Tòa án quốc tế phán quyết về tranh chấp hàng hải ở Biển Đông


USS John C. Stennis (CVN 74) rời Manila, Philippines,sau khi một chuyến thăm cảng. Cung cấp một lực lượng sẵn sàng trong việc hỗ trợ an ninh và ổn định ở  Ấn độ - Châu Á-Thái Bình Dương, John C. Stennis  hoạt động  như một phần của Hạm đội Great Green  được Hạm đội 7  triển khai thường xuyên theo lịch trình. (Ảnh của Hải quân Mỹ / Mass Communication Specialist Seaman Tomas Compian / Phát hành)
 Jim Garamone , 08 tháng 7 năm 2016. Theo Bộ Quốc phòng Hoa kỳ

Trần H Sa lược dịch

WASHINGTON, 08 tháng 7 năm 2016 - Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan sẽ sớm ra phán quyết về việc giải thích pháp luật quốc tế trong việc quản lý các khiếu nại hàng hải ở Biển Đông, và các quan chức Mỹ đã hối thúc Trung Quốc chấp nhận phán quyết của tòa án, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng nói với Quốc hội ngày hôm qua.

Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ quyết định một vụ kiện do Philippines đệ trình vào năm 2013 về vấn đề bãi cạn Scarborough. Cả Philippines lẫn Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền ở đó.

Duy trì tuyến thông tin liên lạc.

Hoa Kỳ quan tâm đến việc duy trì tuyến thông tin liên lạc  thông qua các tuyến đường thủy và đường hàng không quốc tế, Abraham M. Denmark, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng khu vực Đông Á, cho biết trong một buổi điều trần chung tại hai tiểu ban thuộc Ủy ban Quân vụ của Quốc hội.

Phán quyết của tòa án sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho khu vực, Denmark cho biết. "Nó sẽ trình bày một cơ hội cho các bên trong khu vực xác định xem tương lai của châu Á-Thái Bình Dương sẽ được xác định bằng cách tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế mà đã đưa khu vực đạt được phát triển thịnh vượng, hay tương lai của khu vực sẽ được xác định bằng những tính toán bất lương bằng sức mạnh," ông nói thêm.

Trung Quốc và Philippines là hai trong số các nước có yêu sách chủ quyền trên các lãnh vực ở biển Đông, Denmark nói, cùng các quốc gia khác có yêu sách chủ quyền trong khu vực bao gồm Brunei, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Đài Loan. Trung Quốc - ông nói với hai nhóm tham gia hội thảo chung - đã cho biết họ sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án.

Biển Đông là một ngã tư trên thế giới rất quan trọng, với lượng hàng hóa giá trị hàng nghìn tỷ quá cảnh qua khu vực . Hải quân Mỹ đã tuần tra vùng biển kể từ Thế chiến II, tạo nên sự ổn định mà đã cho phép các quốc gia trong khu vực được phát triển thịnh vượng, Denmark cho biết. "Nó là trung tâm của chiến lược tăng cường trật tự của chúng ta dựa theo nguyên tắc, dựa trên luật lệ mà qua đó cho phép sự ổn định và thịnh vượng của khu vực", ông nói.

Trung Quốc đang tìm cách khẳng định tuyên bố của mình thông qua chiếm đoạt - đúng nghĩa là việc xây dựng các hòn đảo trong quần đảo Trường Sa và đặt các sân bay, bến cảng và các trung tâm hậu cần, qua đó có thể hỗ trợ cho máy bay và tàu quân sự , Denmark cho biết.

Hoạt động để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực

Hoa Kỳ đang theo đuổi một cách 'tiếp cận liên bộ trong toàn chính phủ' để giải quyết các vấn đề ở khu vực, ông nói, lưu ý rằng Bộ Quốc phòng đang làm việc với Bộ Ngoại giao và những thành phần khác để bảo đảm hòa bình và ổn định.

Denmark cho biết Bộ Quốc phòng đang làm việc dọc theo bốn phương châm tích cực ở Biển Đông. Đầu tiên là sự hiện diện. Hoa Kỳ có một khả năng đáng tin cậy, mạnh mẽ ở khu vực, ông nói, điều đó tạo ra sự ổn định và cung cấp không gian cho ngoại giao. "Chúng tôi đã gia tăng hiện diện quân sự của chúng tôi và chúng tôi bảo đảm sự hiện diện của chúng tôi được phân phối theo mặt địa lý, hoạt động linh hoạt và bền vững về mặt chính trị," ông nói thêm.

Phương châm tích cực thứ nhì là sự gia tăng nhịp độ của các hoạt động quân sự ở khu vực, ông nói với ủy ban. Các buổi tập trận, các buổi diển tập tự do hàng hải và các hoạt động hiện diện có nghĩa là bộ Quốc phòng tiếp tục bay, đi thuyền và hoạt động "bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép mà ở đó những nước khác cũng có thể làm tương tự," Denmark cho biết.

Bộ quốc phòng cũng đang làm việc với các quốc gia đối tác để tăng cường khả năng và năng lực của họ, đặc biệt là thông qua hoạt động cùng với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Denmark cho biết.

"Cuối cùng, chúng tôi đang lôi kéo Trung Quốc tham gia trực tiếp để giảm rủi ro. ... Chúng tôi tìm cách giữ tuyến thông tin liên lạc với Bắc Kinh luôn mở và cải thiện sự hợp tác của chúng tôi trong những lãnh vực cùng quan tâm và nói chuyện thẳng thắn, mang tính xây dựng khi chúng tôi bất đồng," ông nói.



--------------------------------------|||----------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.