Quan hệ đối tác Mỹ - Nhật là Cơ chế giải quyết vấn đề khu vực.(P III )

Ảnh minh họa 
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế . 25 tháng 8 năm 2016.Theo CSIS

Trần H Sa lược dịch

Bắc Triều Tiên: mối đe dọa chiến lược thực sự của Nhật Bản

Tác giả Alison Szalwinski

Sự phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên là - bằng nhiều đo lường - thách thức an ninh trước mắt và quan trọng nhất đang đối mặt ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản vẫn còn bận tâm với tiềm năng đe dọa lâu dài gây ra bởi Trung Quốc, gây thiệt hại cho hợp tác song phương đã gia tăng, và hợp tác ba bên với Hàn Quốc, do liên quan đến Bắc Triều Tiên. Vào đầu tháng sáu năm nay, 100 học giả cao cấp của các bên liên quan ở khu vực tư nhân, các quan chức chính phủ trước đây và hiện tại của Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gặp nhau tại Tokyo trong một cuộc đối thoại cấp cao về một loạt vấn đề quan trọng cho cả hai quốc gia. Tuy nhiên, dễ thấy trong sự vắng mặt của họ, là những thảo luận về mối đe dọa được đặt ra bởi các hoạt động hiếu chiến và chương trình hạt nhân đang phát triển của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là bởi những người tham gia và các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản. Sự thiếu quan tâm của Nhật Bản trong những vấn đề này cho thấy một khoảng cách đáng lo ngại trong nhận thức chiến lược giữa Hoa Kỳ và đồng minh Nhật Bản.

Mối quan hệ song phương của Nhật Bản với Hàn Quốc và sức mạnh của mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc là cần thiết cho vai trò của Tokyo trong việc giải quyết các vấn đề Bắc Triều Tiên. Những phát triển gần đây trong quan hệ Nhật - Hàn, bao gồm thỏa thuận "phụ nữ giải trí" tháng 12 năm 2015 và diển tập quân sự phòng thủ tên lửa ba bên Pacific Dragon kết thúc gần đây, chỉ ra một quỹ đạo tích cực trong quan hệ song phương, ít nhất là vào lúc này. Tuy nhiên, Tokyo thường coi việc quan hệ ba bên Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc qua ống kính bị đe dọa từ Trung Quốc, tìm cách cộng tác với Hoa Kỳ và Hàn Quốc trên việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, chứ không phải là tăng cường hợp tác về vấn đề an ninh của bán đảo Triều tiên. Hoa Kỳ, về phần mình, xem Nhật Bản như là một đồng minh có giá trị trong việc hỗ trợ lợi ích của nó đối đầu với Trung Quốc, nhưng cũng cần Nhật Bản góp phần hỗ trợ phòng thủ bán đảo Triều tiên. Trong cuộc tranh luận về Hướng dẫn Quốc phòng song phương sửa đổi, các quan chức Nhật Bản như tin đã đưa, tập trung vào việc Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ hợp tác như thế nào trong trường hợp tranh chấp hàng hải với Trung Quốc, trong khi các nhà lãnh đạo Mỹ nhận thấy điều này phụ thuộc vào việc Nhật Bản gia tăng vai trò an ninh trên bán đảo Triều Tiên.

Quyết định của Bắc Triều Tiên phát triển một chương trình hạt nhân - vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đối mặt với nhiều vòng trừng phạt của quốc tế - đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nhật Bản, cũng như khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và các lợi ích của Mỹ . Vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều tiên vào ngày 06 Tháng 1 năm 2016, là một lời nhắc nhở đến Nhật Bản và các quốc gia khác về sự nguy hiểm trong sân sau của họ. Bắc Triều tiên sau đó đã tiến hành hai vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong vào ngày 17 tháng Ba, đây là mối quan tâm đặc biệt cho Nhật Bản khi Nodong có thể được trang bị một đầu đạn hạt nhân và có thể chạm đến nhiều nơi của Nhật Bản. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên như tin tức cho hay đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa tầm trung Musudan của nó, loại tên lửa có thể bay tới cả Nhật Bản và Guam, với một cuộc phóng thử lần thứ năm được báo cáo thành công vào ngày 22 tháng 6.

Sau vụ thử nghiệm hạt nhân vào tháng Giêng và phóng tên lửa hồi tháng hai, Nhật Bản đơn phương áp đặt biện pháp trừng phạt lên Bắc Triều Tiên, với hy vọng rằng làm như vậy sẽ khuyến khích Trung Quốc đồng ý với biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ, đã xem xét vào thời điểm đó. Chánh văn phòng Nội các Suga Yoshihide kêu gọi các biện pháp trừng phạt "vô cùng khắc nghiệt" và nói rằng chúng thể hiện "quyết tâm của chúng tôi để đối phó với Bắc Triều tiên" theo nguyên tắc "đối thoại và áp lực" và "hành động để hành động." Thủ tướng Abe Shinzo gọi các thử nghiệm của Bắc Triều Tiên là "hoàn toàn không thể chấp nhận" và nói rằng Nhật Bản sẽ "dùng tất cả biện pháp có thể để bảo đảm an toàn và sự yên tâm của người dân Nhật Bản." Mặc dù thừa nhận sự nguy hiểm theo sau mỗi vụ thử hạt nhân và thử tên lửa, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản ít khi nêu vấn đề Bắc Triều Tiên như là một ưu tiên chính trong các cuộc thảo luận an ninh.

Các vấn đề khác cản trở sự liên kết đầy đủ giửa Nhật Bản và Hoa Kỳ trên chính sách Bắc Triều Tiên. Việc người Nhật Bản bị bắt cóc vẫn là một điểm hết sức cảm tính trong việc ra quyết định của Nhật Bản đối với Bắc Triều Tiên. Một thỏa thuận hồi tháng 5 năm 2014, trong đó Bắc Triều Tiên đồng ý điều tra vấn đề bắt cóc đã dẫn đến một nới lỏng cấm vận của Nhật Bản vào Bắc Triều Tiên. Để trả thù việc Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt sau vụ thử hạt nhân và tên lửa năm 2016, Bắc Triều Tiên công bố rằng cuộc điều tra đã bị hủy bỏ.

Ngoài những vấn đề bắt cóc và các mối đe dọa trực tiếp từ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đặt ra cho Nhật Bản, Tokyo có quyền lợi đáng kể ở bán đảo Triều Tiên. Trong trường hợp xung đột giữa Hoa kỳ + Hàn quốc và Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu sự giúp đở của đồng minh như là một cơ sở hỗ trợ, và các sửa đổi gần đây trong luật an ninh của Nhật Bản tạo ra những khả năng mới cho vai trò của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản ở bán đảo Triều Tiên. Trong khi yếu tố này vẫn là căng thẳng chính trị và gây ra báo động trong các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc, bất kỳ sự phòng thủ nào của Hàn Quốc trước một cuộc tấn công của Bắc Triều tiên đều sẽ liên quan đến Nhật Bản.

Nhật Bản cũng có quyền lợi trong một Triều Tiên thống nhất. Sự thống nhất Triều tiên sẽ biến đổi Đông Bắc Á - sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, và đặc điểm của nhà nước thống nhất Triều tiên sẽ xác định lại mọi thứ. Những thay đổi sẽ tác động đến nền kinh tế của Nhật Bản, tư thế quân sự của nó, kế hoạch chiến lược của nó, và thậm chí cả chính trị trong nước của Nhật Bản.

Sau đó Nhật Bản có thể góp phần làm tăng sự ổn định trên bán đảo như thế nào ? Nhật Bản không có nhiều đòn bẩy trực tiếp đối với Bắc Triều Tiên; tuy nhiên, có một phạm vi đáng kể cho các tùy chọn và các vấn đề mà Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc cần phải giải quyết. Những gì là cách tốt nhất để xử dụng các vai trò an ninh mới dành cho quân đội Nhật Bản theo những cải cách quốc phòng gần đây để tăng cường an ninh đối với Bắc Triều Tiên, đặc biệt là không đáng báo động hoặc làm tổn thương mối quan hệ với Hàn Quốc ? Những bước gì mà Nhật Bản có thể làm để cải thiện sự hợp tác và cộng tác, cải thiện chính sách gắn kết tốt hơn với Mỹ và Hàn Quốc? Hàn Quốc và Nhật Bản có thể phát triển khả năng quân sự như thế nào để giải quyết mối đe dọa của Bắc Triều tiên mà không gây ra một cuộc chạy đua vũ trang song phương do những lo ngại từ lịch sử ?

Hợp tác giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc về chính sách Bắc Triều Tiên và an ninh của bán đảo chưa từng bao giờ quan trọng hơn, và rủi ro của một mối quan hệ căng thẳng Hàn quốc - Nhật Bản đối với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực chưa bao giờ cao như vậy. Để căn chỉnh nhận thức chiến lược Mỹ + Nhật ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản cần đẩy vấn đề Bắc Triều Tiên như một ưu tiên trong hệ thống phân cấp các mối đe dọa và gia tăng hoạt động để phát triển hơn nữa vai trò của mình trong việc chống lại sự hiếu chiến của Bắc Triều tiên.

Alison Szalwinski là trợ lý giám đốc về các vấn đề chính trị và an ninh tại Cục quốc gia Nghiên cứu châu Á (NBR) và là đồng biên tập cho chương trình chiến lược châu Á hàng năm của NBR

------------------------------|||------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.