Cáo buộc của Trung quốc và sự vô tư của tòa án The Hague

Trung Quốc đã bí mật vận động với tòa án trọng tài để loại bỏ đơn kiện của Philippines về Biển Đông. Nhưng tòa án đã lịch sự từ chối tiếp xúc

The Hague 
Alfredo C. Robles, Jr. Ngày 10 tháng 7 năm 2016 . Theo Robles Raissa

Trần H Sa lược dịch

Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch ngoại giao của mình chống lại sự phân xử của trọng tài. Trong vài tháng qua Trung Quốc thậm chí đã nhắm mục tiêu vào các thành viên của Tòa án, buộc tội họ "không công bằng", "bất cẩn" và "vô trách nhiệm" .

May mắn, chúng tôi không công nhận sự giận dử bất thường này phát xuất từ một thành viên của Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mà nó có nguồn gốc từ một phó Vụ trưởng V Biên giới và Hải dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Mặc dù vấn đề lịch sự có lẽ là xa vời, không có trong tâm trí của Xiao Jianguo, ông ta phải nhớ rằng cần có một chút ít ỏi giải thích về những lời buộc tội nghiêm trọng như vậy, là điều cần thiết.


Đáng tiếc, sự biện minh chỉ được cung cấp trong thông cáo báo chí, rằng "nhiều lổ hổng luật pháp có thể được tìm thấy trong hội đồng trọng tài", một tuyên bố đi theo sau một sự lặp lại các lý lẻ tương tự mà Trung Quốc đã phô trương mọi lúc mọi nơi, khi có dịp.

Gần đây, Trung Quốc thậm chí đã mô tả Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) là một tòa án "lạm dụng luật pháp" mà phán quyết của nó sẽ là "một mảnh giấy vụn trong thùng rác" .

Cách tốt nhất để xác định xem liệu các thẩm phán có thật sự "không hề vô tư", "bất cẩn" và "vô trách nhiệm" là, kiểm tra một cách cẩn thận phán quyết của Tòa án trên mặt phẩm chất có xứng đáng hay không, nhưng với mục đích đó, chúng ta sẽ phải chờ đợi cho đến ngày 12 tháng 7 năm 2016.

Trong khi đó, đúng là có thể tạo nên một đánh giá sơ bộ về hành vi của các thành viên tòa án, bằng cách kiểm tra phản ứng của họ với những nỗ lực thiếu công khai của Trung Quốc trong việc vận động hành lang với tòa án, trái ngược với các quy tắc về thủ tục; và bằng cách trình bày trình độ chuyên môn của họ.

Nỗ lực của Trung Quốc trong việc vận động hành lang với Tòa án và Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA)

Một lợi thế từ việc đọc được toàn bộ văn bản của hội đồng trọng tài về thẩm quyền và tính khả thi của nó là, chúng tôi tình cờ nhìn thấy những sự kiện thú vị. Ở đoạn 40, trang. 18, chúng tôi khám phá ra rằng Đại sứ Trung Quốc ở Vương quốc Anh đã liên lạc với Chủ tịch Tòa án để yêu cầu một cuộc gặp mặt : "Vào ngày 14 tháng 11 năm 2013, sau khi Đại sứ Trung Quốc ở Vương quốc Anh yêu cầu một cuộc gặp mặt với Chủ tịch Tòa án" ....

Logo cuả Tòa án Trọng tài thường trực 
Phản ứng của Tòa án đối với yêu cầu này là đáng chú ý, ít nhất trong ba khía cạnh.

Thứ nhất , tòa đã không công bố công khai các yêu cầu của Trung Quốc tại thời điểm mà nó thực hiện. Chúng tôi chỉ có thể suy đoán lý do họ đã không làm như vậy, nhưng đúng là hấp dẫn để cho rằng Tòa án đã làm như vậy ( không công bố việc Trung quốc yêu cầu gặp mặt ) là để tránh làm nhục Trung Quốc, kích động dư luận công chúng ở Trung Quốc và Philippines, và do đó nâng cao sự căng thẳng giữa hai nước. Chẵng có gì đáng nghi ngờ, cho dù, Philippines đã được thông báo về yêu cầu của Trung quốc.

Thứ hai , Tòa án đã viết một bức thư không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho cả Philippines, để nhắc nhở họ về thủ tục: "Tòa án đã gửi một lá thư để nhắc nhở các bên kềm chế việc liên lạc của mỗi bên với các thành viên của Tòa án." Thông tin của mỗi bên được xác định bởi Mô hình Quy tắc Ứng xử Tư pháp của Hiệp hội Luật sư Hoa kỳ (ABA), vì thông tin "làm cho các thẩm phán ở bên ngoài phiên tòa gây ảnh hưởng đến một vấn đề đang hoặc sắp sửa xảy ra."

Tòa án đã tuyên bố một vài điều mà Trung Quốc cần phải biết vào thời điểm này: "nếu một bên muốn bày tỏ quan điểm về vấn đề tranh chấp, cần lưu ý rằng những báo cáo như vậy sẽ được cung cấp cho tất cả các thành viên của Tòa án, cơ quan đăng ký và phía bên kia, phù hợp với các quy tắc về thủ tục và sự cần thiết để bảo đảm rằng các bên được đối xử bình đẳng như nhau. "

Vào tháng 11 năm 2013 Trung Quốc cần phải biết điều này, đơn giản chỉ vì nó đã nhận được tuyên bố của tòa - mặc dù từ chối tham gia tố tụng - các bản sao của tất cả các thông tin mà Philippines đã gửi cho Toà án và tất cả các quyết định của Tòa án, chẳng hạn như các quy tắc về thủ tục và những trật tự thủ tục khác. Tòa án sau đó "khuyến khích các bên trực tiếp tham gia các vấn đề có tính chất thủ tục để đăng ký." Tại sao Toà án cũng đã viết thư cho Philippines? Lý do là theo quy tắc thủ tục của trọng tài phân xử, các bên phải được "đối xử bình đẳng".

Trong thực tế, chỉ có Trung Quốc mới được lịch sự "khuyến khích" tránh tiếp xúc với Tòa án, mà phía bên kia không thể biết; nhưng kể từ khi các bên phải được "đối xử bình đẳng", Tòa án không thể quá ưu ái dành riêng cho Trung Quốc, do nguy cơ làm nhục nó.

Thứ ba , Tòa án không giải thích tại tòa lý do yêu cầu của Trung Quốc. Sau khi đọc các đoạn văn, chúng tôi không thể cải thiện rỏ vấn đề, nhưng ngay lập tức đặt câu hỏi: Trung Quốc hy vọng đạt được điều gì thông qua sự tiếp xúc đó? Chắc chắn không phải là chấm dứt tố tụng? Phải chăng Trung Quốc tin rằng nó có thể gây ảnh hưởng lên Chủ tịch Tòa án, sau khi thất bại trong việc ngăn cản Philippines tiếp tục xúc tiến với tòa án trọng tài?

Trong một đất nước có hơn 1,3 tỷ dân, phải chăng không có - hoặc cần phải không được có - một số đủ lớn các luật sư mang tầm quốc tế, những người biết rằng loại thủ đoạn này là không thể chấp nhận được, và là tồi tệ, vô dụng? Chúng tôi phó mặc vào sự phân xử, vì nó không thông báo cho chúng tôi về mục đích của cuộc gặp mặt theo yêu cầu của tòa Đại sứ. Một lần nữa, sự im lặng của Tòa án có lẽ phần lớn có thể được quy cho một mong muốn là không gây rắc rối cho Trung Quốc. Chúng tôi chỉ có thể hy vọng rằng lá thư của Trung Quốc sẽ là một trong các tài liệu được ghi chép ở tòa án trọng tài, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), sẽ tải các tài liệu đó lên các trang web sau khi ban hành sự phân xử trên tinh thần đáng khâm phục, theo hướng dẫn của Tòa án.

Chúng tôi cần lưu ý, một cách tình cờ rằng ngay cả trước khi viết thư yêu cầu với Tòa án vào tháng 11 năm 2013, Trung Quốc cũng đã cố gắng liên lạc với PCA.

Trích dẫn từ toà án : Tòa nhắc lại rằng cơ quan đăng ký đã có hai cơ hội với một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc trước khi thảo luận các vấn đề chính thức về tính chất thủ tục ... . Đại sứ quán trong vấn đề trên là Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan, nơi có trụ sở PCA .

Một lần nữa, chỉ những ai cam chịu nhất mới có thể cưỡng lại sự cám dỗ đặt ra câu hỏi:
  • Nếu Trung Quốc từ chối tham gia tố tụng, vậy tại sao lại có nghi vấn về thủ tục ?
  • Phải chăng Trung Quốc tìm thấy một điều gì đó mơ hồ hay đáng lo ngại trong quy tắc thủ tục của tòa trọng tài, qua ngày 27 tháng tám năm 2013?
  • Có phải Trung quốc muốn các quy tắc được sửa đổi ?
  • Nếu Trung Quốc có vấn đề về thủ tục, phải chăng sẽ đơn giản hơn là không tham gia tố tụng, thay vì phải viện dẫn đến "nghi vấn không chính đáng" ?
  • Phải chăng sự can thiệp sau đó của Đại sứ Trung Quốc ở Vương quốc Anh có thể được giải thích là do sự thất bại của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Lan để có được những thông tin mà họ đang tìm kiếm ?
Chúng tôi có thể xem như giả dụ rằng PCA đã thông báo cho Tòa án và Philippines về những yêu cầu của Trung Quốc. Lại một lần nữa Tòa án im lặng về bản chất yêu cầu thủ tục của Trung Quốc và đối phó với các yêu cầu từ PCA và / hoặc Tòa án.

Một lần nữa, tôi tin rằng , sự im lặng của Tòa án về những vấn đề này, được thúc đẩy bởi một mong muốn là tránh cung cấp một phương pháp tấn công Trung Quốc, mà theo đó dường như có thể phá vỡ các quy tắc về thủ tục. Chúng tôi chỉ có thể hy vọng rằng các văn bản yêu cầu này, và các câu trả lời về chúng cũng sẽ được tải lên trang web của PCA. Chỉ có sự công bố mới có thể chấm dứt những suy đoán với một tưởng tượng phong phú.

Nếu hai sự cố này là một điều gì đó để noi theo, sau đó chúng ta có thể nói rằng Tòa án đã hành động một cách vô tư và có trách nhiệm. Một người ủng hộ Philippines nhiệt thành sẽ được tha thứ, khi họ đi xa hơn và cho rằng Tòa án đã "thiên vị" ũng hộ cho Trung Quốc. Nếu vậy, Tòa án sẽ tìm thấy chính nó ở vị trí nghịch lý là bị cáo buộc thiên vị bởi cả hai bên - rốt cuộc, có lẽ đó là một dấu hiệu cho thấy rằng Tòa án vô tư là điều đúng đắn.


--------------------------------------------|||-------------------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.