu này không thể là không mâu thuẩn với nhau.
  • Cái giá phải trả cho danh tiếng từ sự không phê duyệt Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là rất cao đối với Hoa Kỳ, bởi vì nhiều nhà hoạch định chính sách trong khu vực Đông Nam Á coi thỏa thuận thương mại này như là biểu tượng cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực.
  • Biên giới khu vực Đông Nam Á có quá nhiều lổ thủng, và năng lực của các quốc gia Đông Nam Á để giám sát dòng chảy hàng hóa và con người bất hợp pháp - bao gồm những kẻ khủng bố - ngang qua những biên giới này bộc lộ những thách thức quản trị và an ninh. Sự hỗ trợ từ Washington và Bắc Kinh có thể giúp giải quyết những thách thức này.
  • Thay vì đầu hàng trước áp lực phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các thành viên ASEAN nên vận dụng ảnh hưởng tập thể của mình để kềm chế sự kình địch Hoa Kỳ-Trung Quốc, thông qua các quy tắc và các tổ chức của khu vực, và chuyển sự cạnh tranh hướng đến thái cực hữu ích. 
Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, cùng với sự thay đổi trong chính trị nội bộ ở cả hai nước, đã tạo ra sự nghi ngờ về tính trung tâm của ASEAN. Hoa Kỳ đã phục vụ như là một người bảo đảm an ninh trong khu vực Đông Nam Á kể từ Thế chiến II, với hạm đội Bảy của Hoa Kỳ bảo vệ các tuyến đường hàng hải trong khu vực. Nhưng làn sóng chủ nghĩa dân túy trong chính trị nội bộ Hoa Kỳ, sự kết thúc nhiệm kỳ của chính quyền Obama, và số phận bấp bênh của hiệp định thương mại TPP khiến nhiều người tham gia hội thảo đặt vấn đề về sự cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chính sách phục thù ở Biển Đông của Trung Quốc đã làm xói mòn tính ưu việt của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Như một kết quả từ các hành động gần đây của Trung Quốc, Bắc Kinh đã đánh mất rất nhiều thành tựu đạt được trong cuộc tấn công quyến rũ của nó trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. Với việc Trung Quốc tự khẳng định bản thân một cách mạnh mẽ hơn trong khu vực, một số hội thảo viên cho rằng Bắc Kinh có thể cải thiện các mối quan hệ với Đông Nam Á bằng cách tiếp cận trân trọng hơn, như là khu vực "cửa trước" của nó, chứ không phải là một "sân sau". Một hội thảo viên khác lưu ý rằng các quốc gia Đông Nam Á có sự vui sướng từ những người bạn được chọn, chẳng hạn như Hoa Kỳ, mà không phải là hàng xóm; hợp tác với Trung Quốc là một điều cần thiết, nhưng không phải là một  lựa chọn.

Tranh chấp ở biển Đông

Chẵng có nơi nào mà sự cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc được nhìn thấy rỏ rệt hơn ở Biển Đông, các địa điểm tranh chấp lãnh thổ lâu dài giữa Trung Quốc và Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam. Việc xây dựng, mở rộng, và quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo trên biển của Trung Quốc đã lôi kéo sự chỉ trích từ Hoa Kỳ. Lo ngại việc cho phép các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không bị thách thức sẽ tạo nên một tiền lệ đáng lo ngại, Washington đã tiến hành một số hoạt động tự do hàng hải và tăng gấp đôi cam kết an ninh của mình đối với các đồng minh tranh chấp ở Đông Nam Á .

Một số hội thảo viên cảnh báo chống lại việc xem Đông Nam Á như là có độc quyền thông qua ống kính của Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều người đồng ý rằng, thiếu quản lý cẩn thận, các tranh chấp có thể đầu độc mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng hoặc dẫn đến xung đột vũ trang. Phán quyết sắp xảy ra của tòa án trọng tài thường trực tại The Hague, nơi Philippines đã đệ trình một vụ kiện chống lại Trung Quốc theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), có thể thúc đẩy một cách tiếp cận mới từ Bắc Kinh hoặc nó có thể khuyến khích làm tăng thêm sự quyết đoán của Trung Quốc.

Một hội thảo viên mô tả những phát triển ở Biển Đông như là một tác động hổ tương phức tạp của luật pháp, lịch sử, và quyền lực. Về mặt pháp lý, tranh chấp hàng hải được điều chỉnh bởi UNCLOS, trong đó liệt kê các quyền, trách nhiệm và quyền hạn của các quốc gia trong việc xử dụng và quản lý các đại dương trên thế giới. Một số nước yêu sách rằng quyền lịch sử được ghi đè lên luật biển, mặc dù quan điểm này không phải là quan điểm của đa số luật sư quốc tế. Theo tường thuật của Trung Quốc, các hội thảo viên lưu ý, các khu vực tranh chấp ở Biển Đông là lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc nhưng đã bị mất trong "thế kỷ sỉ nhục" của người Trung Quốc.

Là một cường quốc hồi sinh, Trung Quốc hiện nay nhắm mục đích đòi lại sự vĩ đại trong lịch sử của nó, được biểu tượng hóa bằng uy quyền trong vùng biển lịch sử, Biển Đông. Yêu cầu như vậy trước pháp luật và lịch sử được làm phức tạp hơn thêm bởi cuộc tranh đấu quyền lực rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một số hội thảo viên cho rằng, từ quan điểm của Hoa Kỳ, tính chất xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm dấy lên mối lo ngại rằng Bắc Kinh đang thiếu quản lý cẩn thận, các tranh chấp ở Biển Đông có thể đầu độc mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng hoặc dẫn đến xung đột vũ trang,  không muốn chấp nhận các quy tắc trật tự quốc tế đã được thiết lập. Tuy nhiên, một hội thảo viên khác lưu ý, Trung Quốc coi tái cân bằng đến châu Á của Mỹ như là một "hình thức trá hình của sự ngăn chặn", chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh đang đòi lại một vai trò tương xứng với kích thước và sự vĩ đại trong lịch sử của nó.

Như một trong những hội thảo viên chỉ ra, ASEAN hoạt động trên cơ sở đồng thuận và thường phản ảnh những "mẫu số chung nhỏ nhất" của các quan điểm trong mười thành viên của nó. Trong khi đó, Malaysia - một nước có yêu sách chủ quyền ở biển Đông thích duy trì một vị thế tự kềm chế - và Indonesia tìm cách đóng một vai trò cầu nối giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, các hoạt động cải tạo quy mô lớn gần đây của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và các hoạt động đánh bắt cá của người Trung quốc ở trong thẩm quyền hàng hải của Malaysia và Indonesia đã làm cho Kuala Lumpur và Jakarta ngày càng khó lờ đi sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Nhiều hội thảo viên bày tỏ lo ngại rằng phán quyết sắp xảy ra của Tòa án Trọng tài Thường trực có thể nâng cao căng thẳng. Nếu tòa án phán xử rằng các tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở trong luật pháp quốc tế, Bắc Kinh có hai lựa chọn. Một mặt, Trung Quốc có thể phản ứng ngang ngược, đẩy nhanh việc cải tạo đất của nó và tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. Những động thái như vậy có thể làm tăng khả năng xảy ra một cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines, gia tăng viễn tượng một cuộc xung đột lớn trong khu vực rộng lớn hơn liên quan đến Hoa Kỳ, quốc gia mà Philippines có quan hệ quốc phòng ngày càng chặt chẽ. Mặt khác, Trung Quốc có thể phản ứng với phán quyết trong một kiểu cách mang tính xây dựng hơn, bằng cách theo đuổi các biện pháp xây dựng lòng tin với các bên tranh chấp khác. Mặc dù Trung Quốc đã cho biết họ sẽ không tuân theo phán quyết của tòa án, một số hội thảo viên đề xuất Bắc Kinh làm rõ bản chất yêu sách của mình bên trong biển Đông. Trung Quốc cũng có thể thu xếp một cuộc họp của các quốc gia ven biển Đông Nam Á để thúc đẩy bảo tồn môi trường và hệ sinh thái ở biển Đông và giúp khôi phục trữ lượng cá đang dần cạn kiệt một cách nguy hiểm bởi việc đánh bắt trái phép tràn lan, không được thông báo và không theo quy định. Các hội thảo viên khác cho rằng Bắc Kinh có thể đàm phán với các bên tranh chấp đối địch về các dự án phát triển chung ở vùng biển tranh chấp, qua đó sẽ xây dựng lòng tin, trong khi nhân nhượng chia xẻ các lợi ích kinh tế.

Tuy nhiên, đa số hội thảo viên vẫn bi quan trước quan điểm rằng tranh chấp ở Biển Đông sẽ được giải quyết trong tương lai gần. Nhiều hội thảo viên cho rằng việc đúc kết đàm phán  Bộ quy tắc ứng xử ( COC ) cho Biển Đông bị trì hoãn bấy lâu nay vẫn là lựa chọn tốt nhất, mặc dù những người khác nêu ra những nghi ngờ về việc cách thức này liệu có khả thi về mặt chính trị hay không. Một vị khác gợi ý rằng, như là một giải pháp tạm thời, Trung Quốc và ASEAN, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, nên mở rộng bộ "ứng xử chạm trán ngoài ý muốn trên biển" - một khuôn khổ không ràng buộc nhằm tạo thuận tiện cho việc liên lạc của hải quân quốc tế và ngăn chặn sự leo thang - bao gồm cả các tàu phi quân sự. Nói rộng hơn, nhiều hội thảo viên khuyến khích Trung Quốc hướng về tương lai. Thay vì chăm chú vào việc khắc phục "thế kỷ sỉ nhục" của mình, một hội thảo viên cho biết, Trung Quốc nên khao khát tạo ra "một thế kỷ thịnh vượng mới."

Cấu trúc thương mại và đầu tư khu vực

Đông Nam Á là một trong những khu vực kinh tế sôi động nhất trên thế giới. Trong nhiều thập kỷ, các nước ASEAN đã gặt hái được những thành quả trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, cạnh tranh không ngừng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh về thương mại và đầu tư ngày càng ảnh hưởng đến Đông Nam Á, một khu vực mà cả hai cường quốc xem là trung tâm cho các chính sách kinh tế của họ. 

Một trụ cột trong tái cân bằng đến châu Á của Mỹ là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận tự do thương mại đầy tham vọng gồm có mười hai quốc gia - bao gồm các thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam - nhằm mục đích giảm thuế quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và tăng cường các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Mặc dù một số hội thảo viên đặt câu hỏi liệu thỏa thuận có sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các thành viên Đông Nam Á hay không, hầu hết đồng ý rằng TPP đã trở thành biểu tượng cam kết của Washington đối với khu vực. Các hội thảo viên nhấn mạnh rằng các nước tham gia TPP ở Đông Nam Á đã đầu tư vốn liếng chính trị đáng kể trong sự thành công của thỏa thuận thương mại. Nếu Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chống lại sự thông qua thỏa thuận thương mại, Hoa Kỳ sẽ phải chịu thiệt hại lớn về mặt danh tiếng.

Song song với TPP là Quan hệ kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại gồm tất cả mười thành viên ASEAN cùng với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, và Hàn Quốc. RCEP không cung cấp một lịch trình tự do hóa mở rộng như TPP, làm cho việc đúc kết nó có nhiều khả năng là ở trong năm tới . Những hội thảo viên lưu ý rằng, mặc dù Trung Quốc chào hàng RCEP như là một mô hình thay thế cho TPP, nó không có khả năng làm cho các nước ký kết, hội nhập kinh tế sâu sắc với Trung Quốc theo cách mà TPP có thể làm cho các bên tham gia, hội nhập sâu sắc với Hoa Kỳ và nâng cao tiêu chuẩn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã chỉa mũi nhọn vào sáng kiến một Vành đai, một Con đường, nhằm chuyển hàng trăm tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng kéo dài qua lục địa Á-Âu, và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, ngân hàng phát triển khu vực mới, được ra mắt bởi Trung Quốc vào năm 2015 mà được coi là một đối thủ của Ngân hàng Thế giới do Hoa Kỳ thống trị và Ngân hàng Phát triển Châu Á do Nhật Bản thống trị.

Một hội thảo viên miêu tả sinh động bối cảnh cạnh tranh kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc như là một vấn đề của "phần cứng" chống lại "phần mềm". Một mặt, cách tiếp cận của Trung Quốc chủ yếu dựa vào "phần cứng" như cơ sở hạ tầng: đường bộ, đường sắt, bến cảng, cầu cống . Hoa Kỳ, mặt khác, nhấn mạnh vào "phần mềm", chẳng hạn như sở hữu trí tuệ, giáo dục và đào tạo. Các phương pháp tiếp cận của Hoa Kỳ và Trung Quốc thường được miêu tả như là những mô hình cạnh tranh, qua đó hàm ý rằng các nước đang phát triển phải lựa chọn bên này hay bên kia. Tuy nhiên, những người tham gia hội thảo nhấn mạnh rằng Đông Nam Á cần cả phần cứng và phần mềm; các nước không nên bị buộc phải lựa chọn.

An ninh xuyên quốc gia ở Đông Nam Á

Đông Nam Á phải đối mặt với một loạt các thách thức an ninh xuyên quốc gia, từ buôn bán người và hàng hóa bất hợp pháp tới các mối đe dọa không gian mạng và vi phạm bản quyền, nhưng không có thứ nào được chú ý nhiều hơn khủng bố. Những người tham gia hội thảo nhấn mạnh rằng mối đe dọa khủng bố đã tiến triển với sự ra đời của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, sự tuyên truyền tinh vi của nó, và việc tuyển dụng tích cực của nó trên phương tiện truyền thông xã hội. Hàng trăm chiến binh từ Indonesia, Malaysia, Singapore, và các quốc gia Đông Nam Á khác đã đi đến Trung Đông để gia nhập Nhà nước Hồi giáo và các nhóm thánh chiến khác. Cuộc tấn công khủng bố ở Jakarta hồi tháng Giêng năm 2016, phạm vi vừa phải, chứng tỏ các chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo mong muốn khởi động các cuộc tấn công trong khu vực, nhưng cũng đang tương đối thiếu năng lực.

Một số hội thảo viên cho rằng, có cơ hội rất lớn cho sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN trong việc chống khủng bố, vì Nhà nước Hồi giáo và các tổ chức khủng bố khác là một "kẻ thù chung" đang đe dọa lợi ích của tất cả các nước. Như phạm vi vươn tới toàn cầu của Nhà nước Hồi giáo đã chứng tỏ, việc đơn phương bảo vệ biên giới  là không đủ để chống lại các mối đe dọa vượt khỏi các biên giới quốc gia. Điều này đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi mà, theo lời của một hội thảo viên, những thách thức an ninh "vốn đã xuyên quốc gia," trước mạng lưới phức tạp của đất đai và biên giới hàng hải trong khu vực.

Ngoài ra, các hội thảo viên ghi nhận những thách thức liên quan đến di dân và buôn bán người, đặc biệt là việc hồi hương của các cá nhân mà Bắc Kinh phân loại như là những kẻ khủng bố. Bất chấp sự phản đối từ Liên Hiệp Quốc, từ chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền nổi tiếng, Thái Lan gần đây đã cho hồi hương về Trung Quốc khoảng một trăm người tỵ nạn Duy ngô nhĩ - theo đạo Hồi, gốc nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ từ tỉnh Tân Cương cứng đầu cứng cổ của Trung Quốc. Những hội thảo viên nói rằng vấn đề Uighur đã trở thành một "điểm gắn bó" trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thông qua vấn nạn những người Uighur chạy trốn đi du lịch, nhưng nó cũng là biểu hiện của một thực tế rằng các quốc gia Đông Nam Á không có năng lực để quản lý hiệu quả việc di dân trong khu vực.

Các hội thảo viên cũng cảnh báo rằng vô số sáng kiến ​​của Đông Nam Á nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan vẫn còn kém phối hợp. Hợp tác liên cơ quan yếu kém là triệu chứng của những thách thức quản trị rộng lớn hơn, trong đó, theo một hội thảo viên, là những động lực cơ bản của chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Hơn nữa, một số hội thảo viên lưu ý rằng các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Đông Nam Á đã buộc một số chính phủ bảo vệ hơn nửa các luật chống khủng bố tàn bạo, mà có thể là phản tác dụng đối với nhân quyền và quản trị trong khu vực. Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc cung cấp sự hỗ trợ xây dựng năng lực ở Đông Nam Á, họ cần bảo đảm rằng họ không vô tình làm trầm trọng thêm sự quản trị yếu kém và sự cạnh tranh liên cơ quan.

Tương lai của ASEAN

Các hội thảo viên nhất trí rộng rãi rằng ASEAN không nên chỉ duy trì "tự trị chiến lược" của mình trong bối cảnh cạnh tranh của Hoa Kỳ-Trung Quốc, mà còn nên tận dụng vai trò trung tâm trong các nỗ lực để lèo lái Washington và Bắc Kinh tránh khỏi sự đối đầu. Để thực hiện những mục tiêu này, các hội thảo viên nhấn mạnh, ASEAN cần những ý tưởng táo bạo và khôi phục sự lãnh đạo. Một số vấn đề về khả năng tồn tại các cam kết của ASEAN như "hợp tác bình đẳng", lưu ý rằng tình trạng thiếu vắng sự lãnh đạo mang tính quyết định trong nhóm, sẽ chỉ mời Trung Quốc hay Hoa Kỳ lấp đầy khoảng trống quyền lực đó. Một hội thảo viên khác lưu ý rằng, mặc dù hùng biện ngược lại, ASEAN luôn được quản lý theo thứ bậc - một cái gì đó phản ảnh khoảng cách kinh tế chán ngán giữa các nước Đông Nam Á phát triển nhất (Singapore và Brunei) và kém phát triển nhất (Lào và Myanmar) . Một số hội thảo viên cho rằng Singapore và Indonesia có thể chuyên trách vai trò lãnh đạo theo lợi thế so sánh của họ, mặc dù những người khác lập luận rằng không một quốc gia duy nhất nào có thể cung cấp điều mong đợi cần thiết của cộng đồng để tăng cường an ninh và sự thịnh vượng của khu vực.



----------------------------------|||-----------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.