Liệu Trung Quốc có thể thật sự phớt lờ Luật pháp quốc tế ?

Lịch sử cho thấy các nước nhỏ cuối cùng có thể có được thế thượng phong.

Hình ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại học Quốc gia Seoul. Flickr / Hàn Quốc Richard 

Javad Heydarian. 01 tháng tám năm 2016. Theo National Interesrt

Trần H Sa lược dịch

Trong một tiểu luận gần đây, nhà khoa học chính trị nổi tiếng Graham Allison đã hạ thấp tầm chỉ trích của quốc tế trước sự từ chối  trắng trợn của Trung Quốc về một phán quyết pháp lý bất lợi tại The Hague. Bằng cách chỉ ra những hành vi trái pháp luật của các cường quốc hiện nay, bài viết của ông tạo ra ấn tượng sai lầm rằng việc Trung Quốc không tuân thủ quyết định của tòa án quốc tế về cơ bản là chuyện bình thường.


"Không một nước nào trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã từng chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế khi (theo quan điểm của họ) phán quyết vi phạm chủ quyền hoặc lợi ích an ninh quốc gia của họ", Allison lập luận. "Như vậy, khi Trung Quốc bác bỏ quyết định của Tòa án trong trường hợp này, nó chỉ làm những gì mà các cường quốc khác đã thực hiện nhiều lần trong nhiều thập kỷ."

Allison cũng không đề cập đến một số sự kiện quan trọng đến mức có liên quan đến việc tuân thủ của các cường quốc với tòa án trọng tài quốc tế . Ví dụ, không phải là Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) quyết định về khiếu nại của Philippines chống lại Trung Quốc, mà là Tòa án Trọng tài được thành lập theo Điều 287, Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). PCA chỉ phục vụ như một cơ quan đăng ký.

Những sự kiện pháp lý có vẻ chi ly như vậy nói lên bản chất và hàm ý trong 'chiếc vé luật pháp' then chốt của Philippines chống lại Trung Quốc. Điều quan trọng là, Allison đã không đề cập đến điều đã từng có những trường hợp khích lệ mà trong đó các cường quốc quan trọng đã từ chối tòa án trọng tài, và sau đó là một phán quyết bất lợi, nhưng cuối cùng dù sao đi nửa cũng vẫn tuân thủ nó . Sau hết, ngay cả đối với các đại cường, với mong muốn lãnh đạo và tìm kiếm sự tôn trọng và cư xử đúng mực trong hệ thống quốc tế, việc bỏ qua tòa án trọng tài quốc tế mang chịu những thiệt thòi rất lớn.

Những câu chuyện chưa được kể

Trong một bài viết chính thức về Luập pháp Quốc tế trên Tạp chí Châu Âu, học giả pháp lý Aloysius P. Llamzon (2008) cho thấy rằng "thông qua các cơ chế phức tạp của dấu hiệu thẩm quyền và tính trì trệ chính trị gây ra bởi các quyết định [ của tòa án quốc tế], hầu như tất cả các quyết định [của Toà án Công lý Quốc tế ] đã đạt được sự tuân thủ đáng kể, mặc dù không hoàn hảo."

Hãy nhớ: Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) quan sát cực kỳ tinh tế, nếu không có vẻ cứng đầu cứng cổ, như những trường hợp về chủ quyền lãnh thổ . Lấy ví dụ, năm 1986 vụ kiện Nicaragua đối đầu với Hoa Kỳ đã được đệ trình trước Tòa án Công lý Quốc tế. Lúc đầu, Mỹ có quan điểm cứng rắn, kiêu ngạo từ chối tham gia mọi thủ tục tố tụng của tòa án trọng tài. Tương tự như Trung Quốc, nó cũng bác bỏ phán quyết bất lợi. Tuy nhiên, Nicaragua, không ngừng tăng cường áp lực quốc tế lên Mỹ bằng cách tập hợp thế giới đang phát triển hậu thuẩn cho nó. Mỹ từ chối trả 370.2 triệu $ tiền bồi thường thiệt hại, nhưng sau nhiều năm với áp lực ngoại giao do Nicaragua dẫn đầu thành công, Washington cuối cùng đã bồi thường cho hàng xóm Mỹ Latin của nó bằng cách cung cấp một gói viện trợ phát triển thậm chí lớn hơn trong thời chính quyền Victoria Chamorro.

Đúng, Hoa Kỳ tiếp tục xa lánh các đồng minh và làm suy yếu thẩm quyền đạo đức của mình bằng cách không phê chuẩn UNCLOS. Và đã tới lúc cho các thành phần thù hằn trong Thượng viện Mỹ thay đổi đường lối. Nhưng chính phủ Mỹ, là một bên ký kết, đã thực sự tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS như là một vấn đề của tập quán luật pháp quốc tế.

Điều này đã hiển nhiên hơn nhiều khi Washington cho phép tàu chiến Trung Quốc đi qua trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hai trăm hải lý của Mỹ ở Thái Bình Dương , trong khi cao thượng tôn trọng quyền của tàu chiến Trung Quốc đi qua vô hại bên trong lãnh hải của Mỹ tại bờ biển Alaska .

Ngược lại, Trung Quốc, quốc gia đã phê chuẩn UNCLOS, đã luôn từ chối đáp lại hoạt động tuân thủ luật pháp quốc tế phổ biến của Mỹ, đặt các hạn chế quái lạ về sự di chuyển của các tài sản quân sự nước ngoài bên ngoài lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của nó. Quấy rối của Trung Quốc đối với những nhiệm vụ trinh sát hợp pháp và các hoạt động tàu chiến của Mỹ ở vùng biển quốc tế đã tăng lên trong những năm qua.

Trung Quốc cũng đã gây lo sợ cho hầu hết các nước láng giềng bằng cách tuyên bố " quyền lịch sử " trên vùng biển lân cận như Biển Đông. Trong thực tế, phán quyết của the Hague rõ ràng cho thấy, Trung Quốc đã vi phạm các quyền của các nước như quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của Philippines trong phạm vi đặc quyền kinh tế của họ. Các hoạt động cải tạo đất khổng lồ của Trung Quốc, nhiều hơn gần hai chục lần so với tất cả các nước yêu sách khác kết hợp, cũng đã gây thiệt hại sinh thái nghiêm trọng, tòa án ở The Hague đã phán quyết về việc này.

Ánh sáng ở cuối đường hầm

Một nhân tố giải thích sự tuân thủ rỏ ràng với tòa án trọng tài quốc tế, ngay cả giữa các đại cường, là những lo ngại về sự mất mát uy tín và hậu quả dài hạn từ việc phớt lờ luật pháp quốc tế, những điều rất quan trọng để bảo đảm một trật tự toàn cầu dựa trên nguyên tắc. Điều này có thể giải thích tại sao ngay cả một nước Nga ngày càng hung hăng, mà gần đây đã chiếm Crimea và đã chấp nhận một quan điểm hiếu chiến ở các nước "cận biên" của nó, cuối cùng cũng tuân thủ, mặc dù không chính thức, với phán quyết của thủ tục tố tụng từ tòa án trọng tài, mà nó đã từ chối ngay từ đầu.

Trong trường hợp "Arctic Sunrise" , Vương quốc Hà Lan đã đệ đơn thành công một vụ kiện tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), than phiền rằng Nga đã bắt giử bất hợp pháp các nhà hoạt động môi trường trên một chiếc tàu của Greenpeace bị giam cầm. Cuối cùng , cơ quan lập pháp Nga đã phê duyệt việc phóng thích thủy thủ đoàn và con tàu, mặc dù Moscow chính thức từ chối phán quyết. Tóm lại, đã có sự tuân thủ chính thức.

Tại Nam Á, Ấn Độ đầy sinh lực trong khu vực ban đầu cũng thông qua một quan điểm không nhân nhượng trong việc đối đầu trên biên giới biển của mình với Bangladesh, sự vụ đã được đưa đến tòa án quốc tế bất chấp sự phản đối của New Delhi. Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ũng hộ Bangladesh trong phán quyết cuối cùng ở vịnh Bengal, và Ấn Độ đã tuân thủ . Chìa khóa để bảo đảm việc tuân thủ là phối hợp các áp lực quốc tế , đặc biệt là khi ai đó nói về một sức mạnh hiện trạng kiêu ngạo (Mỹ trong thời chiến tranh lạnh) hoặc sức mạnh xét ​​lại hung hăng (Trung Quốc).

Đây chính là lý do tại sao nó là tối quan trọng đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để luôn thúc đẩy sự tuân thủ và khuyến khích Trung Quốc xếp hàng tuyên bố của mình cùng với luật pháp quốc tế hiện hành, không mù mờ bịa ra học thuyết tự xưng dựa trên "quyền lịch sử", nghiên cứu bản đồ tồi tệ và sử ký xa lắc xa lơ (tiền hiện đại).

Căn cứ vào phán quyết the Hague, các cường quốc hải quân có liên quan, thông qua hoạt động tự do hàng hải có thể xử dụng phán quyết của tòa án trọng tài để thách thức các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc trên các vùng nửa nổi nửa chìm tại quần đảo Trường Sa, mà đã được biến đổi nhân tạo thành các hòn đảo. Nếu Trung Quốc tiếp tục từ chối tuân thủ, Philippines (và các quốc gia yêu sách khác) có thể yêu cầu Cơ quan thẩm quyền đáy biển quốc tế, thành lập theo UNCLOS, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên dưới đáy biển của Trung Quốc ở vùng biển quốc tế.

Vì phán quyết the Hague tuyên bố rõ ràng rằng không có EEZ chồng chéo giữa Trung Quốc và Philippines, Manila cũng có tùy chọn trong việc nộp đơn khiếu nại pháp lý bổ sung nếu các công ty năng lượng của Trung Quốc đơn phương khoan dầu trong EEZ của nó. Chưa kể, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Indonesia cũng có thể đệ trình các vụ kiện với tòa án trọng tài có tính bắt buộc tương tự chống lại Trung Quốc. Tóm lại, sẽ có mất mát rất lớn nếu Trung Quốc không xác định lại những cư xử hàng hải thiếu chân thật của họ.

Cho đến nay, có vẻ như Trung Quốc đã chế ngự thành công các nước láng giềng nhỏ hơn và bị phân liệt ở Đông Nam Á, trong đó có Philippines, nhưng các cường quốc quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và Mỹ có nhiều chỉ dẩn hơn trong việc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế và phán quyết có tính ràng buộc pháp lý của tòa án. Khi chổ dựa được cho là trật tự châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nên chỉ phê chuẩn UNCLOS, để đạt được uy thế tinh thần, mà còn phải dẫn đầu một liên minh gồm các quốc gia tuân thủ pháp luật để bảo đảm các hoạt động của Trung Quốc ở bên trong phạm vi ranh giới của luật pháp quốc tế hiện hành . Tương lai của Châu Á và trật tự tự do toàn cầu rộng lớn hơn sẽ ít bị đe dọa.

Richard Javad Heydarian dạy môn khoa học chính trị tại Đại học La Salle De, và trước đây từng là cố vấn chính sách tại Hạ nghị viện Philippine (2009-2015). Manila Bulletin, một tờ báo hàng đầu đã mô tả ông là một trong những "nhà phân tích chính sách đối ngoại và kinh tế quan trọng nhất", của Philippines.


-----------------------------|||-------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.