Quan hệ đối tác Mỹ - Nhật là Cơ chế giải quyết vấn đề khu vực.(P II)

Ảnh minh họa
 Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế . 25 tháng 8 năm 2016. Theo CSIS

Trần H Sa lược dịch

Tăng cường liên minh Mỹ - Nhật bản có thể ngăn chặn mà không khiêu khích Trung quốc

Tác giả Justin Conrad

Liên minh Mỹ-Nhật Bản cung cấp hy vọng lớn nhất và trực tiếp nhất trong việc ngăn chặn sự xâm lăng của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp. Với quyết định mới đây của Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực về các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, và sau đó là sự gia tăng hành động khiêu khích hàng hải của nó, nổi lo ngại của Mỹ và của châu Á về một Trung Quốc hung hăng và bành trướng có thể đi tới một bước ngoặt. May mắn thay, những thay đổi gần đây trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản cung cấp một cơ hội đúng lúc để tích hợp hoàn toàn Nhật Bản vào các nhiệm vụ an ninh toàn cầu do Mỹ dẫn đầu bên ngoài châu Á. Sự hỗ trợ như vậy, cách xa "tiền tuyến" tranh chấp với Trung Quốc, có thể phục vụ như là một ngăn chặn mạnh mẽ trong khi tránh trực tiếp khiêu khích.

Sự tham gia của Nhật Bản trong hoạt động của Mỹ trên thế giới cung cấp một tín hiệu rất rõ ràng khả năng tương tác và quyết tâm của hai quốc gia, trong khi phục vụ thêm hai chức năng quan trọng. Thứ nhất, gia tăng sự hiện diện bên ngoài châu Á tránh trực tiếp làm mếch lòng Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc, ví dụ, gần đây đã cảnh báo Nhật Bản chống lại "sự can thiệp" ở Biển Đông khi đối mặt với khả năng rằng Nhật Bản có thể tham gia vào các cuộc tuần tra của Mỹ ở đó. Thứ hai, tăng cường hoạt động hỗ trợ cho Mỹ ở các khu vực khác trên thế giới là có thể chấp nhận được về chính trị nhiều hơn tại Nhật Bản. Công chúng Nhật Bản, vẫn còn cảnh giác việc quân sự hóa mà qua đó có thể kích động chiến tranh với Trung Quốc, họ có thể khoan dung nhiều hơn đối với việc tăng dần các hoạt động quân sự ở bên ngoài châu Á.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng Mỹ liên minh với Nhật Bản và các nền dân chủ khác ở châu Á, có thể là chìa khóa để ngăn chặn thành công một cường quốc đang lên như Trung Quốc. Trong một bài viết sắp tới trong The British Journal of Political Scienc, tôi kiểm tra các hành vi xung đột của tất cả các nước và liên minh quân sự của họ từ năm 1816 đến năm 2000. Tôi thấy rằng khi hai nước và các đồng minh của họ tiếp cận một sự phân bổ sức mạnh ngang bằng một quốc gia khác, thách thức là có nhiều khả năng đáng kể để bắt đầu xung đột. Mặc dù nghiên cứu không bao gồm dữ liệu hiện nay về Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên nó vẫn cho thấy sự ngang nhau ngày càng tăng giữa hai cường quốc có thể có nghĩa là khả năng có thể xảy ra xung đột cao hơn. Nhưng bất chấp "tin xấu" này, tôi cũng thấy rằng khi các đồng minh của một nước có dân chủ hơn, sự gia tăng khả năng có thể xảy ra xung đột phần lớn bị phủ nhận. Các nền dân chủ, không giống như các đối tác độc tài của họ, có thể báo hiệu tốt hơn uy tín và sự tin cậy của họ như là đối tác liên minh, cho cả với đồng minh và kẻ thù. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình tương đối của các tổ chức dân chủ làm tăng thêm độ tin cậy của các hiệp ước liên minh, dẫn đến ngăn chặn thành công các cuộc xung đột trong nhiều trường hợp. Nói cách khác, nhiều đối thủ ít có khả năng tấn công các liên minh dân chủ vì họ tin rằng liên minh này sẽ mạnh mẽ trong thời gian khủng hoảng.

Nếu Trung Quốc gần tương đương với Hoa Kỳ, như nhiều nhà quan sát đã nhận định, tiềm năng xung đột với Trung Quốc có khả năng cao hơn bao giờ hết. Nhưng các đồng minh dân chủ của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, cung cấp một cơ hội để trình bày một sự răn đe mạnh mẽ và đáng tin cậy, buộc Bắc Kinh phải xem xét lại một cách nghiêm túc bất kỳ một khởi động nào về chiến đấu vũ trang. Nhưng để sự ngăn chặn này hoạt động, nó phải quan sát đến Trung Quốc. Tính tích hợp minh bạch trong chính sách quân sự và tăng cường hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản là hoàn toàn quan trọng cho một chiến lược như vậy. Người ta có thể cho rằng Nhật Bản thủ đắc một quân đội đáng gờm nhất trong tất cả các đồng minh của Mỹ ở khu vực. Với trường hợp ngoại lệ có thể có từ Hàn Quốc, không một đồng minh nào khác ở Đông hay Đông Nam Á có các loại khả năng quân sự và tiềm năng mở rộng những khả năng đó so với Nhật Bản.

Quan trọng hơn, các lực lượng của Nhật Bản đã có mối quan hệ được tích hợp và hợp tác cao độ với quân đội Mỹ. Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản (JMSDF), ví dụ, được nhiều người trong Hải quân Mỹ xem là đối tác nước ngoài gần gủi nhất . Lực lượng hải quân Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành hơn 100 cuộc tập trận chung hàng năm. Trước đây Nhật Bản đã từng hỗ trợ Mỹ trong một loạt các loại nhiệm vụ hoạt động, bao gồm cả chiến tranh chống tàu ngầm (ASW) trong Chiến tranh Lạnh, và gần đây hơn, các hoạt động tiếp nhiên liệu và bảo vệ thông tin liên lạc (SLOCs) đường biển trong Chiến dịch Tự do Bền vững. Nhật Bản cũng đã cử quân đội hỗ trợ trong các hoạt động hổ trợ nhân đạo / cứu trợ thiên tai ( HA/ DR ) , bao gồm cả những công việc ở Indonesia sau sóng thần năm 2004 và ở Haiti trong năm 2010, nơi mà lực lượng Nhật Bản đã làm việc chặt chẽ với quân nhân Hoa Kỳ.

Nhật Bản đã tham gia trong các cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu và các hoạt động trọng yếu. Quân đội Nhật Bản ngày càng gia tăng đều đặn sự tham gia của họ vào các nhiệm vụ ở nước ngoài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, bất chấp những hạn chế đã được ghi trong hiến pháp hậu Thế chiến II của nó. Với những thay đổi gần đây trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản, bao gồm cả sửa đổi hướng dẫn về Hợp tác Quốc phòng Nhật-Mỹ năm 2015, đó là một sự tiến triển hợp lý để gia tăng sự tham gia của Nhật Bản trong một cách mà qua đó tái khẳng định sức mạnh tổng hợp của lực lượng Nhật Bản và Mỹ trong con mắt của các nhà quan sát bên ngoài như Trung Quốc.

Đặc biệt, những sửa đổi tạo nên sự hợp tác trong các lĩnh vực mới và các loại nhiệm vụ có một khả năng thực sự. Chẳng hạn, những thay đổi cho phép Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật bản (JMSDF) bảo vệ các tàu Hải quân Mỹ nếu bị tấn công. Điều này còn có nghĩa rằng Nhật Bản có thể hỗ trợ trong các hoạt động quốc phòng đường biển phi truyền thống ở những nơi như Vịnh Ả Rập và Vịnh Aden. Tàu của JMSDF đã tham gia nhiệm vụ chống cướp biển trong khu vực, nhưng hợp tác rộng lớn hơn với các lực lượng của Mỹ ở Trung Đông, kết hợp với một chiến lược truyền thông phối hợp để công bố sự hợp tác này, có thể phục vụ như là một răn đe rỏ rệt ở mức độ cao chống lại sự xâm lược ở châu Á. Mặc dù có sự mơ hồ trong những thay đổi chính sách, vẫn có thể có những cơ hội cho Lực lượng Nhật Bản tham gia vào các hoạt động ngăn chặn ma túy do Mỹ dẫn đầu ở Nam Mỹ và Ấn Độ Dương.

Tất nhiên, những loại hoạt động này, có khả năng vượt khỏi cảm giác thoải mái đối với nhiều người trong công chúng của Nhật Bản. Nhưng họ cần phải được nhìn thấy cái khởi thuỷ như là một phương tiện để kết thúc. Tăng cường hội nhập với lực lượng Mỹ trong các hoạt động trên toàn cầu sẽ nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc giữa hai nước. Quan trọng hơn, hoạt động như vậy tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Hỗ trợ các hoạt động quốc phòng toàn cầu của Mỹ không mang cùng một loại rủi ro như là sự tham gia của Nhật Bản trong tuần tra chung ở Biển Đông. Ngoài ra, mặc dù có những hạn chế về nguồn lực và sự nghi ngờ thâm căn cố đế về những hoạt động quân sự khiêu khích của Nhật Bản, những thay đổi mới trong chính sách an ninh quốc gia cung cấp một khuôn khổ pháp lý để tăng cường hoạt động quân sự ở nước ngoài. Đưa Nhật Bản tham gia vào các hoạt động mới và các hoạt động hiện nay của Mỹ trên thế giới thì dể được chấp nhận hơn trên phương diện chính trị và tài chính so với việc chèn nó vào biển Đông. Công chúng Nhật Bản, trên thực tế, đã tự nguyện gia tăng chấp thuận về một vai trò như vậy cho quân đội của mình kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, và đặc biệt là kể từ khi kết thúc lạnh Chiến tranh lạnh.

Thay đổi chính sách an ninh đã cho Nhật Bản một cơ hội chưa từng có để tăng cường hỗ trợ của nó cho các hoạt động quốc phòng toàn cầu của Mỹ. Sự hỗ trợ gia tăng này sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính và hậu cần cho Mỹ trong khi đồng thời tăng cường hình ảnh công khai của liên minh. Giữa việc gia tăng sự sẵn sàng và khả năng thách thức Mỹ của Trung Quốc, liên minh Mỹ-Nhật Bản mạnh mẽ hơn cung cấp một sự răn đe với niềm hy vọng lớn nhất.

Thế gới mới sẽ được dũng cảm từ việc xuất khẩu vũ khí của Nhật bản

Tác giả Jessie Daniels

Vào tháng Tư năm 2014, Nhật Bản đã nới lỏng hạn chế xuất khẩu các thiết bị quốc phòng mà đã từng là chính sách cơ bản trong gần 50 năm. Cái gọi là "ba nguyên tắc", diễn ra từ năm 1967, đã hạn chế Nhật Bản xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia là cộng sản, theo lệnh cấm vận vũ khí của LHQ, và những nước nào tham gia hoặc có khả năng tham gia vào các cuộc xung đột quốc tế. Theo quy định mới, những chuyển giao quốc phòng hiện nay được cho phép trong một loạt các điều kiện, kể cả trong trường hợp mà việc xuất khẩu như vậy tăng cường an ninh và hợp tác quốc phòng với các đồng minh và đối tác. Sự thay đổi đã được đáp ứng phần lớn với sự cổ vũ của Mỹ bởi vì những con đường mới đầy tiềm năng hợp tác song phương có thể xuất hiện. Hai năm sau, Nhật Bản bước vào thị trường xuất khẩu vũ khí đang bắt đầu hình thành. Thách thức vẫn còn, như được minh chứng bằng sự thất bại của Nhật Bản trong nổ lực giành lấy việc xây dựng tàu ngầm thế hệ tiếp theo của Úc. Tuy nhiên, trong việc phá vỡ những thiếu sót của nổ lực này, các chuyên gia Mỹ và Nhật Bản lại có thể tạo điều kiện cho hợp tác quốc phòng được tốt hơn.

Thỏa thuận tàu ngầm của Úc: những hiểm họa cần học hỏi

Mặc dù có ngoại lệ cho ba nguyên tắc - đáng chú ý là làm việc cùng với Mỹ về phòng thủ tên lửa đạn đạo - kỷ nghệ quốc phòng của Nhật Bản chủ yếu là bán ở thị trường hàng hóa nội địa của mình. Trong thỏa thuận tàu ngầm với Úc, sự thiếu kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thúc đẩy xuất khẩu quốc phòng đã trở nên rõ ràng. Đó là một nổ lực đầy tham vọng đối với Nhật Bản, và nó sẽ khó khăn để thắng thầu. Các công ty châu Âu, bao gồm cả nhóm đấu thầu DCNS của hải quân sở hửu bởi nhà nước Pháp - trúng thầu trong tháng Tư - có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc cạnh tranh với các loại hợp đồng này.

Nhưng cũng đã có những bước đi sai lầm cụ thể của người Nhật, đặc biệt là họ đã bất lực, chịu thất bại trong việc thuyết phục với người Úc rằng họ có thể quản lý một hợp đồng nước ngoài. Chính phủ cũng đã không thể làm cho kỷ nghệ Nhật Bản nhận ra rằng thỏa thuận này sẽ có lợi nhuận. Cuối cùng, nổ lực đặt trên thực tế địa chính trị chiếm ưu thế, và đó là không đủ.

Nhật Bản thích hợp với thị trường ở đâu ?

Công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản đi đến đâu kể từ đây? Thứ nhất, Nhật Bản cần phải sớm có được sự phát triển và cơ sở cung cấp sớm chứ không phải là ganh đua các dự án quy mô lớn. Tiếp thu, Công nghệ và Môi giới Hậu cần (ATLA), các cơ quan của Nhật Bản được thành lập vào tháng 10 năm 2015 để sắp xếp nghiên cứu và phát triển (R & D), thúc đẩy xuất khẩu và phát triển chung, đã thích nghi với suy nghĩ này. ATLA muốn tìm nhiều cách để tham gia vào những nỗ lực R & D ngay từ đầu. Nó cũng nhằm mục đích xây dựng một tầm nhìn R & D đến năm 2020.

Việc sớm có được sẽ dễ dàng hơn, một khi công nghiệp quốc phòng Nhật Bản tìm thấy vị trí thích hợp của nó. Một chổ thích hợp có thể là việc nghiên cứu xử dụng người máy, là một mãng thị trường đang phát triển . Điều này đặc biệt đúng khi nói đến hệ thống vận hành tự động, bao gồm các phương tiện hoạt động dưới nước không người lái (UUVs). Đã được xử dụng cho việc thu thập thông tin tình báo, giá trị của UUVs có khả năng gia tăng khi sự thống trị dưới đáy biển ngày càng tăng tầm quan trọng với các tiến bộ công nghệ. Vì nghiên cứu xử dụng người máy là một lĩnh vực mà Nhật Bản đã là một nhà lãnh đạo, điều này có thể cung cấp cho Tokyo một cơ hội để chiếm lĩnh vị trí hàng đầu của một thị trường đang phát triển. Đó cũng có thể là một cách để thực hiện một tác động có ý nghĩa liên quan đến tương lai của chiến tranh.

Hãy đến với nhau: sức mạnh của quan hệ đối tác

Quan hệ đối tác là chìa khóa nếu Nhật Bản muốn tăng cường kỷ nghệ quốc phòng. Phát triển chung có thể giúp Nhật Bản tăng cường quan hệ đối tác công nghiệp quân sự quốc tế. Kỷ nghệ quốc phòng của Mỹ sẵn sàng làm việc với các đối tác Nhật Bản không chỉ vì sự liên minh mà còn vì quan hệ đối tác tạo nên cảm giác kinh doanh đáng tin.

Quan hệ đối tác là trung tâm để tăng cường hợp tác quốc phòng trong những đối tác cùng chí hướng. Việc thực hiện đúng đầu tư quốc phòng và hệ thống thiết kế với khả năng hoạt động gia tăng là cực kỳ quan trọng. Mỹ và Nhật Bản làm việc với các đối tác khác trong khu vực như thế nào - đặc biệt là có liên quan đến việc xác định nước nào cần được trang bị tốt nhất để cung cấp công nghệ cho các đồng minh khu vực - sẽ rất quan trọng cho thành công cuối cùng. Nó cũng đòi hỏi, đặc biệt là giữa Mỹ và Nhật Bản, một sự đồng thuận về nhận thức môi trường an ninh của khu vực để tối ưu hóa khả năng.

Theo sau sự thất bại thỏa thuận tàu ngầm ở Úc, vẫn còn lạc quan về tác động của việc dở bỏ hạn chế xuất khẩu quốc phòng của Nhật Bản. Việc tạo ra một cơ sở công nghiệp quốc phòng tích hợp nhiều hơn vẫn còn hấp dẫn, và nhiều cơ hội cho việc tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật Bản vẫn đang còn là những dự thảo. Nhật Bản có ảnh hưởng trở lại từ thất bại tàu ngầm của mình như thế nào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định liệu tiềm năng đó có được thoả mãn hay không.

_ Justin Conrad là Phó Giáo sư khoa chính trị học tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Justin nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc tế, bao gồm các cuộc xung đột giữa các nước, và chủ nghĩa khủng bố. Ông cũng là một sĩ quan dự bị trong Hải quân Hoa Kỳ. Quan điểm thể hiện ở đây là riêng của ông ấy và không đại diện cho quan điểm của Hải quân, Bộ Quốc phòng, hoặc chính quyền Mỹ.

_ Jessie Daniels là thành viên thuộc Dự án An ninh Quốc gia Truman. Cô trước đây làm việc như một phụ tá lập pháp tại Thượng viện Mỹ. Jessie tốt nghiệp Đại học Columbia và có một bằng Thạc sĩ từ SIPA.

                                               ----------------|||----------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.