Chiến lược xung đột thường xuyên của Trung Quốc là đòn phép của kẻ khôn ngoan.


Xung đột thường xuyên trong những lãnh vực xen kẽ, phi chiến tranh, là điều phù hợp nhất cho lợi ích của Bắc Kinh.


Hình ảnh : Hải quân Mỹ và tàu Malaysia trong một cuộc tập huấn. Brian Bannon.
 J. Michael Cole. 09 Tháng Tám 2016. Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Tokyo đã trao cho Trung quốc một loạt kháng nghị vào cuối tuần qua liên quan đến việc tiếp tục hoạt động của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông đang tranh chấp. Nhật Bản đã tuyên bố rằng Trung Quốc vừa mới cài đặt một radar trên một dàn khí gas ngoài khơi Trung Quốc.

Phản đối của Nhật Bản xảy ra sau khi 230 tàu đánh cá và sáu tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc xâm nhập vùng tiếp giáp chung quanh quần đảo Senkaku vào ngày thứ Bảy, và hai tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải chung quanh các đảo vào ngày chủ nhật. Hôm thứ sáu, tám tàu cá và tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc như tin đã đưa cũng đi vào vùng lãnh hải chung quanh quần đảo Senkaku. Tokyo, là nơi điều hành và tuyên bố quyền sở hữu ba hòn đảo của quần đảo Senkaku - Uotsuri, Kitakojima và Minamikojima - đã bị chặn đứng trong một tranh chấp lâu đời với Bắc Kinh trong khu vực, đó cũng là yêu sách của Đài Loan.


Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng tiết lộ rằng Trung Quốc đã lắp đặt một hệ thống radar và camera giám sát đại dương trên một trong mười sáu dàn khoan khí gas của nó hiện đang hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Biển Hoa Đông . Tokyo đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm một thỏa thuận hợp tác song phương về hợp tác thăm dò trữ lượng khí đốt ở Biển Hoa Đông bằng cách đơn phương phát triển hoạt động ở khu vực. Bộ Ngoại giao cho biết radar, mà Nhật Bản tuyên bố tương tự như các loại thường được tìm thấy trên các tàu tuần tra, được phát hiện vào tháng Sáu và kêu gọi cần loại bỏ ngay lập tức các thiết bị này.

Bắc Kinh đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Nếu được xác nhận, tính năng của radar có thể có các ứng dụng quân sự và phản ảnh những động thái tương tự của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà những lắp đặt dân dụng đã dần dần được quân sự hóa.

Lập luận trên nhiều mặt trận.

Trong khi có thể hấp dẫn để đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của Bắc Kinh đang liên tục kích động trên hai mặt trận riêng biệt - phải là bốn, nếu chúng ta bao gồm eo biển Đài Loan và biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ - chẵng có gì gọi là bất hợp lý trước các hành vi của nó. Trong tính toán thực tế , hiệu chỉnh và quản lý, và cho đến nay nó đã rất thành công.

Mặc dù các hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và biển Đông đã báo động khu vực và khuyến khích tạo ra một liên minh an ninh khu vực đối kháng xoay quanh Hoa Kỳ, tuy nhiên Trung Quốc đã điều chỉnh hoạt động của mình để tránh các thể loại bất ổn định mà có thể gây ra các cuộc đụng độ quân sự với các nước láng giềng hoặc buộc một sự can thiệp quân sự của Mỹ ngoài việc tự do tuần tra hàng hải. Vâng, quân sự hóa biển Đông và sự không khoan nhượng trong các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc đã cho thấy rỏ ràng Trung quốc chống lại phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague hồi tháng trước, bề ngoài cho Philippines một chiến thắng tạm thời, nhưng ở đó ngay cả với những cú đánh về uy tín đã không gây tử vong, và cũng không làm cho Bắc Kinh sẽ thay đổi quan điểm  về vấn đề này.

Trong thực tế, các phản ứng ở khu vực và quốc tế đối với tham vọng lãnh thổ của nó là có thể hình dung được, và có lẽ sẽ là một phần trong cách tiếp cận theo hai hướng của Bắc Kinh, một ở trong nước và một ở ngoài nước, để bành trướng.

Hướng đầu tiên là củng cố câu chuyện mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gieo cấy trong nước - chính sách ngăn chặn của nước ngoài và Trung Quốc là nạn nhân . Ở đây, những lợi thế của chiến lược hai mặt trận trở nên rõ ràng. Để duy trì câu chuyện bành trướng dân tộc mà qua đó chống đở hỗ trợ cho ĐCSTQ ở Trung Quốc, Bắc Kinh phải là một nhà nước liên tục quản lý các xung đột. Điều này có nghĩa rằng xung đột không thể leo thang thành xung đột vũ trang, vốn không phải là lợi ích của Trung Quốc, nhưng đồng thời nó không thể để cho tình hình giảm nhiệt, vì làm như vậy - như tôi đã lập luận trước đây - sẽ làm cho ĐCSTQ mất mặt với công chúng Trung Quốc .

Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận thức ra rằng tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận thậm chí có thể là thảm hoạ cho hầu hết các đội quân thiện chiến của nó. Nhưng chiến tranh không phải là những gì suy tưởng, và nó có thể sẽ đi đến một độ dài đủ lớn để tránh một kết cục như: xung đột lâu dài, thay vào đó là chiến lược hiện hành.

Với hai (hoặc bốn) mặt trận khác nhau mà có thể được kích hoạt gần như theo ý muốn, Bắc Kinh do đó đã bảo đảm nó có thể đáp ứng nhu cầu của một công chúng ngày càng dân tộc chủ nghĩa, bằng cách chứng minh rằng nó đang đại diện cho quyền lợi của Trung Quốc và không lùi bước bất chấp mọi thế lực bên ngoài đang âm mưu chống lại nó.

Bắc Kinh đã xen kẽ các biện pháp leo thang của nó giữa biển Hoa Đông và Biển Đông. Khi mà có vẻ như hành động của nó có thể nhắc nhở một phản ứng cơ bắp từ kẻ thù của mình, nó tạm thời rút lui nhưng đổi mới hành động trong các hoạt động ở một kịch bản khác. Dao động này, đã từng diễn ra trong vài năm qua, có thể giải thích lý do tại sao các cuộc xâm nhập của hải quân tuần trước gần quần đảo Senkaku được mô tả bởi Tokyo là lớn hơn bình thường, và tại sao hiện nay Nhật Bản nói rằng quan hệ Trung-Nhật đang xấu đi nhanh chóng . Phán quyết của PCA đã không, như một số nhà phân tích dự kiến, buộc Bắc Kinh từ bỏ tham vọng lãnh thổ của mình và trở thành một bên liên quan chịu trách nhiệm; thay vào đó, nó cho thấy đã đến lúc Bắc Kinh chuyển đổi các hoạt động leo thang quay trở lại ở biển Hoa Đông, nơi mà hành động được hình dung là sẽ nhỏ dần. PCA đã siết quả bóng nước ở Biển Đông, và nó trồi lên ở nơi khác. Hiếm khi, nếu chưa từng, Trung Quốc gia tăng tố cược trên hai mặt trận cùng một lúc .

Tiến hai bước, lùi một bước.

Hướng thứ hai là, thành phần bên ngoài của chiến lược nhiều mặt trận (hoặc quả bóng nước) của Trung Quốc liên quan đến sự thay đổi dần dần và sự thấm dần. Bằng cách xen kẽ giữa hai (hoặc bốn) mặt trận, bất cứ lúc nào đạt đến một điểm mà hành động của nó có nguy cơ gây ra một phản ứng nghiêm trọng (ví dụ, sự can thiệp vũ trang) từ các đối thủ cạnh tranh, Bắc Kinh đã thành công trong việc gọt dủa các khía cạnh và tạo nên những sự kiện trên mặt đất. Trong xu thế bất chấp luật pháp quốc tế và tái cân bằng của Mỹ đến châu Á, Trung quốc có cách nào khác để chiếm giử thực sự - và quân sự hóa - Biển Đông, hoặc tuyên bố đơn phương, một vùng nhận dạng phòng không như trong tháng 11 năm 2013, trên biển Hoa Đông ?

Chiến lược bành trướng của Trung Quốc ở trong thực tế đã nổi bật và đã được thực hiện một cách sáng chói. Bằng cách tạo ra hai mặt trận chính và hai mặt trận phụ (Đài Loan và Arunachal Pradesh), Bắc Kinh có bốn "cuộc khủng hoảng" có thể gây hậu quả ở cách xử lý mà qua đó có thể leo thang và giảm leo thang theo ý muốn, để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của chủ nghĩa dân tộc ở trong nước; trong khi khai thác những tham vọng vào bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể được. Bằng cách tung hứng bốn quả bóng, Trung Quốc bảo đảm nó sẽ luôn luôn tạo được những thành quả nhỏ ở đâu đó, ngay cả khi phải đối mặt với những thất bại tạm thời trong một lãnh vực khác, như đã xảy ra với phán quyết của PCA hồi tháng trước. Miễn là nó tạo được những thành quả , tính chung, chiến lược xung đột thường xuyên của Trung Quốc sẽ tiếp tục trả giá, ngoài ý muốn. Cơ hội sẽ phát sinh, kẻ hở trong bộ áo giáp của đối thủ của nó sẽ xuất hiện và nó sẽ kiên nhẫn chờ đợi những điều đó. Cũng quan trọng không kém, nó đã điều chỉnh phương pháp tiếp cận để tránh bất kỳ những xung đột nào có thể gây ra các biện pháp đáp trả nghiêm trọng hơn đối với những thứ mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)  - hết sức mong muốn - không được chuẩn bị; thêm nửa, nếu bên sút bóng tham gia trong một liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Với tất cả những thiếu sót của nó, ĐCSTQ không bị ảo tưởng, và nó cũng nhận thức rằng nó không thể giải quyết tất cả các tranh chấp lãnh thổ theo hướng có lợi cho nó - ít nhất là không phải thông qua việc xử dụng vũ lực, và chắc chắn không phải trong tương lai gần. Do đó, mặc dù đề ra những tham vọng và "lợi ích cốt lõi" nổi tiếng, Bắc Kinh biết nó không thể áp dụng cho tất cả đối thủ của mình ở Biển Hoa Đông và biển Đông, chống lại Đài Loan và chống lại Ấn Độ, đặc biệt là không phải ở một thời điểm đã có đổi mới sự tham gia của Mỹ trong khu vực. Đối với thời điểm hiện tại và trước các điều kiện hiện hành, tình trạng xung đột thường xuyên xen kẽ trong các lãnh vực - phi chiến tranh - là điều phù hợp nhất cho lợi ích của Bắc Kinh.

J. Michael Cole là một thành viên cao cấp không thường xuyên ở Viện Ngiên cứu Chính sách thuộc Đại học Nottingham có trụ sở tại Đài Bắc và là một nhà nghiên cứu cộng tác với Trung tâm Pháp nghiên cứu về Trung Quốc đương đại.


--------------------|||----------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.