Hợp tác hay cạnh tranh trong phát triển chiến lược cân bằng quân sự Mỹ-Trung ?

Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa kỳ  Barack Obama

Anthony H. Cordesman. Theo Trích từ "Phát triển chiến lược trong cân bằng quân sự Mỹ-Trung ( CSIS)

Trần H Sa lược dịch

Nói đi đôi với làm

Tuyên bố chiến lược là một chuyện. Hành động là một chuyện khác, và thường chứng tỏ là ầm ỉ hơn. Tài liệu chiến lược của Hoa Kỳ có xu hướng minh bạch hơn và rõ ràng hơn so với tài liệu của Trung Quốc. Mặc dù, một sức mạnh mới nổi khôn ngoan có nhiều lý do để thận trọng hơn so với một sức mạnh hiện có, và lịch sử của Trung Quốc trong hai thế kỷ qua chắc chắn là đã không tạo được niềm tin cho hoặc là phương Tây hoặc là các nước láng giềng.

Thật vậy, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn lo ngại bởi sự khai triển sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực và xa hơn nữa. Hành vi ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc, xây dựng đảo gây tranh cãi, và từ chối tòa án quốc tế về Biển Đông đã dẫn đến nổi lo âu lớn từ tất cả các góc độ ngoại giao của thế giới.

Mối lo ngại này dường như không thể làm chậm lại sự tìm kiếm "Giấc mơ Trung Quốc" của chủ tịch Tập Cận Bình . Chủ tịch Tập đã xử dụng vốn liếng chính trị đáng kể vào sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" (Obor) ​​của mình, qua đó tìm cách xây dựng một loạt các "con đường tơ lụa mới" trên khắp Trung và Nam Á, Trung Đông, châu Phi, trước khi kết thúc ở châu Âu. Động lực chính xác để phát triển các tuyến đường thương mại mở rộng này vẫn khá mơ hồ nhưng bảo đảm sự tiến bộ liên tục cho nền kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc dường như là một ưu tiên hàng đầu.

Thật vậy, các tranh chấp hàng hải của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông không thể tách rời khỏi thực tế rằng đây là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất và đi qua nhiều nước nhất trên Trái đất. Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư 46 tỷ $ vào Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) cho phép rút ngắn đáng kể tuyến thương mại bằng cách đi ngang qua Pakistan bằng đường bộ, trên đường đến cảng Gwadar ở biển Ả Rập - mà chính phủ Pakistan đã công nhận cho Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn. Phát triển các tuyến đường thương mại thông qua một đồng minh đáng tin cậy như Pakistan cho phép Trung Quốc phần nào đó ít dựa vào Eo biển Malacca và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương mà có thể trở thành đối nghịch nhiều hơn đối với lợi ích của Trung Quốc.

Trong khi Obor chắc chắn có các mục tiêu kinh tế, có mối quan tâm ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN khác, rằng đây là một bài tập trong việc xây dựng sức mạnh mềm của Trung Quốc trên thế giới như Trung Quốc đang nỗ lực củng cố sự thống trị trong khu vực. Điều này được phản ảnh trong các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thiết lập và tăng cường các liên minh ở châu Á-Thái Bình Dương. Ví dụ, việc loại bỏ các lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và mở cửa ngoại giao với Miến Điện. Ngoài ra, Washington đã xúc tiến những thỏa thuận quốc phòng với Ấn Độ, Philippines, và nhiều nước khác.

Hoa Kỳ có lý do để lo ngại về sự xuất hiện của một siêu cường khu vực với những mục tiêu và tham vọng mà giới hạn của nó không rỏ ràng. Đồng thời, cần phải nhớ đến những tham vọng và hành động của nó trong khu vực khi đã từng nổi lên như một thế lực quan trọng giữa năm 1789 và hiện nay, và tham vọng đã được thấy trong việc ban hành học thuyết Monroe, hay qua việc Tổng thống Wilson cho thấy trong việc tìm cách định hình lại thế giới sau thế chiến I. Người ta phải tự hỏi nước Anh đã thẩm định nước Mỹ như thế nào vào năm 1823, khi Tổng thống Monroe tuyên bố rằng bất kỳ sự can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài vào chính trị châu Mỹ là một hành động thù địch tiềm tàng chống Mỹ. - một nước Hoa Kỳ mà sau đó có một lực lượng hải quân nhỏ bé và hầu như không có khả năng triển khai sức mạnh khác.

Cạnh tranh và hợp tác

Một số mức độ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi khi Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một cường quốc toàn cầu mới và quan trọng trong một thế giới mà Hoa Kỳ đã là sức mạnh ưu việt kể từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ. Và, nếu việc phát triển quân sự của Trung Quốc dẫn đến một phản ứng chiến lược lớn của Mỹ, nước Mỹ hầu như đơn độc trong vấn đề này. Các cường quốc khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, và Đài Loan cũng thấy sức mạnh quân sự của Trung Quốc có thể là một mối đe dọa - cho dù với nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, có một bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn. Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là sản phẩm của sự gia tăng thậm chí còn lớn hơn, đó là sự nổi lên của Trung Quốc như là một cường quốc kinh tế toàn cầu. Đây là một sự trổi dậy không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho Trung Quốc, mà còn tạo ra một cấu trúc mới cho sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế toàn cầu. Cạnh tranh hay hợp tác quân sự, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ phải được nhìn nhận từ quan điểm chiến lược lớn trong một thế giới mà ở đó địa kinh tế đã thay thế địa chính trị như là một lợi ích chiến lược thống trị.

Trung Quốc, Mỹ và tất cả các nước châu Á liên quan cần phải nhớ những bài học nghiệt ngã mà châu Âu đã phải học trước tháng Tám năm 1914. Không cách gì mà bất kỳ hình thức chiến thắng quân sự nào của hoặc Trung Quốc, hoặc Mỹ, có thể bù đắp cho sự thiệt hại chiến lược từ một cuộc đụng độ, thậm chí nếu nó không leo thang đến một cuộc xung đột lớn. Bất kỳ một cuộc khủng hoảng hay đối đầu nào - ít hơn nhiều so với xung đột - qua đó gây nên một cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ, có thể gây tốn kém hơn nhiều so với việc đạt được một số hình thức thỏa hiệp và bình ổn. Bất kỳ một cuộc xung đột lớn nào cũng sẽ gây thiệt hại cho "người chiến thắng" nhiều hơn so với giá trị của chiến thắng. Xét về lý thuyết trò chơi, cách duy nhất để giành chiến thắng không phải là chơi, và cạnh tranh phải được cân bằng bởi sự hợp tác.

Tuy nhiên, hợp tác đòi hỏi sự minh bạch và đối thoại ở tất cả các bên, cũng như khả năng nhìn xa hơn các giá trị quân sự và địa chính trị truyền thống mà chúng là tâm điểm tự nhiên trong chiến lược an ninh quốc gia. Sự khác biệt trong hệ thống chính trị của mỗi nước, và một số khía cạnh từ sự phát triển quân sự của Trung Quốc tạo nên khó khăn này. Mỹ bị trói buộc vào tính minh bạch với mức độ cao bởi hệ thống chính trị của mình - mặc dù không nhất thiết phải có mức độ cao về khả năng dự báo. Hệ thống chính trị của Trung Quốc thường cho phép nó lẩn tránh sự minh bạch với mức độ tương đương; Trung Quốc đôi khi cố tình che khuất các chi tiết của chiến lược, kế hoạch sức mạnh, và những nỗ lực hiện đại hóa.

Tăng cường quân sự của Trung Quốc với một số mức độ phản ảnh di sản lịch sử của Trung Quốc kể từ thời chiến tranh nha phiến. Trong hai thế kỷ qua, Trung Quốc đã có lý do hiếm thấy để tin tưởng các quốc gia bên ngoài và vài quốc gia đã phải chịu đựng nhiều như Trung Quốc đã bị giữa các năm 1930 và 1949. Một số nhà chiến lược Trung Quốc và các nhà phân tích quân sự tin tưởng rằng khả năng che giấu những nỗ lực của Trung Quốc giúp bảo đảm cho sự nổi lên của nó như là một sức mạnh quân sự lớn, họ trích dẫn Tôn tử để bảo vệ quan điểm này.

Tuy nhiên, thực tế là, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc quân sự lớn. Những thách thức ngày nay đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ, và các quốc gia châu Á khác là tạo ra một cấu trúc mới và ổn định trong các mối quan hệ quân sự khu vực dựa trên đối thoại lẫn nhau, minh bạch, sự hiểu biết và thỏa hiệp. Trong khi Trung Quốc và Mỹ chính là hai trong những diễn viên liên can, họ có rất nhiều các điều khoản quân sự lớn nhất và sẽ thiết lập giai điệu cho sự hợp tác trong tương lai. Cả hai đều cần phải nhớ rằng sự hợp tác kinh tế của họ ít nhất là một lợi ích chiến lược lớn, quan trọng như bất kỳ tác động đáng tin cậy nào của sự cạnh tranh quân sự.

Mỹ và Trung Quốc cũng cần phải nhớ rằng có rất nhiều lĩnh vực mà họ có thể được hưởng lợi từ việc hợp tác trong các vấn đề quân sự và an ninh quốc gia. Chúng chia xẻ lợi ích chiến lược chung trong việc duy trì sự ổn định khu vực, bảo vệ các tuyến đường thương mại toàn cầu, chống chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Sự ổn định của vùng Vịnh Ba Tư là quan trọng cho cả việc cung cấp năng lượng của Trung Quốc lẩn khả năng của châu Á trong việc cung cấp một dòng chảy hàng hóa xuất khẩu quan trọng đối với Mỹ. Họ có thể cạnh tranh với một mức độ nào đó trong việc hỗ trợ Pakistan và Ấn Độ, nhưng họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ một Nam Á ổn định và phát triển. Đối với tất cả các vấn đề được nêu trong chương sau liên quan đến Đông Bắc Á, Đài Loan và Biển Đông, sự hợp tác mang lại lợi ích lẫn nhau nhiều hơn so với bất kỳ hình thức cạnh tranh nào mà từ đó dẫn đến các cuộc khủng hoảng và đối đầu thậm chí mang tính địa phương.

Đồng thời, Trung Quốc và Mỹ đối mặt với hai "việc bất ngờ" mà họ sẽ phải tìm cách để giải quyết. Việc đầu tiên là tác động do hành động của Nga ở Ukraine đối với an ninh và ổn định của châu Âu và NATO. Việc thứ hai là sự bất ổn ngày càng tăng ở Trung Đông và vùng Vịnh.

Hành động của Nga ở Ukraine kể từ mùa xuân năm 2014 đã buộc Mỹ phải suy nghĩ lại tư thế sức mạnh tương lai của mình ở châu Âu và NATO, nhưng chẵng có kế hoạch rõ ràng nào được công bố. Phần lớn vẫn phụ thuộc vào hành động của Nga trong tương lai ở Ukraine và phần còn lại của châu Âu. Đồng thời, Trung Quốc phải suy nghĩ lại vị thế của mình và quyết định nó muốn cung cấp cho Bắc Triều Tiên bao nhiêu sự ủng hộ, một sức mạnh đang đe dọa an ninh khu vực.

Tập thứ hai của thử thách là mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, được minh chứng bằng sự trổi dậy của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria, về sự ổn định trong khu vực MENA và ảnh hưởng của nó đối với sự an toàn trong xuất khẩu năng lượng. Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và hy vọng kết thúc bất kỳ sự can thiệp quân sự nào ở Trung Đông, hiện nay dường như có khả năng được thay thế bằng một số hình thức kéo dài sự hiện diện ở vùng Vịnh, liên quan đến sự chiến đấu ở mức độ thấp của lực lượng Mỹ tại Iraq, do một mối đe dọa khủng bố nằm dọc theo từ Philippines đến Ma-rốc. Tương lai của hợp tác hoặc cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc và Hoa Kỳ bên ngoài Đông Bắc Á, Biển Hoa Đông và Biển Đông là một vấn đề mà ở đó chẵng có sức mạnh nào từng lựa chọn một tư thế vào lúc này.

Vấn đề quan trọng cho cả Mỹ lẩn Trung Quốc là bằng cách nào mà tất cả những áp lực rất khác nhau sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực của cả hai ở sự cạnh tranh và hợp tác chiến lược. Phần lớn các phân tích sau đó cho thấy rằng bây giờ trọng tâm của họ có vẻ như ngày càng cạnh tranh, ngay cả khi cách nói hoa mỹ của họ vẫn nhấn mạnh đến sự hợp tác. Trung Quốc cũng vẫn có vẻ như được dẫn dắt bởi những lo ngại về nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế và "ngăn chặn" nó - một tình cảm được thể hiện bởi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Chang, trong một cuộc đối thoại gần đây với cựu Bộ trưởng Hagel. Tuần tự, Mỹ đôi khi có vẻ tập trung vào những trường hợp tồi tệ nhất khi mà nó cần phải cố gắng tạo ra những cơ hội.

Anthony H. Cordesman giữ chức Chủ tịch Arleigh A. Burke trong Chiến lược tại CSIS. Tại CSIS, Cordesman đã từng là Giám đốc Dự án Đánh giá mạng lưới vùngVịnh và Nghiên cứu Chuyển đổi vùng Vịnh, cũng như là điều tra viên chính của Dự án Quốc phòng Nội địa của CSIS. Ông đã lãnh đạo nghiên cứu về phòng thủ tên lửa quốc gia, chiến tranh không cân xứng và vũ khí hủy diệt hàng loạt, và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng. Ông đã chỉ đạo Dự án Đánh giá CSIS Mạng lưới Trung Đông và đồng chỉ đạo Sáng kiến ​​năng lượng chiến lược của CSIS.


------------------------------|||-----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.