Yêu sách chủ quyền hàng hải di sản của Trung Quốc



.Raul "Pete" Pedrozo. Thứ sáu 15 Tháng Bảy, 2016. Theo Lawfare

Trần H Sa lược dịch

Nhiều người đã viết trong vài ngày qua liên quan đến quyết định nhất trí mang tính bước ngoặt trong vụ kiện của tòa án trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc, qua đó đã hoàn toàn khước từ những yêu sách chủ quyền và những hoạt động quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi quyết định của tòa án gióng lên một hồi chuông báo tử cho đường chín gạch ngang khét tiếng của Trung Quốc và hành vi cưỡng chế của nó đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, cộng đồng quốc tế không nên đánh mất tầm nhìn về một thực tế rằng, các yêu sách chủ quyền không thể bảo vệ được của Bắc Kinh ở Biển Đông chỉ là một phần trong một nỗ lực phối hợp của Trung Quốc, để thay đổi hiện trạng và làm thay đổi trật tự pháp lý dựa trên luật lệ mà đã quản trị các đại dương trên thế giới trong nhiều thế kỷ.
Mặc dù là một thành viên của Công ước từ năm 1996, Trung Quốc là một nước đã nhiều lần vi phạm các quy định của nó. Hầu như tất cả các luật pháp thực hiện trong nước của Trung Quốc là không phù hợp với UNCLOS và tập quán luật pháp quốc tế. Bắc Kinh từ chối chấp hành quyết định của Tòa án Trọng tài chỉ đơn giản là tái khẳng định thái độ khinh thị của Trung Quốc đối với trật tự pháp lý quốc tế dựa trên luật lệ, mà đã trực tiếp góp phần vào sự tăng trưởng và thịnh vượng chưa từng có của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong vòng 70 năm qua.

Năm 1996, Trung Quốc tuyên bố hai bộ đường cơ sở thẳng, một dọc theo bờ biển lục địa của nó và bộ kia là chung quanh quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Trong năm 2012, Trung Quốc thành lập đường cơ sở thẳng chung quanh một số đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) . Hầu hết các bờ biển lục địa của Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu về địa lý theo điều 7 của UNCLOS trong việc thiết lập đường cơ sở thẳng - tức là , đường bờ biển lõm sâu vào hoặc theo rìa các hòn đảo dọc theo bờ biển. Hơn nữa, gần như tất cả các đường cơ sở đi chệch thấy rỏ so với hình dáng phương hướng tổng quát của bờ biển, và các vùng biển bên trong đường cơ sở không được liên kết chặt chẽ với các vùng đất liền để được hưởng chế độ biển nội thủy. Xử dụng các đường cơ sở thẳng bao bọc chung quanh quần đảo Hoàng Sa và Senkaku cũng không phù hợp với UNCLOS. Trong thực tế, Trung Quốc đã vẻ đường cơ sở thẳng dành cho các quốc gia quần đảo chung quanh nhóm đảo tranh chấp. Tuy nhiên, là một quốc gia lục địa, Trung Quốc không thể thiết lập đường cơ sở dành cho các quốc gia quần đảo chung quanh bất kỳ một hòn đảo nào của mình.

Như vậy, với một vài ngoại lệ, đường cơ sở của Trung Quốc phải là đường nối các điểm triều thấp như được quy định tại điều 5 UNCLOS. Tuy nhiên, bằng cách tuyên bố đường cơ sở thẳng bất hợp pháp, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền lãnh hải với hàng nghìn dặm vuông (nm) mà đúng ra vẫn là vùng biển quốc tế và một số lượng đáng kể các khu vực là vùng nội thủy mà đúng ra phải là lãnh hải. Những vùng biển mở rộng này làm mất ổn định khu vực bằng cách xâm lấn vào các yêu sách EEZ và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng ở biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông, cũng như cản trở quyền hàng hải và quyền tự do của cộng đồng quốc tế trong các vùng biển này.

Trung Quốc tuyên bố vịnh Bột Hải (Pohai) và eo biển Hải Nam (Qiongzhou) là vùng biển nội thủy. Cả hai tuyên bố dường như đều được dựa trên một lý do quyền lịch sử. Để chứng minh cho tuyên bố một vịnh lịch sử hay vùng biển lịch sử, nhà nước phải chứng minh việc xử dụng chủ quyền đối với vịnh hay vùng biển đó có hiệu quả, công khai, mọi người đều biết và liên tục, cùng với một hiển thị thực tế qua sự đồng ý bởi các quốc gia bên ngoài trong việc thực hiện chủ quyền đó . Vịnh Bột Hải đã không được liệt kê trong tài liệu chuẩn về vịnh lịch sử, và cả Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc đã phản đối yêu sách này trong năm 1958. Do đó, yêu sách dường như không có đủ sự đồng ý bởi các chính phủ nước ngoài như được yêu cầu bởi luật pháp quốc tế.

Tương tự như vậy, tuyên bố của Trung Quốc đối với eo biển Hải Nam là vùng biển nội thủy đã bị phản đối bởi một số quốc gia. Eo biển cũng được liệt kê như là một eo biển quan trọng trong các bộ sưu tập chuẩn, và đủ điều kiện theo UNCLOS như là một eo biển được dùng cho hàng hải quốc tế, nơi mà quyền quá cảnh được áp dụng. Do đó, Trung Quốc không thể đóng cửa eo biển Hải Nam trong việc vận chuyển hàng hải quốc tế bằng cách tuyên bố rằng eo biển là vùng biển nội thuỷ.


Đường Cơ sở thẳng của bờ biển Trung quốc.
Đầu tiên, Trung Quốc tuyên bố một yêu sách lãnh hải 12 hải lý vào năm 1958. Tuyên bố đó được tái khẳng định trong một đạo luật vào năm 1992, ở đó còn thiết lập một vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý. Đối với hầu hết các phần, luật 1992 phù hợp với UNCLOS. Tuy nhiên, có hai quy định của luật, rõ ràng là không phù hợp với Công ước, tập quán luật pháp quốc tế và thông lệ quốc gia. Mặc dù điều 6 của luật công nhận quyền đi qua vô hại cho "tàu nước ngoài phi quân sự", nó ngụ ý yêu cầu tàu chiến nước ngoài và các tàu khác của chính phủ, hoạt động vì mục đích phi thương mại phải được "cho phép" trước, trước khi xử dụng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải. Điều 17 UNCLOS , áp dụng cho tất cả các tàu (kể cả tàu quân sự và tàu khác của chính phủ), không đặt điều kiện cho việc đi qua vô hại phải thông báo hoặc được đồng ý trước. Tàu quân sự xử dụng đi qua vô hại đã bị cấm tiến hành một số hoạt động quân sự nào đó trong lãnh hải, nhưng thiếu thông báo hoặc phải có đồng ý trước, không phải là một trong những hoạt động bị cấm được liệt kê trong điều 19 UNCLOS.

Điều 4, trong đó tuyên bố một vùng tiếp giáp lãnh hải 12 hải lý gần kề lãnh hải, cũng có vấn đề. Trong vùng này, Trung Quốc tuyên bố quyền thực hiện các quyền hạn cần thiết để ngăn chặn hoặc xử phạt sự vi phạm luật "an ninh, hải quan, tài chính, vệ sinh và các quy định hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh vào trong lãnh thổ đất liền, vùng biển nội thuỷ hoặc lãnh hải." Tham khảo thẩm quyền đối với hải quan, tài chính, vệ sinh và kiểm soát xuất nhập cảnh (di trú) là phù hợp với UNCLOS; nhưng tham chiếu đến thẩm quyền "an ninh" thì không.

Trung Quốc tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) vào năm 1998. Mặc dù phần lớn luật năm 1998 có vẻ phù hợp với các yêu cầu của UNCLOS, nhiều quy định của nó là mơ hồ và được áp dụng không nhất quán với Công ước. Ví dụ, pháp luật trong nước của Trung Quốc (điều 11) dường như cấp tự do hàng hải và hàng không ở EEZ cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế, Trung Quốc ngụ ý điều chỉnh các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng EEZ dựa trên một loạt các lập luận pháp lý thay thế, mà đã phát triển trong hai thập kỷ qua, từ an ninh quốc gia với lập luận "mục đích hòa bình", đến quy định nghiên cứu khoa học hàng hải ( MSR), các lập luận dựa trên quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Gần đây hơn, Trung Quốc đã đưa ra quan điểm chưa từng có mà qua đó phân biệt giữa tự do hàng hải cho tàu thương mại và tự do hàng hải cho tàu hải quân. Trung Quốc cho rằng tàu hải quân chỉ được hưởng "tự do hàng hải" (ziyou hangxing) trên các đại dương. Trong EEZ, tàu chiến bị hạn chế quyền "đi lại một cách hòa bình" (ziyou Hengxing). Vì vậy, khi hoạt động trong vùng EEZ, Trung Quốc cho rằng tàu chiến Mỹ không thể xử dụng các hoạt động quân sự và phải chịu sự xem xét đối với lợi ích an ninh của Trung Quốc. Một cách đọc dể hiểu về UNCLOS và lịch sử đàm phán của nó, bác bỏ lập trường của Trung Quốc và khẳng định thông lệ lâu dài rằng, tất cả các quốc gia có quyền tuyệt đối theo luật quốc tế, được tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh hải của một quốc gia khác.

Các hoạt động MSR của nước ngoài được quy định thêm bởi Luật Khảo sát và Vẻ bản đồ năm 2002. Bất kỳ hoạt động khảo sát và lập bản đồ nào do một tổ chức nước ngoài phải được chấp thuận trước bởi Hội đồng Nhà nước và Quân đội Giải phóng Nhân dân, mặc dù có thể không liên quan đến bí mật nhà nước hoặc gây nguy hiểm cho an ninh của Trung Quốc. "Khảo sát và lập bản đồ" được định nghĩa rộng bao gồm bất kỳ việc thu thập số liệu hàng hải nào đó trong vùng EEZ của Trung Quốc. Trung Quốc do đó khẳng định rằng, hoạt động khảo sát thủy văn quân sự và tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) của Mỹ gây nguy hiểm cho an ninh của Trung quốc, cũng giống như MSR, và do đó phải chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Quan điểm của Trung Quốc không có cơ sở trong luật pháp quốc tế và không phù hợp với thông lệ quốc gia và ngôn ngữ dể hiểu của UNCLOS.

UNCLOS phân biệt rõ ràng giữa MSR và các loại khác trong bộ sưu tập dữ liệu biển, ví dụ như khảo sát thủy văn và các hoạt động ISR (Điều 19, 40, 54, 56, và 87, và Phần XIII). Do đó, trong khi các quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với MSR trong EEZ, và có thể điều chỉnh MSR và khảo sát trong vùng lãnh hải, vùng biển quần đảo, eo biển quốc tế, và các tuyến đường biển quần đảo, họ không có thẩm quyền đối với khảo sát thủy văn và các hoạt động ISR trong vùng EEZ. Những hình thức này của bộ sưu tập biển ngày nay được coi là vùng biển tự do hàng hải, và các 'xử dụng khác phù hợp với luật pháp quốc tế về biển', và do đó có thể được thực hiện một cách tự do trong vùng EEZ của nước ngoài mà không cần thông báo hoặc đồng ý trước của quốc gia ven biển , phù hợp với điều 58 UNCLOS .


Đường Cơ sở thẳng do Trung quốc 
vẻ ở quần đảo Hoàng Sa.

EEZ được đưa ra chủ yếu vì mục đích cho phép các quốc gia ven biển kiểm soát tốt hơn các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật tiếp giáp với bờ biển của họ, bao gồm thẩm quyền đối với những cài đặt và cấu trúc các vùng biển xa bờ, nghiên cứu khoa học hàng hải (MSR), bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Ngoài các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển bị giới hạn này, tất cả các nước được hưởng các quyền tự do ở biển khơi như tự do hàng hải và hàng không, lắp đặt cáp ngầm và đường ống, và xử dụng khác phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, liên quan đến những quyền tự do đó trong vùng EEZ. Điều 55, 56, 58 và 86 UNCLOS phù hợp với các quyền lợi cạnh tranh khác nhau của các quốc gia ven biển và các quốc gia xử dụng bên trong EEZ, tối đa hóa sự kiểm soát của quốc gia ven biển đối với tài nguyên thiên nhiên mà không làm giảm bớt tự do hàng hải và việc xử dụng khác phù hợp với luật pháp quốc tế về biển . Thông lệ của quốc gia lâu đời khẳng định rằng thuật ngữ "xử dụng khác phù hợp với pháp luật quốc tế về biển" không chỉ quy cho quyền hàng hải và quyền hàng không. Các hoạt động quân sự, các cuộc diển tập và các hoạt động luôn luôn được coi là "xử dụng khác phù hợp với pháp luật quốc tế về biển", và quyền tiến hành các hoạt động như vậy là được hưởng bởi tất cả các quốc gia khi ở trong vùng EEZ.

Cuối cùng, vào tháng Mười Một năm 2013, Trung Quốc thành lập một Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ ) trên phần lớn biển Hoa Đông. Tất cả các máy bay đi vào khu vực phải nộp kế hoạch bay của họ và duy trì thông tin liên lạc với chính quyền Trung Quốc, vận hành một hệ thống nhận phát tín hiệu radar, được đánh dấu rõ ràng với quốc tịch của họ và khai báo đăng ký. Máy bay nào mà không hợp tác với thủ tục khai báo hoặc theo hướng dẫn của chính quyền Trung Quốc sẽ là đối tượng mơ hồ, với "các biện pháp phòng ngự khẩn cấp ." Tuyên bố ADIZ đã thu hút sự khiển trách mạnh từ Nhật Bản , Hàn Quốc và Hoa Kỳ , và bị thách thức hành động sau một vài ngày thành lập bởi máy bay quân sự của Nhật Bản, Hàn Quốc, và của Mỹ.

Luật pháp quốc tế không cấm Trung Quốc thiết lập một ADIZ trong không phận quốc tế tiếp giáp với không phận quốc gia của mình. Trong thực tế, một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã thiết lập ADIZs trong không phận quốc tế ngoài bờ biển của họ. Tuy nhiên, cách thức mà Bắc Kinh lập thông báo, và cách mà nó thực hiện và thực thi khu vực mới, lại có vấn đề.

Khu vực ADIZ mới của Trung Quốc chồng lên ADIZs của Nhật Bản và Hàn Quốc đã có từ trước. Không một ADIZ nào được xâm phạm vào ADIZ của một quốc gia khác. Một tính năng mới của ADIZ Trung Quốc là nó bao gồm không phận trên các tính năng đất tranh chấp - đá Socotra và quần đảo Senkaku. Thông thường, các quốc gia không thành lập ADIZs trên các lãnh thổ tranh chấp. Cuối cùng, thủ tục ADIZ của Trung Quốc áp dụng cho tất cả các máy bay quá cảnh khu vực, cho dù họ có hay không có ý định bay vào không phận quốc gia Trung Quốc. Hầu hết các quốc gia thành lập ADIZs chỉ áp dụng thủ tục của họ đối với máy bay có ý định bay vào không phận quốc gia của họ.

Việc Trung quốc áp dụng các quy định ADIZ của nó đối với máy bay quá cảnh mà không có ý định bay vào không phận quốc gia Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Tất cả các quốc gia được bảo đảm quyền tự do hàng không trên không phận quốc tế theo hướng biển của lãnh hải. Trung Quốc có lẻ, không phù hợp với các quyền tự do lâu đời về hàng hải và hàng không, bởi quá cảnh có điều kiện khi bay qua không phận quốc tế mà phải báo trước cho chính quyền Trung Quốc.

Bất chấp luật pháp quốc tế và mô hình cưỡng chế đáng lo ngại của Trung Quốc đang làm suy yếu các quy định của pháp luật và trật tự tự do của đại dương. Trung Quốc tìm cách xóa bỏ tự do trên biển để nắm được kiểm soát hoàn toàn các biển gần và cải tiến chiến lược chống tiếp cận / khắc chế khu vực của nó ( A2/ AD) . Nó tìm cách thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông thông qua sự đe dọa trái pháp luật, tước đoạt các khu vực rộng lớn ở biển khơi và không phận quốc tế, và các hoạt động cải tạo đất quy mô lớn nhằm thúc đẩy mục tiêu bành trướng của nó. Bằng cách kiểm soát các biển gần và tuyến thông tin liên lạc đường biển chiến lược và các nguồn tài nguyên dồi dào, Trung Quốc tiến một bước gần hơn để đạt được chiến dịch cắt lát xúc xích và thống trị hiệu quả khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Là một quốc gia Thái Bình Dương, một nhà lãnh đạo Thái Bình Dương, và là một sức mạnh hàng hải Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có thể giúp đối trọng với mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách duy trì một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực và tăng cường năng lực của các đối tác và đồng minh cùng chí hướng. Tuy nhiên, Mỹ không thể và không nên, đi một mình. Quyết định của Manila tìm cách giải quyết của bên thứ ba trong tranh chấp với Trung Quốc, và kết luận của Tòa án rằng đường đứt đoạn nổi tiếng của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông không có cơ sở pháp luật, là một bước đi đúng hướng. Khi Trung Quốc phục hồi từ thất bại nhục nhã này, nó có thể xem xét cải thiện những yêu sách thừa kế tính bầy đàn và cũng không kém phần quá đáng của nó.

Raul (Pete) Pedrozo là thành viên không chuyên tại Trung tâm Luật quốc tế Stockton, Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ.



-----------------------------------|||---------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.