Hoa kỳ cần chiến lược mới ở biển Đông để kềm chế Bắc kinh

Một chiếc tàu Tuần duyên Trung Quốc gần một tàu Tuần dương Việt Nam (dưới) ở biển Đông, khoảng 130 dặm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, ngày 14 tháng 5, 2014. NGUYỄN MINH / REUTERS
 JENNIFER HARRIS. Ngày 7/17/16 . Theo News Week

Trần H Sa lược dịch

Hôm thứ Ba, Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc đã phát hành phán quyết cuối cùng trong một vụ kiện cực kỳ quan trọng giữa Philippines và Trung Quốc về yêu sách tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Sự kiện với sự quan tâm mãnh liệt mang tính toàn cầu , vụ kiện kéo dài ba năm trở nên đáp ứng cho loại hình một Trung quốc có sức mạnh đang lên có ý định trở thành tên đầu sỏ.

Bản thân phán quyết cung cấp một số bất ngờ. Theo dự kiến, hội đồng thẩm phán đứng về phía Philippines, tìm thấy các tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý rằng nó có quyền lịch sử đối với hầu hết Biển Đông. Về phần mình, Bắc Kinh chào đón phán quyết với sự pha trộn cùng lúc, sự khiển trách và bác bỏ phán quyết như nó đã lên tiếng qua suốt vụ kiện.

Câu hỏi thực sự là những gì xảy ra tiếp theo. Thật vậy, nếu xét phán quyết của Liên Hiệp Quốc trong tuần này chủ yếu là vấn đề mà cách thức lãnh đạo Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào, sau đó - giống như với bất kỳ tay đầu sỏ nào khác - phụ thuộc nhiều vào việc hiểu biết nên tìm kiếm những gì.

Thuận lợi vì phán quyết của hội đồng thẩm phán là một đồng minh thân cận của Mỹ, Washington không nên hiểu sai nó như là lời xác nhận cho chiến lược rộng lớn của Mỹ trong việc xử lý chuỗi tranh chấp hàng hải, trải dài trên khắp vùng biển Đông và biển Hoa Đông (Philippines chỉ là một trong tám nước mắc bẫy trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông). Như vậy đến nay, Mỹ đã dành gần như tất cả sự chú ý của mình vào những biến số về quân sự: Có bao nhiêu căn cứ cài đặt ở Philippines? Nên chăng và sớm sủa ra sao trong việc cho phép bán vũ khí cho Việt Nam? Làm thế nào để Hạm đội Bảy của Mỹ có vị thế tốt nhất nhằm trấn an các đồng minh và ngăn chặn các hành động khiêu khích của Trung Quốc?

Với mọi khoe khoang khoác lác về quân sự của mình, trò chơi thực sự của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông là một trò chơi kinh tế. Và cho đến khi nào Washington phát triển một chiến lược ghi nhận được điều này và phản ứng phù hợp, nó không nên hy vọng rằng hoặc là phán quyết của Liên Hiệp Quốc hoặc là các diển tập quân sự của Mỹ sẽ cưỡng ép được Trung Quốc thay đổi nhiều sự việc trên các vùng biển.

Buộc phải chấp nhận thực tế với sự thống trị quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương, thay vào đó Trung Quốc đã quay sang sức mạnh kinh tế để làm những gì mình muốn ở biển Đông và biển Hoa Đông. Khi Philippines tìm cách bảo vệ yêu sách của mình ở bãi cạn Scarborough, Bắc Kinh trút giận bằng cách để cho nông sản xuất khẩu của người Philippines bị thối rữa trên bến cảng của Trung Quốc; bằng cách ngăn cản không cho ngư dân Philippines tiếp cận vùng biển là nơi sinh nhai của họ; và bằng cách hạn chế người dân Trung Quốc du lịch đến Philippines. Tokyo đã thấy rất nhiều thói xấu cùng một cốt truyện trong năm 2010, khi Trung Quốc cấm xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên tuyên bố chủ quyền cạnh tranh ở Biển Hoa Đông - gây nên sự đình trệ hàng hóa cho ngành công nghiệp Nhật Bản.

Bất cứ ai theo sau những thói âm mưu kinh tế trong những tranh chấp, hầu như không khỏi kinh ngạc khi biết những gì có thể xảy ra tiếp theo. Chắc chắn, trên bản tin về phán quyết hôm thứ Ba, trả đũa kinh tế một lần nữa có vẻ là phản ứng khả dĩ nhất của Bắc Kinh. Hiện tại, các nhà bình luận Trung Quốc đã gợi ý rằng "biện pháp khả dĩ nhất Trung Quốc có thể thông qua sẽ là những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Philippines." Niềm hy vọng của Bắc Kinh là phát hành "các biện pháp chống trả để trừng phạt Philippines ... sẽ làm cho các bên tranh chấp khác như Việt Nam, Malaysia và Indonesia có một thái độ thận trọng về vấn đề biển Đông ".

Sự pha lẫn cây gậy và củ cà rốt trên lãnh vực kinh tế của Trung Quốc cũng nói lên nhiều điều về sở thích mà Bắc Kinh đã để lộ (tương phản với những công khai đơn điệu) . Ngay cả khi Trung Quốc tìm cách công khai hạ thấp vai trò trường hợp của trọng tài, mô hình đe dọa và dụ dỗ kinh tế của Bắc Kinh cũng cho thấy một mặt khác. Khi Việt Nam đe dọa nộp đơn khiếu nại tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc chống lại Trung Quốc vào giữa năm 2014, lúc những căng thẳng trên biển bùng lên, Trung Quốc phản ứng bằng cách đóng băng dòng tín dụng dành cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng đang diễn ra ở Việt Nam, buộc một số dự án phải bị cơ cấu lại và để lại những dự án khác bị mắc kẹt. Bắc Kinh cũng bóp nghẹt du lịch, lấy đi của Việt Nam thị trường du lịch lớn nhất của nó.

Thông điệp của Bắc Kinh rất rõ ràng: cái giá phải trả cho sự thách thức yêu sách hàng hải của Trung Quốc có thể hoàn toàn đúng như nghĩa đen, là quá cao để cho Việt Nam có thể mua được. Nó đã có ảnh hưởng. Việt Nam quyết định không đệ trình một tuyên bố cho tòa án trọng tài. Tuy nhiên, điều gì cũng rõ ràng, đó là các nhà lãnh đạo Trung Quốc quan tâm về vị thế của Trung Quốc trong luật pháp quốc tế nhiều hơn - có thể nhiều hơn nữa - so với điều mà họ đã thừa nhận.

Trong ý nghĩa đó, phán quyết của Liên Hiệp Quốc là một tin tốt. Nhưng Washington không nên dùng nó như là sự xác nhận cho phương pháp hiện tại của mình. Chiến lược của Washington cho đến nay - làm rõ nghĩa vụ của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế, đồng thời mở rộng dấu chân của hải quân Mỹ ở châu Á - là cần thiết, nhưng hoàn toàn không đủ. Nếu Mỹ muốn kiểm tra sự bành trướng của Bắc Kinh, nó sẽ cần phải làm cho Trung Quốc gánh chịu mất mát vì thói hiếu chiến ngày càng tăng của nó. Cũng sẽ cần phải trang bị thêm cho các liên minh của mình ở châu Á, giúp các nước này tự dứt bỏ sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, và phát triển những phòng ngự mới để tôi luyện họ cứng rắn hơn nhằm thoát khỏi những bắt nạt kinh tế.

Trong 60 năm qua, Mỹ đã xây dựng một hệ thống đồng minh ở châu Á được trang bị khả năng được cho là chiến đấu tinh vi nhất mà thế giới hiện đại từng biết. Câu hỏi đặt ra là liệu bây giờ hệ thống liên minh này có thể học các kỹ năng mới hay không - phù hợp với thể loại đấu tranh kinh tế mà Trung Quốc đang tiến hành - và cơ bản hơn, thậm chí Washington liệu có nhận ra rằng kỹ năng mới là cần thiết hay không.

Jennifer Harris là thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, và là đồng tác giả của 'Chiến tranh bằng các phương tiện khác: Địa kinh tế & Nghệ thuật lãnh đạo (Harvard University Press, 2016)'.


-------------------------------|||----------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.