Quan hệ đối tác Mỹ - Nhật là Cơ chế giải quyết vấn đề khu vực.(P I)

Ảnh : CSIS
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế . 25 tháng 8 năm 2016. Theo CSIS

Trần H Sa lược dịch 

Liên minh Mỹ-Nhật Bản : yếu tố quyết định cho một kiến ​​trúc hợp tác giáo dục đại học ở khu vực

Tác giả Annette Bradford

Liên minh Mỹ-Nhật Bản phục vụ như là nền tảng của an ninh châu Á-Thái Bình Dương khi những cạnh tranh chính trị phức tạp ngày càng trở nên nguy hiểm và những thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi sự quan tâm. Giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải cải thiện sự hợp tác, không chỉ giữa các quốc gia, mà còn giữa các cộng đồng riêng biệt ý thức nhiều hơn về tính quốc tế, có khả năng tốt hơn để hiểu các giá trị của người khác, và nắm giữ sự tinh thông lớn hơn trong tư duy chiến lược. Trao đổi giửa người với người và quan hệ hợp tác giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện các kỹ năng này. Hơn nữa, quan hệ hợp tác giáo dục có thể làm cho giáo dục địa phương hiệu quả hơn và tăng cường chất lượng của nó. Mặc dù số lượng các sáng kiến ​​giáo dục đa phương ở khu vực đã được phát triển trong những năm gần đây, chưa có chính sách sự đồng thuận để hướng dẫn quy trình, cũng chưa phải là quan điểm được chia xẻ trong xây dựng hợp tác theo mong muốn của khu vực. Vì Nhật Bản và Hoa Kỳ có hệ thống giáo dục lớn nhất và phức tạp nhất ở Châu Á-Thái Bình Dương, và liên minh Mỹ-Nhật là đối tác chính trị và xã hội mạnh nhất của khu vực, sức nặng kết hợp ' của họ có thể truyền sự tự tin cho cố gắng quan trọng này. Thúc đẩy những nổ lực của liên minh Mỹ-Nhật Bản nhằm tăng cường quan hệ đối tác giáo dục giữa hai nước có thể định hướng cho hợp tác giáo dục ở khu vực.

Những nghiên cứu quy mô lớn, bao gồm một cuộc khảo sát gần đây của cựu sinh viên du học tại Nhật Bản, chứng minh rằng các sinh viên đã học ở nước ngoài trở nên hội nhập toàn cầu nhiều hơn, và hoạt động nhiều hơn trong các công việc ích lợi chung. Học ở nước ngoài cũng phát triển khả năng thích ứng văn hóa và tính nhạy cảm của sinh viên, nuôi dưỡng tinh thần cởi mở, kiên nhẫn và tính linh hoạt. Ở châu Âu, chương trình ERASMUS (Chương trình hành động của Cộng đồng Châu Âu đối với sự biến đổi của sinh viên đại học) tin rằng việc kích hoạt nghiên cứu ở nước ngoài trở thành phổ biến, sẽ làm tăng sự trao đổi bên trong sinh viên trên cơ sở bình đẳng, và gia tăng việc gắn kết hợp tác giáo dục đại học vào bên trong các tổ chức giáo dục đại học của châu Âu. Châu Á-Thái Bình Dương thiếu một môi trường giáo dục chung tương tự. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nhiều quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á trong thập kỷ gần đây và nguồn cung ứng đầy hứa hẹn về tiềm năng của các sinh viên biến đổi mang tính quốc tế, nhu cầu cho chuyển động trong khu vực không bị cản trở quá lớn và có nhu cầu cho cơ hội kích hoạt một môi trường như vậy. Tuy nhiên, sẽ là không khả thi và không phù hợp để chỉ là đơn giản cố gắng sao chép hoàn toàn ERASMUS cho châu Á-Thái Bình Dương. ERASMUS được thực hiện trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu, một tổ chức đa quốc gia mạnh mẽ mà châu Á-Thái Bình Dương đang thiếu. Một kiến trúc hợp tác giáo dục đại học châu Á-Thái Bình Dương phải được xây dựng bằng cách kết nối và sắp xếp các mối quan hệ và quan hệ đối tác khác nhau .

Các sáng kiến ​​hợp tác giáo dục đại học Châu Á-Thái Bình Dương đang được tiến hành, và mỗi sáng kiến đang tạo nên một đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu ở nước ngoài vẫn chưa trở thành một phần của cơ cấu giáo dục đại học ở khu vực này. Các nỗ lực hiện nay không được phối hợp, họ thường xử dụng các khái niệm khác nhau của một môi trường giáo dục khu vực, và đôi khi họ tìm cách giải quyết những mối quan tâm giống nhau theo cách không bổ sung. Hai trong số các chương trình biến chuyển sinh viên quan trọng nhất ở khu vực là UMAP ( Biến chuyển Đại học ở châu Á và Thái Bình Dương) và AIMS (Biến chuyển mang tính quốc tế của ASEAN cho sinh viên ). Cả hai bao gồm đại diện từ một số các chính phủ khu vực tương tự và không bao gồm tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đáng chú ý, cũng không có sự tham gia tích cực của Hoa Kỳ, một điểm đến hàng đầu cho nhiều người châu Á học ở nước ngoài. Hơn nữa, những căng thẳng chính trị làm hỏng sự tham gia; Ví dụ, Trung Quốc, mặc dù là một thành viên, không có hoạt động trong UMAP do có thành viên Đài Loan. Cả hai chương trình đang tìm cách sắp xếp hệ thống chuyển đổi tín chỉ giữa các thành viên, nhưng đang tiếp cận vấn đề khác nhau. Trong hình thức hiện tại của họ, cả hai chương trình đã bị đình trệ ở mức độ hợp tác xây dựng giữa các tổ chức giáo dục đại học tư nhân, và có rất ít tiến bộ trong việc tạo ra một môi trường giáo dục khu vực hài hòa. Hiệu quả lớn hơn của khu vực sẽ đạt được nếu các cơ quan quốc tế, các bộ chính phủ, các khoa trong giáo dục đại học, và các trường đại học tư nhân cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung.

Song song với những nỗ lực đa phương này, Mỹ và Nhật Bản đang tìm cách thắt chặt hợp tác giáo dục song phương của họ. Thành tựu từ Hội nghị Mỹ-Nhật Bản về Văn hóa và Trao đổi Giáo dục (CULCON) vào năm 2013 , một ban cố vấn của hai nước đã phục vụ để nâng cao và tăng cường nền tảng văn hóa và giáo dục của liên minh, đã củng cố một cam kết mới, có độ sâu được thể hiện trong Tuyên bố chung Mỹ-Nhật Bản 2014 được ban hành bởi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Barack Obama. Cam kết cấp quốc gia này đào sâu việc tăng số lượng sinh viên của Mỹ và Nhật Bản học tập tại đất nước của nhau, cùng với các nguồn lực sẵn có để những nước này, có thể cung cấp một trung tâm hấp dẩn bền vững trong một khuôn khổ đa phương mở rộng. Một kết quả hữu hình của các hoạt động song phương mới là chiến dịch TeamUp, qua đó hướng dẫn các tổ chức và cung cấp các khoản tài trợ cho việc tạo nên chiến lược quan hệ đối tác giáo dục. Nếu Mỹ và Nhật Bản có thể tạo điều kiện thuận tiện cho sự biến chuyển lớn hơn thông qua quan hệ đối tác này và gia tăng sự hài hòa trong các lĩnh vực chẵng hạn như các quy trình ứng dụng, cơ chế chuyển giao tín dụng, và chất lượng chương trình, họ có thể tạo ra một cơ sở quan trọng cho mạng lưới liên kết trong suốt Châu Á Thái Bình Dương. Để tận dụng lợi thế của các chương trình biến chuyển mới được tạo ra bởi Mỹ và Nhật Bản, các quốc gia khác sẽ tìm cách gia tăng tính tương thích các chương trình của họ. Theo thời gian, khuôn khổ này có thể dẫn đến việc thành lập một môi trường giáo dục chung của khu vực mà qua đó tăng cường mối liên kết giữa người dân.

Cơ hội cho hợp tác của Liên minh Nhật Bản-Mỹ ở Biển Đông

Tác giả Justin Chock

Trong khi hầu hết sự chú ý được tập trung vào vai trò của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông, có một câu hỏi về những gì Nhật Bản có thể làm, và vai trò gì mà cả hai nước có thể sắm trong khuôn khổ liên minh Mỹ - Nhật để giảm căng thẳng. Câu trả lời đang ngày càng quan trọng sau khi phán quyết từ Tòa án Quốc tế về Luật Biển trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc, nó cho rằng liên minh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh Đông Á. Đây là một cơ hội quan trọng cho liên minh để mở rộng hợp tác và khả năng nhằm duy trì an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, phản ứng phải cẩn thận và được thiết kế tốt để không kích động bên thứ ba như Trung Quốc, nước đang cảnh giác sự phát triển sức mạnh của Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản cần đóng một vai trò hỗ trợ nhiều hơn cho các hoạt động của Mỹ và tránh việc triển khai trực tiếp các tài sản vũ trang.

Nhật Bản có lợi ích an ninh quan trọng ở Biển Đông. Nó dựa vào trạng thái yên bình ở dòng chảy hàng hóa và dịch vụ qua khu vực này. 80 phần trăm lượng dầu nhập khẩu của nó đi qua Biển Đông. Do đó, tự do hàng hải là quan trọng đối với lợi ích của Nhật Bản như lợi ích của Mỹ, Nhật Bản sẽ dễ bị tổn thương nếu bất kỳ nhà nước nào sở hữu được những khả năng ngăn chặn dòng thương mại này. Trong khi Nhật Bản không phải là một bên yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, yêu sách chủ quyền của nó ở Biển Hoa Đông (ECS) được gắn với tiền lệ ở Biển Đông. Sự bất ổn định hoặc những hành động cưỡng chế trong tranh chấp ở Biển Đông cũng có khả năng leo thang. Ví dụ, việc xử dụng "Mô hình bãi cạn Scarborough" nơi mà một quốc gia nào đó thiết lập quyền kiểm soát lãnh thổ theo sau một tình huống không rõ ràng, mà được thành công ở Biển Đông thì nó cũng có thể được xử dụng ở biển Hoa Đông. Hơn nữa, luật an ninh mới của Nhật Bản cho phép tự vệ tập thể có thể có nghĩa rằng với hoạt động leo thang của Mỹ ở Biển Đông có khả năng rất lớn là buộc Nhật Bản phải tham gia. Trong khi có những điều kiện trong pháp luật phải được phù hợp, tình huống "đe dọa sự sống còn của Nhật Bản" (ví dụ, một mối đe dọa cho thương mại rất quan trọng của Nhật Bản  thông qua Biển Đông) có thể khởi sự một quá trình tham gia của Nhật bản .

Tuy nhiên, trong việc giải quyết những lợi ích an ninh, Nhật Bản cũng phải cẩn thận với cách mà nó hoạt động. Trung Quốc đã lo ngại về một Nhật Bản "tái vũ trang", và những bước khiêu khích thái quá được cho là tham gia ở Biển Đông có thể gây nóng cho một tin nhắn tiêu cực, gây ra hành vi quân sự quyết đoán hơn của Trung Quốc, và / hoặc đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Hơn nữa, cử tọa nội địa của Nhật Bản, đa số phản đối luật an ninh, có chút vòi vỉnh trong việc triển khai lực lượng vào những khu vực mà dường như xa rời đất liền Nhật Bản với biện minh như là phòng thủ. Tuy nhiên, cấp bách nhất, là khả năng xảy ra tai nạn trên biển. Một vụ xô xát giữa hai quốc gia mà, theo cuộc thăm dò trong năm 2014 của Genron-NPO và China Daily, xấp xỉ 90% công chúng của cả hai nước có quan điểm tiêu cực đối với phía bên kia , có thể phục vụ như là điểm tới hạn mà ở đó kêu gọi nêu cao danh dự quốc gia sớm trở thành một sự kêu gọi vũ khí.

Do đó, Nhật Bản cần phải hỗ trợ hoạt động Tự do hàng hải của Mỹ  trong một phong cách tương tự như đã tiếp nhiên liệu hỗ trợ cho Mỹ trong cuộc chiến ở Afghanistan. Trong sáu năm qua, Nhật Bản đã tiến hành khoảng 800 nhiệm vụ tiếp nhiên liệu phân phối 126 triệu gallon nhiên liệu và thực phẩm dự trử cho Mỹ và các thành viên liên minh khác. Thể hiện hỗ trợ hoạt động và thậm chí một sự hiện diện nhỏ của Nhật Bản làm cho tất cả các bên hiểu rõ tầm quan trọng của an ninh Biển Đông đối với Nhật Bản và nó sẵn sàng hành động để bảo vệ những lợi ích đó. Nó cũng ngăn cản các quốc gia như Trung Quốc xử dụng sự hiện diện tàu vũ trang của Nhật để miêu tả một "tái vũ trang" của Nhật Bản trên các phương tiện truyền thông của nó, phục vụ như để biện minh cho việc tăng cường lực lượng vũ trang bổ sung hoặc hành động cứng rắn hơn. Thật vậy, nó thậm chí có thể ngăn chặn sự cố trên biển, như tàu bè tiến hành các hành vi hung hăng hoặc nguy hiểm mà sẽ tìm thấy một biện minh không thuyết phục sau khi xảy ra tai nạn do hành động của họ chống lại các tàu tiếp tế không vũ trang của Nhật Bản, do đó tạo cho việc thông thương của tàu Nhật Bản không bị quấy rối lợi ích của tất cả các bên.

Quan trọng nhất, hỗ trợ hậu cần là loại hoạt động ở Biển Đông có khả năng nhất sẽ đáp ứng cho khán giả Nhật Bản ở trong nước. Các phần của luật pháp an ninh mới cho phép sự hỗ trợ này, qua đó cung cấp sự ủng hộ pháp lý cho các hoạt động trong khi cũng cho phép Nhật Bản minh chứng cách thức mà luật mới này hoạt động và làm rõ sự phức tạp của nó trong thực tế. Một vai phụ với tiền lệ lịch sử là dễ dàng hơn để cho công chúng chấp nhận, đặc biệt là một dự định cho tàu bình thường quá cảnh và không xung đột, như là trường hợp với các hoạt động dành cho Afghanistan.

Cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều ở bên trong khuôn khổ lợi ích liên minh từ các hoạt động này. Bằng các trạm tiếp nhiên liệu và tàu tái tiếp tế trong lãnh vực hỗ trợ quá cảnh của Mỹ, liên minh có thể giới thiệu cam kết chung của mình đối với tự do hàng hải. Điều này cũng bắt đầu quá trình ban hành và cải tiến phối hợp Mỹ-Nhật Bản theo Cơ chế phối hợp liên minh mới và vạch ra sự hợp tác trên mọi lãnh vực của chính phủ. Đối với công chúng Mỹ, hỗ trợ hậu cần sẽ làm giảm bớt một số chi phí của các hoạt động, giải quyết việc kêu gọi chia xẻ gánh nặng của khán giả trong nước Mỹ và giải phóng năng lực đối với các hoạt động an ninh trên thế giới.

Có một cơ hội cho các liên minh Mỹ-Nhật Bản phát triển và đóng một vai trò hỗ trợ cho sự giữ gìn trật tự ở Biển Đông, nhưng chỉ khi nếu Nhật Bản cẩn thận về cách thức mà nó thực hiện các hoạt động. Bằng cách cung cấp hỗ trợ hậu cần cho hoạt động Tự do hàng hải của Mỹ, cả hai nước có thể duy trì an ninh tốt hơn cho khu vực và hệ thống quốc tế rộng lớn hơn, trong khi tăng cường quan hệ đối tác của họ.

_ Annette Bradford là trợ lý giáo sư Trường Quản trị Kinh doanh tại Đại học Meiji ở Tokyo, giảng dạy các khóa học nhằm nâng cao năng lực quốc tế của sinh viên đại học. Nghiên cứu hiện tại của cô liên quan đến việc quốc tế hóa các trường đại học của Nhật Bản và những lợi ích mà những nỗ lực này có thể mang đến cho các mục tiêu chính sách quốc gia.

_ Justin Chock vừa tốt nghiệp thạc sĩ triết học trong chương trình Quan hệ Quốc tế tại Đại học Oxford và là một sĩ quan hải quân Mỹ. Trước đó, ông theo học tại Học viện Hải quân Mỹ và Đại học Keio, và có kinh nghiệm với Bộ Ngoại giao, Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản, và các đơn vị khác nhau của Hải quân Mỹ và Thuỷ quân lục chiến Mỹ . Quan điểm thể hiện là của riêng ông ấy và không phản ảnh chính sách hoặc quan điểm chính thức của bộ Hải quân, Bộ Quốc phòng, hoặc chính quyền Mỹ.

-------------------------------|||-------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.