Xem xét học thuyết của Tập Cận Bình


 Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình đọc bài phát biểu tại lễ khai mạc cuộc họp các ngoại trưởng thường kỳ lần thứ năm trong "Hội nghị về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại Diaoyutai State Guesthouse ở Bắc Kinh ngày 28 Tháng Tư, năm 2016. REUTERS / Kyodo News
 Michael Auslin .31, tháng Năm, 2016| Theo AEI

Trần H Sa lược dịch

Khi Tổng thống Obama tìm kiếm thực hiện dấu nhấn cuối cùng của mình ở châu Á, viếng thăm Việt Nam và Nhật Bản vào tuần trước, ông đã đối đầu với mục tiêu chiến lược ngày càng rõ ràng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Mặc dù Xi tiếp tục tập trung vào các vấn đề trong nước, bao gồm một nền kinh tế suy yếu, những cuộc đàn áp thẳng tay vào các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với một luật lệ mới thô bạo , ông cũng đã làm cho rõ ràng rằng Trung Quốc có ý định quyết định bản chất môi trường an ninh ở Đông Á. Mặc dù chưa chính thức nói rỏ ràng như vậy, khớp nối lại, các tuyên bố của ông hình thành nên những gì có thể được gọi là học thuyết của Xi. "Học thuyết" này dường như dành cho Trung Quốc quyền xử dụng vũ lực, can thiệp vào những cuộc xung đột hay những tình huống khủng hoảng nằm bên ngoài biên giới của nó, nhằm duy trì hoặc tạo ra một sự cân bằng quyền lực thuận lợi cho lợi ích của Trung quốc. Như vậy, nó đặt ra một thách thức cho các chính khách Hoa Kỳ, những người phải duy trì trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực mà đã cung cấp ổn định cho hơn một nửa thế kỷ, trong khi đồng thời bảo đảm rằng Bắc Kinh và Washington tránh được xung đột.

Xi đã có hàng tá bài phát biểu về chính sách đối ngoại kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, hầu hết trong số chúng là sự mời chào chung sống hoà bình. Thế nhưng, trong những tháng gần đây, cả hành động của Trung Quốc lẫn tuyên bố của Xi đã hình thành một chính sách mạch lạc sẳn sàng hành động hơn nhiều, một trong đó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động an ninh của Trung Quốc ở nước ngoài. Tầm nhìn và khát vọng của Xi bao trùm toàn bộ Đông Á. Như vậy những bài phát biểu này cung cấp rõ ràng hơn nhiều, về những gì mà ông ta coi là lợi ích an ninh cốt lõi của Trung Quốc. Học thuyết của Xi định hình môi trường địa chính trị chung quanh những lợi ích cốt lõi này, chủ yếu là ngăn chặn bán đảo Triều Tiên nghiêng về phía Hoa Kỳ, bảo đảm sự thống trị của Trung Quốc trong vùng biển của khu vực, và chặn trước bất kỳ động thái nào của Đài Loan hướng đến độc lập.

Trong một bài phát biểu ít tiếng tăm với các Bộ trưởng Ngoại giao châu Á tại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư, Xi công bố rằng Trung Quốc sẽ "tuyệt đối không cho phép chiến tranh hay sự hỗn loạn trên bán đảo [Triều Tiên]." Lời công bố chính sách này có lẻ tương đương với "chiến lược mơ hồ" củ rích của Mỹ đối với quan hệ Trung - Đài, khiến tất cả các bên liên quan không chắc chắn về độ chính xác với những gì Trung Quốc có ý định làm. Nó cũng có vẻ ở trong phản ứng đối với việc tiếp tục làm sâu sắc thêm và sự tiến triển của liên minh Mỹ-Hàn Quốc, và sự hiện đại hóa quân đội của Hàn Quốc với những tính năng mới, bao gồm các máy bay chiến đấu tàng hình và sự tăng cường tập trung tên lửa chống đạn đạo.

Tuyên bố về Triều Tiên của Xi làm nổi lên nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Nó có thể được giải thích y như là một tín hiệu cho 'Kim Jong-un bất trị' không được kích hoạt một cuộc xung đột với Hàn Quốc, một tín hiệu cho Seoul không được gây áp lực quá nhiều vào miền Bắc, hoặc với Hoa Kỳ để hạn chế vai trò của nó trong trường hợp chiến tranh.

Xi cũng không nói rõ ràng chiến tranh sẽ được ngăn chặn như thế nào. Phải chăng đây là học thuyết tương đương với học thuyết Brezhnev của Liên Xô cũ trong xung đột trước đây, cam kết sự can thiệp của Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc lật đổ một nhà nước quen thân ? Hoặc là Bắc Kinh báo hiệu rằng nó sẽ hoạt động để kiềm chế Bình Nhưỡng, bằng vũ lực nếu cần thiết, để ngăn chặn một cuộc xung đột rộng lớn hơn? Lần lượt, những người ủng hộ vai trò của Trung Quốc lớn hơn trong ngoại giao khu vực có thể giải thích từ ngữ của Xi như là một kế hoạch làm trung gian hòa giải trong khủng hoảng. Đặt sang một bên các chi tiết, Xi đã nói rõ rằng Trung Quốc sẽ không ngồi một cách thụ động và không để cho các cường quốc khác quyết định tương lai của bán đảo Triều Tiên, do đó tín hiệu gởi tới Washington và các đồng minh của Mỹ là rằng, Bắc Kinh sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc định hình xu hướng an ninh ở Đông Bắc Á.

Trong bài phát biểu tương tự, Xi nhắc lại rằng Bắc Kinh sẽ bảo đảm hòa bình và ổn định ở Biển Đông trong khi cũng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nó. Học thuyết Xi do đó làm tăng lên nỗi ám ảnh về sự can thiệp của Trung Quốc, thậm chí trực tiếp hơn ở Biển Đông lắm tranh cãi, trong đó Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền thông qua "đường lưỡi bò" gây tranh cãi của nó, có niên đại từ năm 1930. Tuyên bố của ông Tập Cận Bình có những hiệu quả thực tế, Trung Quốc quân sự hóa tài sản của mình ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bao gồm cả những hòn đảo nhân tạo mới, được nạo vét từ đáy biển. Có báo cáo cho rằng Trung Quốc có thể bắt đầu nạo vét ở bãi cạn Scarborough - bị tranh chấp bởi Philippines - nhấn mạnh hơn nửa quan điểm của Xi, trong khi đồng thời hứa hẹn sẽ làm đỏ bừng tình hình vốn đã dễ cháy.




Philippines cách đây vài năm đã đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế qua vấn đề Trường Sa. Đáp lại, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố ý định không để ý đến bất kỳ quyết định nào của tòa án quốc tế. Trước việc tòa án quốc tế tại The Hague sớm đưa ra phán quyết về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Philippines, tuyên bố mới nhất của Xi làm chai cứng thêm nửa quan điểm của Bắc Kinh. Ở đây, cũng vậy, học thuyết Xi làm rõ quan điểm của Trung Quốc trên các tài sản hàng hải chiến lược quan trọng, cho thấy có rất ít hy vọng cho sự thỏa hiệp trên các tranh chấp lãnh thổ. Bắc Kinh dường như sẵn sàng mạo hiểm cho một cuộc đụng độ với các nước láng giềng, hoặc có thể ngay cả với Mỹ, nhằm duy trì một làn ranh cho các tài sản tuyên bố chủ quyền của mình. Tương tự, Trung Quốc đã ban hành cảnh báo cho Đài Loan sau cuộc bầu cử tổng thống gần đây của nó - mà qua đó đã quay lại với đảng Dân Tiến ủng hộ độc lập trên danh nghĩa, lên cầm quyền - để Đài Loan từ bỏ " ảo giác " về sự độc lập. Những động thái này gây nên lo ngại rằng Bắc Kinh vẫn sẵn sàng chấp nhận nguy cơ xung đột khu vực để kiên quyết nắm giữ sự kiểm soát trên những gì nó coi là một tỉnh ly khai.

Tất cả mọi quốc gia đều hành động theo tự tính vụ lợi của mình, và không ai nên ngạc nhiên trước việc Bắc Kinh đã thay đổi chính sách của nó để tận dụng lợi thế từ những năm tăng trưởng kinh tế và sức mạnh quân sự mới của nó. Tuy nhiên, một ít quốc gia có thể khẳng định lợi ích quốc gia của mình theo những cách mà qua đó có tiềm năng định hình lại khu vực của họ. Sự tôn trọng có lựa chọn của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế không phải chỉ có một, nhưng quyền lực và ảnh hưởng của nó làm cho nhiều hành động của Trung quốc quậy phá hơn nhiều so với các quốc gia nhỏ hơn, khi nó chọn con đường đơn phương dựa vào sức mạnh.

Tập Cận Bình đã đẩy Trung Quốc hướng đến một tư thế đối đầu nhiều hơn xuyên suốt vùng Đông Á. Nhật Bản cho máy bay phản lực của nó đột ngột cất cánh nhằm ngăn chặn hàng trăm lần mỗi năm để đáp trả máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm lấn vào lãnh thổ Nhật Bản, bao gồm cả quần đảo Senkaku tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Những tàu Tuần duyên mới của Trung Quốc, lớn hơn so với bất kỳ loại tàu hoạt động nào của các quốc gia châu Á khác, tuần tra vùng biển tranh chấp, đe dọa các tàu nhỏ hơn từ các quốc gia khác. Thuyền đánh cá của Philippines và Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với áp lực từ các tàu tuần tra hàng hải của Trung Quốc. Các cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ đại lục không ngừng kiểm tra sự phòng thủ bằng máy tính của Nhật Bản và các nước khác.

Học thuyết Xi giới thiệu với các quốc gia châu Á và Hoa Kỳ một phiên bản của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, "biết cái chưa biết." Trong khi rõ ràng rằng Bắc Kinh có ý định để định hình môi trường an ninh khu vực Đông Á theo sở thích của nó, chính xác có nghĩa là nó sẽ xử dụng, hoặc làm thế nào đó, nó sẽ kiểm tra sức mạnh vẫn còn chưa chắc chắn của nó . Chỉ riêng điều đó có thể là một phần kế hoạch của Trung Quốc, nhằm duy trì sự linh hoạt chiến lược bằng cách gieo sự không chắc chắn vào trong những quốc gia vướng vào tranh chấp với Bắc Kinh. Sự không chắc chắn như vậy có thể dẫn các đối tác của Trung Quốc trở nên thận trọng hơn và lo sợ rủi ro trong ánh sáng những tuyên bố mạnh mẽ của Xi.

Tuy nhiên, với phán quyết của The Hague đang hiện ra lờ mờ, và những tin xấu về kinh tế vẫn tiếp tục, sự tin tưởng rằng Trung Quốc là một lực lượng không thể ngăn cản, có lẻ suy yếu dần. Với các nước như Philippines sẵn sàng xử dụng các phương tiện quốc tế để thách thức Trung Quốc, và Nhật Bản đang gia tăng ngân sách quốc phòng, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể đụng phải những cơn gió ngược, khắc nghiệt, trong những năm tới. Tuyên bố của Xi do đó có thể được giải thích như là một cách đón đầu những thách thức lớn hơn đối với lợi ích khu vực của Trung Quốc.

Vấn đề là Xi sẽ phải đáp trả, nếu vì một vài lý do ông ta bị thách thức trực tiếp và thiết yếu trên bất kỳ tuyên bố nào của mình. Một vùng nhận định phòng không mới ở Biển Đông, ví dụ, có thể dẫn đến một phản ứng thậm chí từ một quốc gia yếu hơn nhiều so với Trung Quốc, chẵng hạn như Philippines. Hoặc, đánh chìm một tàu đánh cá của Việt Nam có thể mở ra các cuộc biểu tình mang tính dân tộc chủ nghĩa ở cả hai nước. Đó có thể là một sự cố mà có thể dễ dàng bị mất kiểm soát, đầu độc hơn nửa các mối quan hệ ở châu Á, và có thể đưa nước Mỹ vào cuộc xung đột, do nó là đồng minh của bên bị liên can. Sẽ là tốt hơn hết nếu học thuyết của Xi đừng bao giờ được đưa vào thử nghiệm.

Michael Auslin là một học giả thường xuyên và là Giám đốc Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Kinh Doanh Hoa Kỳ , American Enterprise Institute (AEI), nơi ông chuyên về các vấn đề an ninh khu vực và chính trị châu Á. Trước khi gia nhập AEI, Tiến sĩ Auslin là phó giáo sư khoa lịch sử tại Đại học Yale. Ông đã tư vấn cho cả chính phủ Mỹ lẫn các doanh nghiệp tư nhân về các vấn đề an ninh châu Á và toàn cầu. Tiến sĩ Auslin nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign và bằng Cử nhân từ Đại học Georgetown.




----------------------------------|||------------------------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.