Trung Quốc đối đầu với Philippines: Thua ở cái gì trong phán quyết tại The Hague

Thời điểm cho Bắc Kinh cảm nhận hậu quả từ hành vi tồi tệ của nó.

Hình ảnh : Tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường, USS Anzio . Flickr / Hải quân Mỹ 
Gordon G. Chang. 11 tháng 7 2016. Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã công bố - nhiều lần - nó sẽ bỏ qua phán quyết của một ủy ban được triệu tập bởi Tòa án Trọng tài Thường trực trong vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc .

Ủy ban, Bắc Kinh cho biết , là một "tòa án lạm dụng luật pháp", vụ kiện là một "trò hề", sự phân xử "có ý nghĩa không có gì nhiều hơn một mảnh giấy vụn". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang nói về phán quyết, "Chúng tôi sẽ không chấp nhận nó hoặc công nhận nó. "

Quyết định từ The Hague được dự kiến công bố ​​trong một vài giờ tới.( khoảng 16 giờ, giờ Hà nội 12/7/2016 )

Vụ kiện sẽ, ở trong số những thứ khác, xác định tình trạng pháp lý của một số đặc tính đất ở Biển Đông đang tranh chấp. Tuy nhiên, sự bác bỏ từ trước của Trung Quốc có ý nghĩa vượt xa những vấn đề được xác định bởi ủy ban.

Tóm lại, Bắc Kinh, với tuyên bố của mình rằng nó sẽ lờ đi những phát hiện của tòa án, xem xét việc thiết lập để tự đặt mình ở bên ngoài cộng đồng quốc tế.

Cộng đồng đó bây giờ cần phải suy nghĩ về những gì nó sẽ làm để bảo vệ hệ thống pháp luật, nghị quyết, các công ước và hiệp ước mà đã tạo nên trật tự dựa trên luật lệ của thế giới. Các quốc gia, nói chung, nên bắt đầu áp đặt cái giá phải trả cho Trung Quốc, trước lập trường sống ngoài vòng pháp luật của nó.

Philippines, là một bên ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đưa ra hành động vào năm 2013, chỉ vài tháng sau khi Bắc Kinh chiếm giữ bãi cạn Scarborough . Bãi cạn, cách Luzon, một hòn đảo chính của Philippine , 124 hải lý, là điểm bảo vệ chiến lược cho Manila và Vịnh Subic , và từ lâu là một phần của Philippine.

Vào đầu năm 2012, tàu Trung Quốc bao vây bãi cạn, những người đến từ Philippines cũng làm như thế. Các quan chức Mỹ thuyết phục cả hai bên rút tàu của mình về, nhưng chỉ có Manila tuân thủ, do đó cho phép Trung Quốc chiếm giử tính năng này. Hoa Kỳ, tìm cách tránh đối đầu, quyết định không buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về sự lừa dối của nó, mà bản chất là một hành động gây hấn.

Tuy nhiên, Trung Quốc không hài lòng với chiến lợi phẩm này. Sau khi nhìn thấy không có sự phản đối nào tại Scarborough, nó gia tăng áp lực lên Bãi Cỏ Mây, ở ngoài khơi bờ biển Palawan, cũng trong vùng biển Đông. Ở đó, vào năm 1999 Manila đã đặt một căn cứ trên một chiếc tàu bị chìm hồi Chiến tranh Thế giới II, Sierra Madre , và đặt một đội thủy quân lục chiến nhỏ ở trên tàu để đánh dấu chủ quyền. Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn việc tiếp tế cho toán quân này.

Philippines, vốn không thể hy vọng tàu của mình cạnh tranh nổi với tàu Trung Quốc ngay cả trong vùng biển riêng của mình, đã chọn chiến tranh pháp lý. Lúc đầu, Bắc Kinh không nắm bắt được tầm quan trọng của vụ kiện được đệ trình bởi chính quyền Aquino, từ lúc bắt đầu đến bây giờ, nhưng cuối cùng Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng và nó tranh chấp về quyền tài phán của Tòa án, nộp cho tòa một hồ sơ quan điểm của mình trong tháng 12 năm 2014.

Bắc Kinh, với quyền của mình, không chấp nhận trọng tài phân định ranh giới biển khi nó phê chuẩn UNCLOS, được biết như là Công ước biển của Liên Hiệp Quốc , vào năm 1996. Tuy nhiên, bằng cách phê chuẩn UNCLOS nó đã mặc nhiên chấp nhận trọng tài trên các vấn đề khác. Tháng Mười năm ngoái, ủy ban trọng tài ra phán quyết họ có thẩm quyền trên bảy trong số mười lăm vấn đề được Manila khởi kiện. Kể từ đó, Bắc Kinh rút lui và không tham gia vào các giai đoạn trọng yếu của vụ án.

Hầu hết các nhà quan sát dự đoán Philippines sẽ thắng ít nhất trên hầu hết các vấn đề đã được quyết định. Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, sau hết, nói chung là không phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc, chưa kể đến luật pháp quốc tế. "Lưỡi bò" của Bắc Kinh - tên thường gọi cho khoảng 85 phần trăm Biển Đông nằm bên trong chín hoặc mười dấu gạch ngang trên các bản đồ chính thức - bao gồm các tính năng được tuyên bố chủ quyền của năm quốc gia ; và tiếp giáp với các quốc gia khác, có vị trí cách xa bờ biển của Trung Quốc.

Có lẽ một phán quyết bất lợi sẽ thuyết phục Trung Quốc đàm phán về các tuyên bố chủ quyền của mình, như nhiều người hy vọng, nhưng điều đó khó xảy ra. Bắc Kinh trong những năm gần đây đã công bố những quan điểm không khoan nhượng qua đó không cho phép thỏa hiệp, và trong thực tế Trung Quốc chưa bao giờ giải quyết một yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, ngoại trừ ban bố một cách rõ ràng rằng quần đảo Natuna, nhưng không bao gồm vùng biển chung quanh nó, là thuộc chủ quyền của Indonesia.

Như nhân vật thích tranh luận, Hugh White, của Đại học Quốc gia Úc lưu ý , bác bỏ của Bắc Kinh làm nổi lên "nghi vấn rõ ràng." Ông ta đặt câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra, khi Trung Quốc lờ đi phán quyết được mong đợi ?

Câu trả lời, không may nhất, là không có gì cả. Quá nhiều lần trong quá khứ, cộng đồng quốc tế đã cho phép Trung Quốc chọn thời cơ thuận lợi nhất, để có được những lợi ích từ các thỏa thuận mà nó đã ký, trong khi bỏ qua các nghĩa vụ mà nó không thích. Và hiếm khi các bên khác áp đặt cái giá phải trả có ý nghĩa cho Bắc Kinh, khi nó coi thường các cam kết trắng trợn như vậy. Bởi vì các nước né tránh việc buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm, thời điểm này Bắc Kinh cảm thấy nó có thể lờ đi phán quyết của UNCLOS một cách vô tội vạ .

Lý do căn bản cho hành vi hiền lành như vậy là gì ? Các quốc gia muốn lôi kéo Trung Quốc phải chấp nhận tiêu chuẩn toàn cầu.

Tư tưởng làm cơ sở cho các chính sách hiện nay đã được thiết lập cách đây nhiều thập kỷ. "Nhìn về lâu về dài, chúng ta chỉ đơn giản là không có khả năng để mặc Trung Quốc mãi mãi ở bên ngoài gia đình của các quốc gia, ở đó nuôi dưỡng khả năng tưởng tượng của nó, ấp ủ sự căm thù của nó, và đe dọa các nước láng giềng của nó," Nixon đã từng viết một bài nổi tiếng trên Foreign Affairs vào năm 1967.

Ông đã đúng sau đó, nhưng bây giờ Trung Quốc, đang ở bên trong gia đình, vẫn đang nuôi dưỡng, ấp ủ và đe dọa. Và đồng thời nó đang tháo bỏ - lúc này, từ bên trong - các tiêu chuẩn pháp lý mà thế giới đã mất một thế kỷ để đặt ra.

Vâng, Trung Quốc thì lớn và cần phải có một tiếng nói - lập luận mà Bắc Kinh thường kết luận trong các thỏa thuận - nhưng Bắc Kinh đang xử dụng tiếng nói đó một cách vô trách nhiệm. So với việc Trung Quốc ở bên ngoài cộng đồng các quốc gia, điều tồi tệ duy nhất là việc đang có nó ở bên trong và đang tống khứ nó ra khỏi bên trong. Tại thời điểm này, chính xác đó là những gì đang xảy ra.

Trung Quốc cho biết nó "không có ý định làm sáng tỏ hệ thống hoặc làm lại từ đầu", mượn lời của một nhà cựu ngoại giao, Fu Ying, phát biểu nhân danh Bắc Kinh. Khi cô ấy nói với khán giả ở Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh tại London trong tháng này, "Trung Quốc có một ý thức thân thiết mạnh mẽ đối với hệ thống trật tự do Liên Hiệp Quốc dẫn đầu, khi Trung Quốc là một trong những nước sáng lập LHQ và là một nước thụ hưởng, đóng góp, cũng như là một phần trong những nỗ lực cải cách LHQ. "

Những lời nói đó là những gì mà chúng ta muốn nghe, nhưng bằng cách coi thường luật lệ UNCLOS, một công ước do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, Trung Quốc đang chứng minh nó không tin rằng nó phải bị ràng buộc bởi các quy tắc của nó, và sự công khai kháng cự của nó là đang giúp làm sáng tỏ "hệ thống trật tự". Bilahari Kausikan, một nhà ngoại giao Singapore, hiểu rằng phản ứng của Trung Quốc là "một vấn đề có ý nghĩa rộng lớn hơn so với biển Đông." Khi anh ta nói với New York Times , "Tầm quan trọng của vấn đề là liệu các quy định quốc tế sẽ còn được tuân theo hay không."

Miễn là không có hình phạt nào cho việc vi phạm, Trung Quốc sẽ không tuân theo những quy tắc gây thiệt hại cho nó hoặc tự đưa bản thân mình vướng vào hệ thống chuẩn mực, pháp luật, hiệp ước và các điều ước quốc tế .

Vậy, biện pháp khắc phục là gì? Câu trả lời cuối cùng là, trong một số kiểu cách, áp đặt cái giá phải trả cho Trung quốc. Trong vấn đề Biển Đông, cái giá phải trả được áp đặt trước tiên là nên trục xuất Trung quốc ra khỏi UNCLOS. Tuy nhiên, theo quy ước, như nhiều thỏa thuận trong các thể loại, không có điều khoản nào cho phép thực hiện biện pháp khắc phục đó. Vẫn có một số cơ chế thực thi cho các vấn đề khác nhau, nhưng chúng sẽ không có hiệu quả trước sự thách thức của Trung Quốc đối với sự phân xử của tòa án trọng tài.

Có lẽ bây giờ là thời điểm dành cho Bắc kinh một áp lực kinh tế bất thường, đặc biệt là vì nền kinh tế của nó đang có dấu hiệu căng thẳng. Và ở mức tối thiểu, các nước không nên ký những hợp đồng mới với Bắc Kinh, trong khi nó vẫn tiếp tục hành động như một kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Trung Quốc, do những hành vi côn đồ, nên tránh xa.

Tuy nhiên việc lảng tránh là một sự trừng phạt không nhiều lắm đối với một chế độ được xác định chơi theo cách của mình, không hề hấn gì. Cộng đồng quốc tế không có kế hoạch dự phòng trước việc Trung Quốc coi thường các chuẩn mực, và các nhà hoạch định chính sách và các nhà phân tích thậm chí còn không nói về việc gia tăng sự trừng phạt. Đây là một cuộc trò chuyện mà chúng ta phải có ngay từ bây giờ.

Gordon G. Chang là tác giả "Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc".



-----------------------------------------|||--------------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.