Một cuộc chiến không tưởng tượng nổi giữa Mỹ và Trung Quốc

Một phái đoàn ngoại giao đang đợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để cùng đi đến Joint Base Andrews, bang Maryland, 30 Tháng 3 năm 2016, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân. Ảnh Jonathan Ernst / Reuters
 David C. Gompert. 4 tháng 8 năm 2016 . Theo RAND

Trần H Sa lược dịch

Một nghiên cứu mới của RAND có tựa đề "Chiến tranh với Trung Quốc: suy gẩm và kết luận không tưởng tượng nổi" cho thấy rằng việc cải thiện khả năng quân sự của Trung Quốc gây nghi ngờ cho giả định rằng, Hoa Kỳ sẽ sớm chiến thắng và dứt khoát chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Báo cáo lưu ý rằng khả năng tấn công tiên tiến của mỗi bên, kết hợp với việc thu hẹp khoảng cách quân sự giữa hai bên, có thể tạo ra một cuộc chiến tranh khốc liệt, hủy diệt ghê gớm, và lại còn bị kéo dài.

David C. Gompert , tác giả chính của nghiên cứu và là một thành viên cao cấp phụ tá tại RAND (*), gần đây đã tham gia vào một cuộc hỏi đáp về những gì mà nghiên cứu này thực hiện, và không thực hiện, khi bàn về khả năng một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ và kết quả có thể có của nó.

Hỏi : Ông có đang dự đoán rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sớm đi đến chiến tranh hay không ?

Trả lời : Chúng tôi không dự đoán một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thay vào đó, có vẻ hợp lý khi nói rằng một cuộc chiến tranh như vậy có thể phát sinh ra một cuộc khủng hoảng khó giải quyết, và trước những cải thiện về khả năng tấn công của cả hai quốc gia, có thể là khốc liệt, huỷ diệt ghê gớm, và lại còn bị kéo dài.

Hỏi : Loại lửa gì có thể kích động một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ?

Trả lời : Căng thẳng tồn tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên một số vấn đề, và một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra và liên quan đến các sự cố hoặc những tính toán sai lầm qua đó dẫn đến chiến sự. Ví dụ, Trung Quốc có thể thực hiện việc hăm dọa các nước láng giềng của nó ở bên dưới ngưỡng can thiệp của Mỹ và họ đánh giá sai ngưỡng đó nằm ở đâu, hoặc đánh giá thấp việc Nhật Bản sẵn sàng quay trở lại phương diện quân sự trong một cuộc khủng hoảng do tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.

Hỏi : Kịch bản chiến tranh có thể diễn ra như thế nào ?

Trả lời : Hiện nay, tổn thất của quân đội Trung Quốc sẽ vượt trội đáng kể so với tổn thất của Mỹ trong một cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, việc cải tiến không ngừng khả năng "chống tiếp cận" của Trung Quốc có thể làm tăng thiệt hại của Mỹ và, khi khả năng tấn công của Mỹ bị suy yếu, tổn thất của Trung Quốc giảm bớt. Nhưng ngay cả khi Trung Quốc cải thiện khả năng quân sự của mình, nó cũng không thể có được tự tin đạt được lợi thế quân sự. Điều này cho thấy khả năng mạnh mẽ của một cuộc chiến tranh kéo dài và không có hồi kết.


Hỏi : Chiến tranh Mỹ - Trung có thể đi đến hạt nhân?

Trả lời : Chiến tranh hạt nhân là rất khó. Thậm chí trong một cuộc xung đột bạo lực thông thường khốc liệt , không bên nào sẽ coi tổn thất của nó là quá nghiêm trọng, viễn cảnh của nó rất thảm khốc, hoặc sự tranh thắng quan trọng đến nổi mà sẽ có nguy cơ trả đũa hạt nhân huỷ diệt bằng cách xử dụng vũ khí hạt nhân trước.

Hỏi : Nếu một cuộc chiến tranh như vậy vỡ ra, Nhật Bản có thể phản ứng như thế nào ?

Trả lời : Chúng tôi không dự đoán rằng Nhật Bản sẽ bước vào một cuộc chiến tranh như vậy. Thay vào đó, chúng ta có thể nói nó là một quốc gia quân sự đáng kể nếu Nhật Bản làm như vậy. Có nhiều khả năng Nhật Bản sẽ bước vào một cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nếu nó bị đe dọa hoặc tấn công. Hoa kỳ xử dụng các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản cũng có thể dẫn đến các mối đe dọa hoặc các cuộc tấn công của Trung Quốc chống lại Nhật Bản. Tương tự như vậy, nếu Trung Quốc tấn công các lực lượng Nhật Bản, có lẽ Nhật Bản sẽ có thừa khả năng chống cự. Mặc dù chúng tôi không dự đoán Nhật Bản sẽ phản ứng như thế nào trong những tình huống như thế này, rất có khả năng Nhật Bản có thể bước vào cuộc xung đột cùng phía với Hoa Kỳ mà sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của Trung Quốc. Do đó, một liên minh Mỹ-Nhật Bản mạnh mẽ và lực lượng tinh nhuệ của Nhật Bản có thể là răn đe rất lớn chống lại một cuộc chiến tranh. 

Hỏi : Điều gì sẽ xảy ra với các đồng minh khác của Mỹ trong khu vực?

Trả lời : Ngoài Nhật Bản, Hoa Kỳ có một số đồng minh quan trọng khác ở Đông Á, trong đó có Philippines, Australia và New Zealand. Thuộc tính cố hửu trong những mối quan hệ này là bất kỳ cuộc xung đột nào ở khu vực này đều sẽ kích hoạt sự tham vấn và khả năng hành động chung. Đây là trường hợp, lập kế hoạch quân sự cho một loạt các dự phòng là điều khôn ngoan. Chúng tôi không suy đoán về vấn đề, liệu việc lập kế hoạch như vậy có sẽ dẫn đến sự kiện một đồng minh đặc biệt nào đó của Mỹ sẽ bước vào cuộc xung đột hay không.

Hỏi : Nga và NATO có sẽ tham gia vào cuộc xung đột ?

Trả lời : Trên phương diện quốc tế, Nga có thể xếp hàng đằng sau Trung Quốc và NATO có thể đở lưng cho Hoa Kỳ, nhưng không chắc rằng sức mạnh của ai sẽ có một ảnh hưởng đáng kể đến cuộc chiến.

Hỏi : Bắc Triều Tiên có thể phản ứng như thế nào ?

Dự đoán hành vi của Bắc Triều Tiên trong các sự kiện của một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ là đầy bất ổn. Tuy nhiên, nếu nó liên quan đến các cuộc tấn công chống lại Nhật Bản, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đang được phát triển và xây dựng có thể cung cấp sự bảo vệ đáng kể.

Hỏi : Tại sao lại cho rằng không thể tưởng tượng ?

Trả lời : Một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ có thể dường như không thể tưởng tượng được, nhưng cách cư xử và hậu quả cần phải suy nghĩ nhiều hơn ở cả hai nước. Lịch sử cho thấy rằng các cuộc chiến tranh - mà rất tai hại cho các chiến binh cả hai bên - thường dai dẳng miễn là không bên nào phải đối mặt với thất bại hoàn toàn. Một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ sẽ rất có hại mà cả hai bên nên đặt một ưu tiên rất cao để tránh nó. Trong khi những viễn cảnh như vậy làm cho chiến tranh có chủ ý khó có thể xảy ra, chúng cũng khiến cho việc quản lý khủng hoảng đơn phương và song phương có hiệu lực, cũng như các biện pháp khác để tránh những nhận thức sai lầm và những sai lầm.

Chú thích : _ (*) : RAND là một think tank nghiên cứu và phát triển chính sách toàn cầu, phi lợi nhuận, được hổ trợ tài chánh từ chính phủ Mỹ và các tập đoàn tư nhân. Có 32 người nhận giải Nobel, đặc biệt trong các lãnh vực kinh tế, vật lý đã từng làm việc cho RAND.

David C. Gompert là Chánh Phó Giám đốc tình báo quốc gia từ năm 2009 đến năm 2010. Trong năm 2010, ông làm Quyền Giám đốc tình báo quốc gia, ở đó có khả năng ông cung cấp giám sát chiến lược của Cộng đồng Tình báo Mỹ, và là cố vấn trưởng tình báo của Tổng thống.


--------------------------------|||------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.