Thời điểm để thiết lập kiểm soát các hoạt động ở hải ngoại



Yang Chung-han 楊宗翰 Thứ Tư, 06, tháng Bảy năm 2016. Theo TAIPEI TIMES

Trần H Sa lược dịch

Một nhà máy thép thuộc Formosa Plastics Group (FPG) đã thải ra một hợp chất hóa học độc hại dọc dài theo 193km bờ biển ở miền Trung Việt Nam, gây ra tình trạng cá chết hàng loạt vào tháng tư và làm cho người dân địa phương bị ngộ độc.

Tuần trước, Formosa Hà Tĩnh, một công ty con của FPG, đã xin lỗi và thừa nhận trách nhiệm về vụ rò rỉ tai hại. Một thỏa thuận đã được với chính phủ Việt Nam và cam kết sẽ trả 500 triệu $ bồi thường và phục hồi môi trường.

Nhà máy thép của công ty là một trong những đầu tư lớn nhất của một công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhưng FPG có một hồ sơ khét tiếng về các vụ bê bối đối với môi trường trên thế giới. Trong năm 2009, Quỹ tài trợ Ethecon đã trao cho FPG giải thưởng Hành Tinh Đen - trước những hành động được coi là phá hoại thế giới - vì phương pháp tiếp cận độc ác của nó đối với sinh thái, nhân quyền và trật tự pháp luật.

Sự cố lan tràn chất độc làm tăng mối quan tâm của Ethecon và kích hoạt các cuộc biểu tình ở Việt Nam và Đài Loan, kêu gọi các điều lệ nhằm ngăn chặn các vụ bê bối trong đầu tư nước ngoài và bảo đảm trách nhiệm đối với môi trường lớn hơn của các tập đoàn.

Trong khi các tập đoàn đa quốc gia vận dụng sức mạnh kinh tế và xã hội đang phát triển, theo truyền thống, chỉ có nhà nước mới là đối tượng hợp pháp theo luật quốc tế. Do đó, luật môi trường quốc tế không thể trực tiếp áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, dù vậy, có một danh sách dài về các sáng kiến ​​và pháp luật "mềm", mà qua đó cố gắng tạo ra những cơ chế tự nguyện và không tự nguyện.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các quốc gia chủ nhà của các công ty đa quốc gia, có trách nhiệm phát huy quyền kiểm soát các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động ở nước họ, và bảo đảm những đầu tư đến từ nước ngoài không có hành động làm phương hại đến nước chủ nhà. Điều này được dựa trên một nhiệm vụ chung trong luật pháp quốc tế, qua đó đòi hỏi các quốc gia không được gây thiệt hại cho các quốc gia khác, và nghĩa vụ môi trường quốc tế có thể được đưa vào luật nội địa bởi các quốc gia để điều chỉnh các tập đoàn nước ngoài của họ.

Ví dụ cho sự thừa nhận hiệp ước về trách nhiệm như vậy, thì dễ dàng tìm thấy, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường. Các hiệp ước kiểm soát việc vận chuyển chất thải nguy hiểm áp đặt trách nhiệm cho các quốc gia để ngăn chặn sự vận chuyển như vậy đối với thẩm quyền của một quốc gia khác. Hơn nửa, trong trường hợp liên quan đến nhà máy bột giấy trên sông Uruguay, Tòa án Công lý quốc tế rõ ràng đã ghi nhận tính quan hệ pháp lý theo tập quán trong việc yêu cầu phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, bất cứ khi nào có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mà có thể có tác động xuyên biên giới.

Ngoài ra còn có một xu hướng tài phán tại các nước Bắc Mỹ và châu Âu, trong đó một số quốc gia đang tìm hiểu các biện pháp để cất giữ khái niệm "nghĩa vụ pháp lý trực tiếp của nước ngoài" và "trách nhiệm giải trình của công ty" đối với việc gây thiệt hại môi trường hoặc vi phạm quyền con người, trong các chế độ ban hành văn bản dưới luật của họ. Ví dụ, các trường hợp gần đây như Quy chế bồi thường thiệt hại dành cho ngoại kiều của Mỹ và bồi thường thiệt hại do cẩu thả tại Anh, chứng minh rõ ràng rằng giám đốc các tập đoàn và giám đốc các công ty có thể trực tiếp chịu nghĩa vụ pháp lý ở các tòa án trong nước do vi phạm quy tắc tập quán quốc tế hoặc vì sai lầm do cẩu thả.

Các điều khoản dự thảo về trách nhiệm của quốc gia đối với hành vi sai trái mang tính quốc tế của Uỷ ban pháp luật quốc tế vẫn tiếp tục xu hướng này và xem các giải pháp như vậy là một bước tiến cần thiết và thú vị cho sự phát triển bền vững.

Chính phủ Đài Loan không nên trốn tránh trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm quản lý của mình, khi 25 phần trăm của Formosa Hà Tĩnh được nắm giử bởi China Steel Corp, một công ty lớn của nhà nước.

Khi Đài Loan đang tái tập trung vào một "chính sách hướng Nam mới", và mở rộng giao lưu với các thành viên ASEAN, thật là cần thiết trong việc chiếu cố đến sự kết hợp vấn đề môi trường và xã hội vào với kinh tế, tập trung vào chế độ luật pháp dành cho các tập đoàn của quốc gia và đầu tư của nước ngoài.

Yang Chung-han đang đệ trình tiến sĩ tại Đại học Cambridge và là thành viên của Luật sư đoàn Đài Bắc.

--------------------------------------|||-----------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.