Liên minh Quốc phòng Mỹ-Philippines



Eleanor Albert , 29 tháng 6 / 2016. Theo Hôị đồng Quan hệ Đối ngoại ( CRF )

Trần H Sa lược dịch

Giới thiệu

Hoa Kỳ và Philippines có một mối quan hệ an ninh lâu dài và phức tạp. Dựa trên một hiệp ước quốc phòng được kiến tạo trong những năm đầu thời Chiến tranh Lạnh, Washington và Manila tiến hành tập trận chung và các hình thức đào tạo quân sự khác để tăng cường sự sẵn sàng của các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng và những thảm họa nhân đạo. Mối quan hệ cũng được xem là một trụ cột trong chiến lược tái cân bằng sang châu Á của Mỹ. Quân đội Mỹ cung cấp an ninh sống còn cho Philippines vào thời điểm căng thẳng về chủ quyền hàng hải và sự lo lắng kéo dài ở lực lượng vũ trang trong nước. Liên minh cũng cho phép Hoa Kỳ một chỗ đứng để phát huy tốt hơn sự ổn định và hòa bình trong một khu vực ngày càng biến động.

Từ xung đột đến đối tác

Philippines, một quốc gia quần đảo gồm hơn một trăm triệu dân và là cựu thuộc địa của Tây Ban Nha, đã trở thành một lãnh thổ của Mỹ vào năm 1898 sau cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Tây Ban Nha chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Philippines cho Mỹ để đổi lấy 20 triệu $, từ bỏ chủ quyền của nó đối với Cuba, và nhượng lại các vùng lãnh thổ  ở Puerto Rico, Guam và Hawaii. Sau đó, Hoa Kỳ chiến đấu với lực lượng cách mạng Philippines trong một cuộc chiến tranh kéo dài ba năm để củng cố quyền kiểm soát. Mỹ giám sát chính quyền dân sự của Philippines từ năm 1902 đến năm 1935.

Năm 1934 Đạo luật Tydings-McDuffie đưa ra một khuôn khổ cho sự độc lập chính thức trong vòng mười năm, trong đó quy định cho duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ sau thời kỳ độc lập. Bầu cử tổng thống được tổ chức vào năm 1935, và Manuel Quezon trở thành nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung Philippines mới được tạo ra, nhằm phục vụ như là chính phủ chuyển tiếp. Kế hoạch độc lập đã bị chững lại do cuộc xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản từ năm 1941 đến năm 1945. Sau khi Mỹ và binh sĩ Philippines đánh bại đế quốc Nhật Bản, Philippines đã được công nhận độc lập chính thức vào ngày 04 Tháng Bảy 1946.

Nguồn gốc của mối quan hệ quốc phòng

Đại sứ Mỹ tại Philippines, Paul McNutt, và Tổng thống Philippines, Manuel Roxas, đã ký một Thỏa thuận khung về quân sự vào tháng 3 năm 1947, công nhận Hoa Kỳ có quyền thành lập các căn cứ tại hơn một chục địa điểm. Một hiệp ước khác về viện trợ quân sự của Mỹ cho Philippines tiếp theo sau với các chi tiết về việc đào tạo và phát triển cho lực lượng vũ trang Philippines ( AFP ).

Hiệp ước phòng thủ chung 1951 bổ sung cho thỏa thuận khung. Nó nhấn mạnh sự cam kết lẫn nhau để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp quốc tế, phát triển năng lực riêng hoặc chung để chống lại một cuộc tấn công, và nhu cầu tham khảo khi sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị, hoặc an ninh của Hoa Kỳ hay Philippines  bị đe dọa tấn công ở Thái Bình Dương .

Giải thích từ ngữ hiệp ước của Mỹ từng là chủ đề kéo dài, những khác biệt vẫn chưa được giải quyết. Hiệp ước 1951 thiết lập các nghĩa vụ tự vệ tập thể nhưng định rỏ rằng, bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào bao gồm trên một "lãnh thổ đô thị" hay "lãnh thổ các hòn đảo" đều thuộc thẩm quyền của cả hai bên ở Thái Bình Dương. Sự khác biệt trong việc giải thích phát sinh từ thực tế rằng, Hoa Kỳ không nói rõ ràng liệu lãnh thổ tranh chấp do Philippines yêu sách có được liệt vào các điều khoản của hiệp ước phòng thủ chung hay không. Một số trong những yêu sách lãnh thổ này chỉ được thực hiện vào những năm 1970, hàng chục năm sau khi hiệp ước được phê duyệt.

Manila vẫn không hài lòng với cách giải thích bảo thủ của Mỹ, vì nó tin rằng phạm vi địa lý của hiệp ước phải được mở rộng đến các vùng lãnh thổ tranh chấp, theo chuyên gia pháp lý Jay Batongbacal của Đại học Luật Philippines. Sự khác biệt này "dẫn đến những lời chỉ trích khác, chẳng hạn như tính chất và mức độ viện trợ quân sự của Mỹ , quy trình pháp lý và tính hợp hiến nhằm thực hiện nghĩa vụ của hiệp ước, và những kỳ vọng vào phản ứng tự động của Mỹ trong trường hợp bị đe dọa thực tế," Batongbacal nói.



Các thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Philippines là một trong số các hiệp ước an ninh quan trọng đầu tiên của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương, và phục vụ như là nền tảng trong chính sách của Mỹ để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực sau Đệ nhị Thế chiến. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, các tiền đồn ở Philippines là những khu vực tập hợp quân đội quan trọng cho các lực lượng bộ binh, hải quân, và lực lượng không quân trong chiến tranh Việt Nam. Ở đỉnh cao trong việc triển khai của Mỹ vào những năm 1980, có từ mười ba đến mười lăm ngàn quân nhân và mười hai ngàn nhân viên dân chính thuộc Bộ Quốc phòng, đóng tại Philippines.

Các căn cứ của Mỹ vẫn hoạt động cho đến năm 1992 khi cuộc đàm phán bị phá vỡ giữa Washington và Manila. Sự gia tăng tình cảm chống Mỹ được Thượng viện Philippines dẫn đầu phủ quyết từng ly từng tí một hiệp ước nhằm gia hạn hợp đồng cho Mỹ thuê các cơ sở . Sự từ chối thỏa thuận đánh dấu một kết thúc mang tính biểu tượng về những gì mà một số người ở Philippines xem như là những di sản còn lại của chủ nghĩa thực dân Mỹ, nhưng không ảnh hưởng đến sự hợp tác đứng đắn về các vấn đề quốc phòng.

Thỏa thuận Visiting Forces 1998 cho phép lực lượng Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung. Các lực lượng quân sự hiện nay tham gia vào các cuộc diển tập hàng năm "vai bên vai" được gọi là Balikatan, qua đó tập trung vào việc đào tạo và nâng cao năng lực để giải quyết các cuộc khủng hoảng hay thiên tai. Quân nhân Úc đã gia nhập cùng lực lượng Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận Balikatan năm 2014. Hoa Kỳ và Philippines cũng tiến hành các buổi diển tập hợp tác, di hành nhanh nhẹn và huấn luyện (CARAT) để gia tăng các khả năng tương tác trên đất liền, biển và trên bầu trời.

Washington và Manila đã ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao (EDCA) vào năm 2014, một thỏa thuận kéo dài mười năm, cho phép tăng cường sự hiện diện quân đội Mỹ ở Philippines, với sự gia tăng luân chuyển nhân viên quân sự Mỹ và hổ trợ quân sự dành cho các hoạt động nhân đạo và hàng hải. Thỏa thuận công nhận quân đội Mỹ được tiếp cận rộng rãi tới các căn cứ theo lời mời của chính phủ Philippines và sẽ cho phép xây dựng và cải tiến các cơ sở mới . Mặc dù có một số chống đối của người dân đối với thỏa thuận dựa trên giá trị pháp lý của hiến pháp , Tòa án Tối cao Philippines đã bỏ phiếu 10 - 4 trong tháng 1 năm 2016, để duy trì thỏa thuận.

Xích mích với ​ chủ nhà

Hợp tác quân sự chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Philippines không tránh khỏi những rắc rối. Một loạt sự cố gần đây giữa quân nhân Hoa Kỳ và cộng đồng địa phương đã là một điều gây khó chịu. Một trường hợp hiếp dâm liên quan đến một phụ nữ người Philippines vào năm 2005 và việc giết một phụ nữ chuyển giới người Philippines trong năm 2014, cả hai đều liên quan đến Thủy quân lục chiến Mỹ, quan hệ trở nên xấu đi. Các sự cố này là những điểm tập hợp cho phe dân tộc chủ nghĩa và bè phái cánh tả, những kẻ nói sự hiện diện quân sự mở rộng của Mỹ là vi phạm chủ quyền Philippines. Một số quan chức chính phủ, các nhóm chiến binh, các luật sư và đại diện của các cộng đồng tôn giáo và khoa bảng đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao năm 2014 và lo sợ rằng nó sẽ mang đến sự quay trở lại một sự hiện diện thường trực các quân đội nước ngoài ở Philippines.

Bất kể những xích mích, đại đa số người dân Philippines và các thành viên của bộ máy an ninh có quan điểm tích cực đối với Hoa Kỳ, kể cả với quân đội Mỹ, theo các chuyên gia. "Philippines là một trong những [quốc gia] nhiệt tình nhất đối với vai trò chủ động hơn trên toàn cầu của Hoa Kỳ," Richard Javad Heydarian, trợ lý giáo sư tại Đại học La Salle De ở Manila cho biết. Sự ưa thích Hoa Kỳ đạt mức cao với 92 phần trăm trong số những người Philippines được khảo sát, theo con số của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2015. Tuy nhiên, một ký ức chung về thời kỳ thuộc địa Mỹ vẫn tồn tại lây lất. "Những nhạy cảm này ở ngay bên dưới bề mặt", Ernest Bower, Cố vấn cao cấp của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói.

Đổi mới quan hệ

Philippines đã phải vật lộn để quản lý các cuộc đối đầu với các nhóm nổi dậy, giống như Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, và các nhóm khủng bố, chẵng hạn như nhóm Abu Sayyaf và Jemaah Islamiyah, đặc biệt là ở khu vực phía nam. Hiệp định Thăm viếng Quân sự năm 1998 mang lại một khuôn mặt tươi mát cho mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Philippines, nhưng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, cuộc tấn công khủng bố tại Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hành động của Mỹ trên toàn cầu chống lại chủ nghĩa khủng bố, là một chất xúc tác để đào sâu liên minh song phương tại một thời điểm khi mà Manila phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh nội bộ đáng kể.

Bắt đầu từ năm 2002, quân nhân Hoa Kỳ đã được triển khai tới Philippines để tham mưu và giúp Lực lượng vũ trang Philippines như là một phần của Chiến dịch Tự do Bền vững, một chương trình rộng lớn để tiêu diệt các chi bộ khủng bố từ hậu quả của vụ 9/11. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn còn các cuộc tấn công và các vụ bắt cóc bởi quân nổi dậy và khủng bố, chương trình được coi là một thành công; lực lượng đặc vụ chung Philippines đã chính thức kết thúc vào mùa xuân năm 2015. Sự hổ trợ của Hoa Kỳ cho Philippines hiện nay phần lớn tập trung vào việc khắc phục những thách thức quản trị, chẳng hạn như tham nhũng và cải cách tư pháp. Có một sự nhấn mạnh đổi mới về tầm quan trọng của hợp tác trên các hoạt động chống khủng bố, trong khuynh hướng dỏi theo sự gia tăng các cảm tình viên của Nhà nước Hồi giáo tự xưng trên hòn đảo ở phía nam Mindanao.

Quân đội Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng phó với nhân đạo và thảm hoạ thiên nhiên cho đất nước. Hoa Kỳ cung cấp hơn 87 triệu $ hỗ trợ nhân đạo sau cơn bão Haiyan vào tháng 11 năm 2013. Quân đội Mỹ chuyển giao hàng cứu trợ và thiết bị thiết yếu, bao gồm cả vật liệu tạm trú khẩn cấp và thực phẩm, và điều phối vận chuyển các nhân viên cứu trợ và cứu những người sống sót. Cơn bão, còn được gọi là Yolanda, là cơn lốc bão nhiệt đới đẫm máu nhất ở Philippines, giết chết hơn sáu ngàn người và hơn bốn triệu người khác phải rời bỏ quê hương.

Sự quyết đoán lãnh thổ gần đây của Trung Quốc đã mang lại sự chú ý đổi mới quan hệ Mỹ-Philippines. "Liên minh quốc phòng lâu dài của chúng tôi từng là nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết hồi tháng Tư năm 2016. Các quan chức chính quyền Obama đã công khai mô tả cam kết của Mỹ với Philippines là " được bọc thép ".

Việc tăng cường mối quan hệ Mỹ-Philippines là một phần của sự thay đổi chiến lược lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Á. Sự thay đổi này, được gọi là tái cân bằng hoặc xoay trục, được định hướng bởi an ninh và lợi ích kinh tế. Washington nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ an ninh hiện có và xây dựng quan hệ mới trong khu vực. Đồng thời, Hoa Kỳ đang tìm cách hoàn thành và thực hiện Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định đa phương, tự do thương mại với tiêu chuẩn cao. Philippines, mặc dù không phải là một thành viên TPP, đã bày tỏ sự quan tâm trong việc tham gia hiệp ước. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Philippines là hơn 20 tỷ $ mỗi năm và kể từ thập niên 1980, người Philippines được xếp hạng là một trong các nhóm người nhập cư hàng đầu vào Hoa Kỳ (đã có 1,9 triệu người nhập cư Hoa Kỳ sinh ra tại Philippines, theo con số năm 2014, chiếm 4,5 phần trăm những người nhập cư).



Yếu tố Trung Quốc

Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã trở nên quyết đoán hơn trên các yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Philippines là một trong một số ít nước có yêu sách đối với đá và đất được hình thành ở Biển Đông , bao gồm cả quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đã theo đuổi một chương trình xây dựng đảo hung hăng trên những vùng lãnh thổ này, trong khi cơ chế giải quyết ở dưới sự bảo trợ của ASEAN , một tổ chức chính trị và kinh tế khu vực, đã thất bại trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.



Trung Quốc đã đệ trình bản đồ về yêu sách chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển tranh chấp với Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, khẳng định tuyên bố của mình dựa trên đường "chín đoạn" gây tranh cãi . Một bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines đã nổ ra vào tháng 4 năm 2012 theo sau một vụ xô xát giữa ngư dân Trung Quốc và giới thẩm quyền Philippines. Manila sau đó nộp cho tòa án trọng tài quốc tế vụ kiện đầu tiên dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc và luật Biển chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, vào tháng Giêng năm 2013. Về phần mình, Bắc Kinh đã gợi ý rằng nó sẽ không tuân thủ phán quyết và tòa án không có thẩm quyền về những vấn đề này.

Các nỗ lực làm giảm căng thẳng và xây dựng sự tin cậy đã chùn bước. Ở Philippines, người dân ngày càng xem Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh. Các chuyên gia nói rằng quy mô chưa từng có của Trung Quốc trong việc cải tạo đất; xây dựng đường băng trên đảo, cầu tàu, các kiến trúc giám sát; và hiện đại hóa hải quân đã mở rộng khả năng triển khai sức mạnh của nó. Hoa Kỳ đang tăng cường tuần tra hải quân và trên không trong khu vực Biển Đông trong một nỗ lực để bảo vệ tự do hàng hải, bao gồm cả việc gửi các nhóm tàu sân bay tấn công , máy bay ném bom và máy bay tấn công điện tử. Đồng thời, Mỹ cũng duy trì liên lạc quân sự - quân sự với Trung Quốc để tránh hiểu lầm hoặc các hành động khiêu khích.

An ninh ở châu Á-Thái Bình Dương

Quan hệ Mỹ-Philippines có khả năng sẽ vẫn là một trụ cột trong chính sách an ninh của Mỹ ở châu Á trong những năm tới. Liên minh ở trong số năm hiệp ước quốc phòng của Hoa Kỳ trong khu vực, bao gồm cả các thỏa thuận với Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. "Những liên minh này là nền tảng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ [ ở Châu Á] và mối quan hệ với Philippines là rất quan trọng." - Ernest Bower thuộc CSIS nói.

Manila đã thực hiện một nỗ lực có phối hợp để nâng cao lực lượng vũ trang của mình. Vào cuối năm 2012, Philippines đã thông qua sửa đổi Đạo luật Hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong việc mua lại các thiết bị và hệ thống vũ khí để tăng cường khả năng cho hải quân, không quân, và bộ binh nhằm thiết lập những gì mà quân đội quy định như là một " phòng thủ đáng tin cậy tối thiểu ". Chi tiêu quốc phòng ở Philippines tăng hơn ba lần từ 1998 đến 2015, từ 1.2 tỷ $ đến 3.8 tỷ $, theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, Stockholm . Quần đảo muốn được tự chủ, nhưng lực lượng vũ trang phải trang trải trên mặt bằng quá lớn . Theo truyền thống, lực lượng vũ trang, giống như một số nước láng giềng, tập trung vào các mối đe dọa nội bộ để bảo vệ đất nước và được thống trị bởi quân đội. Gần đây hơn, các quân đội Đông Nam Á, trong đó có Philippines, đã định hướng lại trọng tâm của họ để bao gồm các nhận thức về lĩnh vực hàng hải.

Tuy nhiên, quân đội Philippines được mô tả bởi Quỹ tài trợ Jamestown và các nhà phân tích khác, là một trong những quân đội yếu kém nhất thế giới, bị quấy rầy bởi thiếu kinh phí và cố tật tham nhũng . Theo Heydarian, Manila vẫn còn một thời gian khó khăn trong việc theo kịp các lực lượng quốc phòng khác trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, gây cho nó phụ thuộc vào Hoa Kỳ nhiều hơn bao giờ hết để bảo đảm an ninh quốc gia của mình. Philippines cũng đã xây dựng những trao đổi gần gũi hơn với các đối tác khác trong khu vực, bao gồm cả Úc và Nhật Bản .

Mặc dù Hoa Kỳ và Philippines đều phải đối mặt với quá trình chuyển đổi lãnh đạo trong những tháng tới, quan hệ quốc phòng được dự kiến ​​sẽ vẫn mạnh mẽ. Tuy nhiên, Bower nói, Mỹ và các nhà lãnh đạo Philippines cùng phải thực hiện một tình huống mạnh mẽ đối với dân chúng của họ, về tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ lịch sử này như là một phần của một nỗ lực để xây dựng một mạng lưới an ninh khu vực qua hình ảnh của khả năng, ngân sách, nhân sự và chuyên môn.



----------------------------|||----------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.