Việt Nam có thể là người chiến thắng tiếp theo ở Biển Đông
![]() |
Đá Alison Reef (Tốc Tan) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Tốc Tan là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc |
Trần H Sa lược dịch
Yêu sách chủ quyền cả vú lấp miệng em của Trung Quốc đối với vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông đã lảnh đủ một cú sốc lớn vào đầu tháng này sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA ) đưa ra một phán quyết mang tính bước ngoặt không thừa nhận yêu sách lãnh thổ "đường chín gạch ngang" của Trung Quốc.
Tòa án xét rằng Bắc Kinh đã vi phạm quyền kinh tế và quyền chủ quyền của Philippines, và kết luận không có cơ sở pháp lý cho đường chín gạch ngang của Trung Quốc, trong đó bao gồm khoảng 85% Biển Đông.
Trong khi phán quyết của PCA chỉ ràng buộc giữa Bắc Kinh và Manila, tuy nhiên, nó rỏ ràng, thiết lập một nền tảng pháp lý bằng cách xác định rằng các quy tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được ưu tiên hơn tuyên bố lịch sử của Trung Quốc.
Trong ngắn hạn, nếu không có "đường chín đoạn," các bên liên quan khác trong biển Đông có thể có đủ nghị lực để nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc, nếu Bắc Kinh từ chối thỏa hiệp quyền tiếp cận biển Đông.
Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, Đài Loan, và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông , làm cho khu vực là một trong những khu vực tranh chấp nhất trên hành tinh.
Vào ngày 12 tháng 7, một ủy ban gồm các chuyên gia pháp lý tại hội nghị hàng năm lần thứ sáu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược đã nhận xét về hiệu quả của quyết định đối với các bên yêu sách khác.
"Bởi vì nó không hợp lệ, chắc chắn nó sẽ khuyến khích các quốc gia khác" đẩy lùi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, James Kraska, giáo sư ngành luật hải dương và chính sách ở Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Hoa kỳ đã nêu vấn đề, khi đề cập đến đường chín gạch ngang. "Tôi nghĩ như vậy và tôi hy vọng như vậy," ông nói với Business Insider trong một cuộc đối đáp.
"Nó sẽ có tác động rất lớn trên vấn đề luật học trong tương lai và trên vấn đề nhận thức về tính hợp pháp của các bên yêu sách chủ quyền khác ở biển Đông và trên thế giới", Gregory Poling, thành viên của CSIS và là Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á cho biết.
Theo một báo cáo từ phân tích thị trường tài chính của công ty nghiên cứu BMI , Việt Nam "có thể sẽ là nước hưởng lợi chính yếu từ hiệu ứng lan tỏa của phán quyết."
![]() |
Theo Google Map |
