Sai lầm của Washington với Bắc Kinh

Thái độ đạo đức giả của Mỹ ở Biển Đông.

Binh lính của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) tuần tra gần một tấm biển trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa, 09 tháng 2, 2016. Tấm biển ghi "Nam Sa là đất của chúng tôi, thiêng liêng và bất khả xâm phạm."
  Ali Wyne. 14, Tháng 7 2016 .Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch

Vào ngày 12 tháng bảy, trong một phán quyết được chờ đợi từ lâu, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã quyết định nhất trí ủng hộ Philippines, quốc gia đệ trình một vụ kiện 15 điểm đến tòa án vào tháng 1 năm 2013, phản đối nhiều yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông. Tòa án đồng ý với Philippines rằng "Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines" qua việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và hạn chế sự đi lại của các nhà thám hiểm dầu khí người Philippines và ngư dân Phi trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, trong số những vi phạm khác. Quan trọng nhất, tòa án kết luận rằng "không có cơ sở pháp lý cho Trung Quốc để tuyên bố quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên trong vùng biển bên trong " đường chín đoạn", một ranh giới mà Trung Quốc tạo ra bằng cách loại bỏ hai dấu gạch ngang, sau một tranh chấp với Việt Nam, từ "đường 11 gạch ngang" xuất hiện đầu tiên trong một tài liệu vào năm 1947, được phát hành bởi chính quyền Trung Hoa dân quốc. Đây là một ranh giới quan trọng vì hầu hết các ước tính cho thấy rằng nó bao phủ 85-90 phần trăm Biển Đông.

Ngay cả với luật pháp quốc tế đang ũng hộ Philippines, Trung Quốc rất có thể sẽ tiếp tục gây áp lực ngoại giao và kinh tế lên nước láng giềng phương nam của nó. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng ngay lập tức với phán quyết của tòa án bằng cách tuyên bố nó "vô hiệu" vì nó "không có hiệu lực bắt buộc." Họ nói thêm rằng "quyền chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc và lợi ích ở Biển Đông sẽ không có trường hợp nào bị ảnh hưởng". Có lẽ Đới Bỉnh Quốc là rỏ nhất, một nhà ngoại giao Trung Quốc kỳ cựu đã nghỉ hưu khi là ủy viên quốc vụ viện vào đầu năm 2013, nói trong một cuộc họp hồi tuần trước rằng phán quyết rốt cuộc là " không có gì nhiều hơn một mảnh giấy vụn". Hành vi của Trung Quốc trong suốt thủ tục tố tụng của tòa án, mà nó từ chối tham gia, là một tín hiệu có thể có của những gì sẽ đến. Nó đã khai hoang hơn 3.000 mẫu Anh, hoặc bốn dặm vuông, của biển Đông kể từ năm 2014, và gần đây đã đe dọa rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Nói cách khác, Trung Quốc đã có vẻ không quan tâm tới phán quyết và sự thiệt hại về danh dự mà nó có thể gây ra. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không từng lo lắng, tại sao nó đã cố gắng đến nổi hùng hồn chứng minh rằng các hoạt động của mình ở Biển Đông là phù hợp với luật pháp quốc tế? Trong những năm gần đây, các học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã có những nỗ lực to lớn để chứng minh tính hợp pháp của đường lưỡi bò theo UNCLOS. Vào tháng Giêng năm 2014, Thẩm phán Zhiguo Gao, một thành viên của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, và Bing Bing Jia, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, đã viết một bài luận cho Tạp chí Hoa kỳ về Luật pháp quốc tế, kết luận rằng việc phân chia ranh giới đã không "mâu thuẫn với các nghĩa vụ mà Trung Quốc phải thực hiện theo UNCLOS". Trong tháng 12 năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố một hồ sơ bày tỏ lập trường cho rằng The Hague không có thẩm quyền đối với vụ kiện của Philippines. Tháng Tư năm ngoái, Đại sứ Trung Quốc ở Hoa Kỳ, Cui Tiankai quan sát thấy rằng Trung Quốc là "một trong những nước đầu tiên tham gia và phê chuẩn UNCLOS, và chúng tôi nhận lãnh nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi rất nghiêm túc." Trớ trêu thay, và đáng chú ý, Trung Quốc đã dàn xếp sự vắng mặt của nó trong thủ tục tố tụng của phiên tòa như là bằng chứng rằng đó là, trên thực tế, bảo vệ "tính thiêng liêng" của UNCLOS tránh khỏi những tranh chấp tầm thường, không phù hợp với mục đích cốt lõi của nó. (Mục đích của nó là gì, sau đó, Bắc Kinh không làm rõ.)

Tàu nạo vét Trung Quốc được nhìn thấy một cách lộ liểu trong vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, ngày 21 tháng 5 năm 2015. HẢI QUÂN HOA KỲ / REUTERS
 Có lẽ Trung Quốc đã lo lắng. Một mặt, tập trung vào việc giữ gìn "tính thiêng liêng" của UNCLOS nhằm phục vụ để chứng minh một điểm: rằng Bắc Kinh tuân thủ luật pháp. Trung Quốc cũng nhận thức được rằng Hoa Kỳ - không ngạc nhiên, đã hỗ trợ cho tòa án trọng tài ngay từ đầu và công nhận quyết định của tòa án - không phải là một bên tham gia UNCLOS, trọng tâm của luật biển, mà dựa vào đó Washington mắng mỏ Bắc Kinh vi phạm. Sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc phê chuẩn UNCLOS đã không chỉ ngăn chặn nó bảo đảm, không đếm xỉa tới, một vùng đặc quyền kinh tế lớn hơn so với bất kỳ nước nào khác, mà còn cho phép Trung Quốc làm chệch hướng những lời chỉ trích của Mỹ và làm nổi bật hành động đạo đức giả của Washington. Shen Yamei, một nhà nghiên cứu cộng tác viên của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, lập luận rằng "trong khi Mỹ cư xử như một quốc gia thành viên UNCLOS và lý sự viện dẫn UNCLOS để chỉ trích Trung Quốc, nó quên rằng chính nó đã không phê chuẩn UNCLOS." Tờ Financial Times đã công khai nêu ra "Washington nên ngay lập tức bắt đầu quá trình phê chuẩn UNCLOS ... . nếu tiếp tục từ chối làm như vậy, sẽ cho phép Bắc Kinh khá dễ dàng xoáy vào sự trì hoãn và miêu tả Washington như là kẻ bắt nạt thực sự, chế nhạo Hoa kỳ ngay tại luật pháp quốc tế."

Cũng có rất nhiều hỗ trợ trong nước đối với UNCLOS. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Harry Harris, cảnh báo rằng "uy tín đạo đức của Mỹ bị ảnh hưởng bởi sự kiện không phải là một bên ký kết UNCLOS." Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Joseph Dunford, kết luận rằng Hoa Kỳ "phá hoại đòn bẩy của nó bằng cách không ký vào các phương pháp chuẩn mực tương tự mà lại đòi hỏi các nước khác chấp nhận." Ngoại trưởng John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cựu Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta, và cựu Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey cũng đã mạnh mẽ đưa ra sự tán thành UNCLOS. Trong một bài báo có ảnh hưởng hồi tháng 5 năm 2012 , năm cựu bộ trưởng bộ ngoại giao thuộc đảng Cộng hòa - Henry Kissinger, George Shultz, James Baker, Colin Powell và Condoleezza Rice - than rằng "tiếp tục trì hoãn sự tiếp cận của Mỹ đối với hiệp định sẽ làm tổn thương quyền quốc gia của chúng ta để thực hiện lợi ích chủ quyền của chúng ta , gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và nền kinh tế của chúng ta, và hạn chế vai trò lãnh đạo trong chính sách hải dương quốc tế.". Có rất nhiều tuyên bố khác theo phong cách này. Tuy nhiên, một số ít tiếng nói trong Quốc hội đã có thể nhận chìm sự phê chuẩn bằng một miêu tả giả định sai lầm rằng, gia nhập UNCLOS sẽ hạn chế chủ quyền của Hoa Kỳ.

Cộng đồng quốc tế nói chung đã đặt ra một tiền lệ xấu trong việc xử lý các phán quyết như là "mảnh giấy vụn" đơn thuần chứ không phải là pháp luật. Graham Allison của Trường Harvard Kennedy ghi nhận rằng "không có thành viên thường trực nào của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã từng tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực về một vấn đề liên quan đến Luật Biển." Trong thực tế, mỗi một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng có ít nhất một lần làm ngơ đối với các phán quyết quốc tế mà họ cho rằng gây thiệt hại cho họ về hoặc là chủ quyền, hoặc là lợi ích an ninh. Ví dụ, vào tháng Chín năm 2013, Nga bắt giữ một tàu của tổ chức Hòa bình xanh thuộc Hà Lan , Arctic Sunrise , cùng với thuỷ thủ đoàn 30 người, sau khi hai nhà hoạt động Greenpeace cố gắng leo vào giàn khoan dầu của Gazprom trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Trong tháng mười một, tòa án ra lệnh Nga phóng thích tàu và thủy thủ đoàn, qua đó quy định kèm theo chính phủ Hà Lan cung cấp một trái phiếu 4 triệu $. Nga lờ đi phán quyết. Vào tháng Ba năm 2015, tòa án phán quyết rằng Anh Quốc đã vi phạm UNCLOS bởi đơn phương tạo nên một khu bảo tồn biển trong quần đảo Chagos mà không tuân thủ thuộc địa cũ của nó, Mauritius, và ra lệnh cho hai nước đàm phán lại khu vực này. Vương quốc Anh bỏ qua phán quyết.

Phán quyết của tòa án ủng hộ Philippines có khả năng tạo nên một bộ phim truyền hình trình chiếu trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Những nỗ lực lâu dài của Hoa Kỳ để quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc và hình thành một trật tự châu Á-Thái Bình Dương dựa trên luật lệ nhiều hơn, sẽ có tính thuyết phục hơn nếu Washington vượt qua được sự kháng cự thiếu thận trọng của mình để phê chuẩn UNCLOS. James Kraska của trường Cao đẳng chiến tranh Hải quân Mỹ lưu ý rằng "Hoa Kỳ đã nghiêm chỉnh tuân theo quy tắc" chứa trong hiệp ước. Tuy nhiên, việc phê chuẩn nó sẽ nâng cao uy tín của Mỹ bằng cách gửi đi một thông điệp rằng sức mạnh ưu việt của thế giới chịu phục tùng pháp luật quốc tế. Nó sẽ cung cấp cho Washington một cơ sở pháp lý và đạo đức vững chắc hơn nhiều để chỉ trích hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Nó thậm chí có thể khuyến khích Việt Nam và Malaysia nộp đơn kiện của riêng họ đến The Hague.

Học giả Feng Zhang thuộc Đại học Quốc gia Úc giải thích rằng có một trận chiến dữ dội đang diễn ra giữa các phe "hiện thực", "bảo thủ" và "ôn hòa" bên trong việc thiết lập chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nhóm cuối cùng sợ rằng nếu Trung Quốc tiếp tục xác định đường chín gạch ngang như là một "đường ranh giới lãnh hải," nó sẽ làm cho Trung quốc "là kẻ thù của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á cũng như Hoa Kỳ" và làm cho Trung Quốc dễ bị nguy hiểm với "chiến lược đi quá đà". Với quyết định của tòa án, Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực của nó có một cơ hội hấp dẫn để tăng cường tiếng nói của những người ôn hòa ở Trung quốc.

Ali Wyne là thành viên không chuyên của Trung tâm Brent Scowcroft ở Hội đồng Đại tây dương thuộc An ninh quốc tế và là cọng tác viên an ninh ở Dự án An ninh Quốc gia Truman.


---------------------------------------|||------------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.