Tại sao Việt Nam cần phải gây áp lực "bêu xấu" ở Biển Đông

Một tàu buồm tàu ​​do thám hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Ở hậu cảnh là một giàn khoan dầu mà Trung Quốc triển khai bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2014.
 HARRY KAZIANIS . NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2016. Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch

Đối với những ai hy vọng rằng Trung Quốc và Philippines có thể hướng tới đàm phán sau chiến thắng của Manila tại The Hague đối với yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông - cũng, có vẻ xem Trung Quốc như đang quay lại chiếc bị thủ thuật thông thường của nó.

Sau khi Philippines phản ứng với những gì tôi coi như là sự kềm chế đáng khen - và hoàn toàn trái ngược với vô số tuyên bố chua cay của Trung Quốc - nhà lãnh đạo Philippines dường như cung cấp cho Bắc Kinh những gì họ từng thèm muốn nhất: các cuộc đàm phán song phương với một cái nhìn về hướng giải quyết. Manila thậm chí còn sẵn sàng gửi cựu Tổng thống Ramos đàm phán với Trung Quốc như là một phái viên đặc biệt , một vai trò mà cựu tổng thống hiện nay đã chấp nhận. Tuy nhiên, ít nhất là trong thời gian này, những cuộc đàm phán đó dường như đã bị chìm xuồng, khi Bắc Kinh sẽ không cho phép phán quyết được coi như là một phần của bất kỳ đàm phán nào - một điều đáng tiếc Trung Quốc đã không chấp nhận thực tế.

Vì vậy, có vẻ như, ít nhất là trong thời gian này, Trung Quốc và Philippines đang ở thế bế tắc. Những gì xảy ra tiếp theo, đặc biệt là khi nói đến phản ứng của các bên tranh chấp khác chẵng hạn như Việt Nam, là quan trọng hơn nhiều vào lúc này. Bây giờ Hà Nội sẽ làm gì khi mà phán quyết này đã được ban hành và Bắc Kinh dường như không muốn lùi bước hoặc ít nhất là đàm phán?

Rõ ràng, trong nhiều khía cạnh, phản ứng của Việt Nam hầu như là quan trọng y như Philippines. Hà Nội có yêu sách chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) lớn, chồng lấn với Trung Quốc khi nói đến phạm vi đường chín đoạn bất hợp pháp của Bắc Kinh - cái yêu sách mà đã mở rộng trên hầu như toàn bộ chiều dài đường bờ biển của Việt Nam. Kế nửa, cũng có yêu sách chồng lấn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thật vậy, Hà Nội có nhiều nơi để giành chiến thắng hoặc thua khi nói đến phản ứng đối với quyết định của The Hague.

Cảm nhận của riêng tôi là Việt Nam sẽ có một cách tiếp cận rất thận trọng đối với phán quyết. Từng trao đổi với các nhà ngoại giao và học giả Việt Nam trong nhiều năm nay, cảm giác cá nhân của tôi là họ muốn đọc rỏ mỗi dòng, mỗi phần của tài liệu gần 500 trang để có được một cảm giác về tác động của nó - không đếm xỉa đến các tiêu đề và các tường trình hàng ngày của báo chí. Dù họ quyết định bất cứ điều gì, bạn có thể chắc chắn nó sẽ được suy nghỉ kỷ, thực dụng, và trong những gì mà họ cảm thấy ở trong lợi ích quốc gia của họ.( xin mở dấu ngoặc ở đây, tùy ý bạn đọc nhận định, nd )

Tuy nhiên, Hà Nội không thể vui sướng với tính hiếu chiến liên tục của Trung Quốc. Những tấm ảnh máy bay ném bom của Trung Quốc bay ngang trên bãi cạn Scarborough được sản xuất một cách cẩn thận, chứng minh rõ ràng Bắc Kinh sẽ không lùi bước dễ dàng - một chiến lược, về cơ bản, tăng gấp đôi sự thống trị khu vực hoặc các cuộc đàm phán phải chịu tác động bởi các điều khoản riêng của Trung quốc.

Đây là nơi mà chiến lược bất đối xứng có thể đi vào cuộc chơi. Một chiến lược mà tôi tạo ra trong các trang này được gọi là sự "bêu xấu", có thể là phương pháp tốt nhất cho Việt Nam. Nếu Trung Quốc tiếp tục những lời lẽ hung hăng và không tham gia các cuộc đàm phán với Philippines vào ngày 01 tháng 10 - ngày này được đặt ra cho Trung Quốc là do phải đến ít nhất vào sau hội nghị thượng đỉnh G-20, được tổ chức tại thủ đô của quốc gia đó; thời gian mà Bắc Kinh cần phải có hành vi tốt nhất cho đến khi hội nghị thượng đỉnh được ký kết và Bắc kinh có thể kìm lại nhiều hành động hung hăng - Hà nội nên phản ứng với một chiến lược mánh khóe, bêu xấu một cách cẩn thận.

Việt Nam sẽ xử dụng 'bêu xấu' như thế nào :
Tự thân sự bêu xấu thì dể làm. Như tôi đã lưu ý một vài tháng trước đây, nó đặt Trung Quốc vào thế phòng thủ và bêu xấu Bắc Kinh trong các phương tiện truyền thông - đặc biệt là các phương tiện truyền thông xã hội - lần này đến lần khác, nói về những hành động bất hợp pháp rõ ràng của họ ở Biển Đông. Có thể là không lộ liểu như việc xây dựng các hòn đảo với các căn cứ quân sự, nhưng nó tạo cơ hội, khi kết hợp với các phương pháp khác , làm cho Bắc Kinh phải trả giá nặng nề và cái giá gần như liên tục cho hành động của mình, đặt rào chắn ở những nơi mà Trung Quốc sẽ phải gánh chịu mất mát uy tín to lớn mà nó có thể loại bỏ.

Một chiến lược như vậy sẽ được xử dụng như thế nào ? Đơn giản. Hà Nội sẽ rò rỉ với báo chí rằng họ đang xem xét khởi kiện Bắc Kinh cũng như xử dụng các biện pháp không náo động khác, nếu nó không hành động một cách xây dựng hướng tới sự thỏa hiệp ở biển Đông. Giả sử Trung Quốc giử vững lập trường, Việt Nam sẽ kiện Bắc Kinh ở các tòa án quốc tế, những gì mà nhiều người đã gọi là 'chiếc vé luật pháp' , nhưng trong bản chất, sẽ là sự chú ý của các phương tiện truyền thông và họ mang lại hình thức cuối cùng là sự 'bêu xấu'.

Trong khi các chi tiết của vụ kiện có thể sẽ rất khác so với những gì tôi đề nghị ở đây, Việt Nam có thể làm nổi bật tính chất mở rộng về đường chín đoạn bất hợp pháp của Trung Quốc và tác động của nó đối với nghề cá của Việt Nam, các vị trí khác nhau của các giàn khoan dầu trong vùng EEZ của Hà Nội , ngư trường sắp sụp đổ trong khu vực do đánh bắt quá mức, những thiệt hại về môi trường được thực hiện bằng cách nạo vét trên các rạn san hô trong khắp khu vực và những thách thức khác nhau mà Trung Quốc sẽ không công nhận hoặc không thương lượng.

Sau đó, có những khái niệm bêu xấu cổ điển hơn nhiều mà có thể chứng minh rất hữu ích. Các thiết bị bay không người lái hoặc máy bay không người lái - được cung cấp bởi Hoa Kỳ nhờ vào việc dỡ bỏ lệnh cấm bán thiết bị quân sự - có thể được xử dụng để tuần tra và chứng minh bằng tài liệu các thách thức riêng của Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông, và phát sóng trong thời gian thực trên các phương tiện truyền thông xã hội ở những nơi như Facebook Live hoặc Periscope. Hà Nội có thể trưng bày quy mô và phạm vi của các tàu đánh cá Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp chủ quyền, tài liệu về thiệt hại môi trường đối với khu vực - mọi thứ, trong khi tiến hành một chiến dịch quan hệ công khai bất đối xứng, chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Các quan chức Việt Nam sẽ phải rất cẩn thận trong ý kiến ​​của họ đối với các phương tiện truyền thông - họ sẽ giải thích rõ ràng rằng đây là một hành động mà họ thực hiện với một tâm trạng nặng nề, tuy nhiên, những nỗ lực đàm phán với Bắc Kinh đã bị thất bại và đây là sự lựa chọn cực chẵng đã . Các quan chức cũng cần làm cho rõ ràng rằng nếu Trung Quốc sẵn sàng ngồi xuống trong một khung cảnh đa phương hoặc song phương, không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, sau đó Hà Nội sẽ ngừng chiến thuật bêu xấu và sẵn sàng chặn lại vụ kiện hợp pháp của mình, nếu việc giải quyết rõ ràng là đến nơi đến chốn. Việt Nam cần thực hiện những cuộc đàm phán rõ ràng và sự giải quyết là lựa chọn ưu tiên - nhưng Hà Nội cần chứng minh nó có nhiều lựa chọn để đáp trả.

Súng bắn đạn cao su của David:

Việt Nam, Philippines và các nước khác có những tuyên bố chồng chéo khác nhau ở biển Đông, phải đối mặt với một vấn đề kinh điển giản dài suốt mọi lối từ thời cổ đại: quốc gia nhỏ hơn làm gì khi một cường quốc đang lên thách thức lợi ích quốc gia của họ ? Bêu xấu, xử dụng 'chiếc vé luật pháp' và tận dụng khả năng không đối xứng của các phương tiện truyền thông xã hội, không những có thể tạo ra một sân chơi bình đẳng và cung cấp cho các bên tranh chấp ở Biển Đông một khả năng, để bày tỏ sự phẫn nộ và tranh chấp với yêu sách của Trung Quốc, mà còn giữ cho những tranh chấp đó khỏi bị quân sự hóa. Nếu xét thấy Bắc Kinh lo lắng khi nói đến chiến lược này , có lẻ là Việt Nam và các bên khác cần phải thực hiện nghiêm túc trong những tháng tới.

Harry J. Kazianis là thành viên cao cấp của Chính sách quốc phòng tại Trung tâm National Interest và là biên tập viên cao cấp của tạp chí National Interest.




-------------------------------|||--------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.