Sẽ là gì, sau khi Việt Nam khai triển tên lửa ở Trường Sa.

Bệ phóng tên lửa của Việt Nam có thể khiến Trung Quốc khai báo Vùng nhận dạng Phòng không


Không ảnh cho thấy TQ đã xây dựng những nhà chứa máy bay lớn, nhỏ trên đá Chử thập, chiếm của Việt Nam.  (Ảnh của CSIS)
  HARRY KAZIANIS. NGÀY 11 THÁNG TÁM NĂM 2016 . Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch

Đó là điều chắc chắn xảy ra, nhưng các quốc gia ở biển Đông có yêu sách chồng lấn với nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đang bắt đầu đẩy ngược trở lại - và lần này chúng ta không nói về "chiến tranh pháp lý" hoặc "chiến tranh bêu xấu" yêu quý của tôi, mà cuối cùng bây giờ là sự tăng cường các khả năng quân sự của chính họ.

Hôm qua (10/08/2016 ), Reuters báo cáo rằng Việt Nam "đã kín đáo bổ sung trên một số đảo ở biển Đông tranh chấp, các bệ phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công các đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc trên khắp tuyến đường thương mại quan trọng," dẫn lời từ các quan chức phương Tây giấu tên.

Báo cáo tiếp tục lưu ý rằng Hà Nội vận chuyển vũ khí từ đất liền Việt Nam đến năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp "trong những tháng gần đây." Nó cũng giải thích rằng "các bệ phóng đã được che kín thoát khỏi sự giám sát từ trên không và chúng chưa được trang bị vũ khí, nhưng có thể được đưa vào hoạt động với pháo binh tên lửa trong vòng hai hoặc ba ngày ", theo nhiều nguồn trong câu chuyện.

Loại vũ khí đang được đề cập mà Việt Nam đã chọn để triển khai cũng tạo nên một tuyên bố đầy ý nghĩa. Điều thú vị, chúng không phải là một số nền tảng thứ cấp từ 20 năm trước, mà là hệ thống pháo phản lực EXTRA làm tại Israel - một nền tảng tuyệt vời để tấn công quân xâm lược đổ bộ ở bãi biển của các hòn đảo.

Một phản ứng đối với sự xâm lược của Trung Quốc.


Một giàn khoan dầu (C) mà Trung Quốc gọi là
Haiyang Shiyou 981, và Việt Nam gọi là
Hải Dương 981, được nhìn thấy ở biển Đông,
 ngoài khơi bờ biển của Việt Nam trong tập tin ảnh
ngày 14 tháng năm 2014 . REUTERS /
 Minh Nguyễn / File ảnh

Vậy, điều gì làm nên mọi chuyện ? Trả lời của tôi là khá đơn giản: Hà Nội đã mất quá lâu để xem xét cuộc đua và hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là những gì ?

Trong khi chắc chắn có rất nhiều đổ lỗi vòng vo và không ai trong số các bên yêu sách trong đấu tranh ở Biển Đông là vô tội trong việc tạo ra mối bất hòa không cần thiết, Bắc Kinh đã rõ ràng là kẻ xâm lược trong những năm gần đây.

Tuyên bố đường chín đoạn lưỡi bò của nó ( thực sự là mười, nhưng mấy ai đếm? ) và yêu sách lịch sử đối với tất cả mọi thứ ở giữa những đường này, bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, đã khiến căng thẳng nâng lên những mức cao mới, khi Bắc Kinh tìm cách thực thi yêu sách của mình.

Từ việc quấy rối tàu đánh cá của các bên tranh chấp đối thủ , xử dụng "lực lượng dân quân hàng hải" để bảo đảm sự thống trị biển cả, nhiều lần đặt giàn khoan dầu trong nhiều năm ở các vùng biển tranh chấp gần Việt Nam và xây dựng các hòn đảo mới, to lớn mà đã được quân sự hóa rõ ràng, chỉ có một quốc gia đang tìm cách đánh đổ nguyên trạng.

Ngay cả một thất bại lớn ở The Hague cũng đã không làm chậm sự thúc đẩy của Trung Quốc hướng tới thống trị khu vực - hiện nay bao gồm những gì mà tôi muốn gọi là "Ảnh máy bay ném bom tự sướng."

Hà Nội có những công cụ để đẩy lùi.

Trong tất cả các quốc gia ở Biển Đông có vị trí tốt nhất để đẩy lùi, chống lại khuynh hướng bắt nạt của Bắc Kinh, rõ ràng Việt Nam có năng lực và khả năng nhất - và một số tùy chọn ngoại giao lạ đời.

Hà Nội đã mua một số tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trên thế giới từ Moscow trong những năm gần đây, cũng mua máy bay chiến đấu tiên tiến cũng từ Nga . Việt Nam, trong khi vẫn có vẻ cứng rắn hơn và chắc chắn bị đánh bại trong một trận chiến với Bắc Kinh, đã mua các thiết bị mà ít nhất sẽ gây cho Trung Quốc một vài bước khựng lại nào đó, với một số tranh cãi Hà Nội thậm chí có thể đang thiết lập một khả năng thô chống truy cập / khắc chế khu vực (A2 / AD ), cùng y như sách quân sự giải trí của Trung Quốc.

Nhưng ngoài quân sự và đòn bẩy kinh tế, cả hai quốc gia - cũng, ít nhất là trên giấy tờ, dù sao - đều là những nước theo Cộng sản, và các cuộc đàm phán "đảng với đảng" vẫn xảy ra. Hà Nội và Bắc Kinh có khả năng thảo luận về những thách thức trên Biển Đông một cách kín đáo, tránh xa các phương tiện truyền thông, với các nhà lãnh đạo hàng đầu trong định dạng này có thể trao đổi quan điểm trong một bản chất thật thà (!) hơn.

Việt Nam có thể tận dụng các kết nối như vậy, làm việc với các đồng nghiệp của họ ở Trung Quốc để tìm kiếm những thỏa hiệp có thể - hoặc ít nhất là nói lên sự không hài lòng của họ mà không tạo ra một sự cố ngoại giao.

Một cuộc chạy đua vũ trang vừa chớm nở ở Biển Đông?

Nhưng ở đây có mối nguy hiểm là bất cứ sinh viên nào học khoa chính trị năm đầu hoặc năm thứ hai hầu hết sẽ nhận ra ngay lập tức - tình trạng an ninh nổi tiếng với "tới khốn tới lui khốn lui" có thể bị xoắn ốc vào một cuộc chạy đua vũ trang cổ điển.

Trong khi động thái của Việt Nam chỉ là một phản ứng đơn thuần so với việc quân sự hóa quá nhiều của Trung quốc trên các hòn đảo ở biển Đông, Bắc Kinh sẽ rất có khả năng xử dụng hành động này của Việt Nam để đáp trả - và thậm chí có thể nâng vị trí đứng đầu quân sự của mình trước các bên yêu sách đối thủ một cách đáng kể.

Thật vậy, trong những ngày gần đây, người ta đã chỉ ra rằng Trung Quốc hiện có những nhà chứa máy bay lớn, cấp quân sự, được tăng cường trên các hòn đảo mới tại Biển Đông, có khả năng là nhà trú cho bất kỳ loại máy bay nào trong kho vũ khí của Trung Quốc. Bắc Kinh chỉ có thể quyết định bố trí vĩnh viễn ở đây một số tài sản không quân gây sát thương lớn nhất của nó . Và đừng quên, Trung Quốc đã lặp đi lặp lại cho biết rằng quyết định tuyên bố một Vùng Nhận dạng phòng không, hay ADIZ, sẽ được dựa trên những gì mà Bắc Kinh cảm thấy là bức tranh an ninh tổng thể trong khu vực.

Liệu động thái này của Việt Nam có tạo nên một bước có nhiều khả năng như vậy ? Chúng ta có thể sớm tìm thấy ngay, nhưng phải đến đầu giữa tháng chín .

Harry J. Kazianis là thành viên cao cấp cho Chính sách Quốc phòng tại Trung tâm National Interest và là biên tập viên cao cấp của tạp chí The National Interest .


*****
‘Không thể xác nhận tin VN triển khai tên lửa ra Trường Sa’

Hoài Hương-VOA. 12.08.2016. Theo VOA

Ông Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington nói ông không thể xác nhận mà cũng không phủ nhận tin của Reuters tường thuật rằng Việt Nam đã triển khai giàn phóng tên lửa hoặc các hệ thống tên lửa khác ra Trường Sa. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ hôm 12/8, ông Poling nói:

“Tôi không thể xác nhận bất cứ điều gì về các giàn phóng tên lửa của Việt Nam. Tất cả những gì mà chúng ta có là một bản tin duy nhất của Reuters dẫn lời các giới chức không cho biết danh tính, nói rằng Việt Nam đã chuyển tên lửa ra đó. Chúng tôi không có hình ảnh vệ tinh nào khả dĩ có thể xác nhận thông tin ấy. Và dù cho tin này có thực đi chăng nữa, nếu các giàn phóng được che kín thì lẽ dĩ nhiên là chúng tôi không thể xác nhận bằng hình ảnh vệ tinh là có các giàn phóng tên lửa ở đó.”

Ông nói thêm rằng nếu các giàn phóng tên lửa được triển khai trong vòng một, hai ngày gần đây thì khó có thể có ảnh vệ tinh về các vũ khí này. Ông giải thích:

“Không phải lúc nào cũng có vệ tinh hoạt động trên khu vực mỗi ngày. Chắc chắn là chúng tôi không nhận được ảnh vệ tinh mỗi ngày.”

Ông giải thích rằng Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) mua lại hình ảnh vệ tinh từ các công ty vệ tinh thương mại, và tất cả tuỳ thuộc vào quyết định của các công ty này, muốn chụp ảnh vệ tinh vào các thời điểm nào. Nhưng ông nói ngay cả khi vệ tinh hoạt động, chưa chắc ảnh chụp được đã rõ. Ông giải thích thêm:

“Nếu bị mây che hay thời tiết xấu, hay vì một lý do khác thì khó có thể chụp được ảnh. Điều quan trọng hơn là nếu Việt Nam có triển khai tên lửa ra Trường Sa mà họ chọn che chúng lại thì chúng ta cũng không tài nào biết được. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là theo dõi những gì trên mặt đất, không bị che giấu vào đúng thời khắc khi mà vệ tinh có mặt và hoạt động trên khu vực.”

Hãng tin Reuters và nhiều báo chí nước ngoài hôm 10/8 đưa tin Việt Nam đã tăng cường lực lượng trên một số đảo mà Hà Nội kiểm soát ở Biển Đông. Reuters trích dẫn 3 nguồn tin gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội nước ngoài nói rằng Việt Nam đã triển khai các giàn pháo di động có khả năng tấn công các phi đạo và cơ sở quân sự của Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp.

Bài tường trình của Reuters trích các nguồn tin vừa kể nói rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã dời chuyển các giàn pháo phản lực từ đất liền lên 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong mấy tháng gần đây, một động thái có thể tăng căng thẳng với Bắc Kinh.

Ông Greg Poling cho biết ý kiến:

“Tôi chỉ có thể nói Việt Nam không chối bỏ là họ đã triển khai các giàn phóng tên lửa hoặc các hệ thống tên lửa khác tới Trường Sa. Họ chỉ nói rằng bản tin của Reuters không chính xác. Liệu ý của họ là Reuters không chính xác bởi vì bản tin tường thuật sai về loại tên lửa được sử dụng, hoặc vì các số liệu của Reuters không chính xác, nhưng điều đó không thay đổi sự thực là, có leo thang quân sự trong khu vực bởi vì Trung Quốc đã xây đủ các hangar (tức các nhà chứa máy bay) cho các phi đoàn của họ trên 3 đảo. Thì cũng dễ hiểu thôi nếu các nước khác cũng đòi chủ quyền Biển Đông cảm thấy họ cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của họ.”

Các quan chức ngoại giao và các nhà phân tích quân sự nước ngoài tin rằng các giàn phóng mà Việt Nam có thể triển khai là một phần thuộc hệ thống pháo phản lực hiện đại mới mua của Israel.

Được hỏi liệu làm như vậy có thể được coi là leo thang tranh chấp Biển Đông, đặc biệt nếu thực sự Việt Nam triển khai hệ thống pháo phản lực EXTRA của Israel ra Trường Sa? Ông Poling trả lời:

“Tôi không biết gì về liệu Việt Nam có triển khai hệ thống pháo EXTRA ra Trường Sa hay không, tôi chỉ nói rằng nếu Việt Nam làm như vậy thì cũng không đáng ngạc nhiên, xét những hành động làm leo thang căng thẳng của phía Trung Quốc.”

Ông Greg Poling nhận định căng thẳng rõ rệt đã leo thang trong khu vực:

“Rõ ràng là căng thẳng đã leo thang nhưng không phải bởi vì Việt Nam đã triển khai hay không triển khai bất cứ thứ gì ra Trường Sa, mà căng thẳng leo thang là bởi vì Trung Quốc tăng cường quân sự hoá các đảo, đá và bãi cạn một cách quy mô trong Biển Đông.”

Trả lời câu hỏi của Ban Việt ngữ VOA về phản ứng của Hoa Kỳ trước tình hình ở Biển Đông bây giờ, ông Greg Poling nhấn mạnh Hoa Kỳ và các đồng minh chỉ muốn bảo vệ luật pháp quốc tế và duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực:

“Hoa Kỳ không phải là một nước tranh chấp chủ quyền ở đây. Mỹ quan tâm tới khu vực tương tự như Nhật Bản, Australia hay Ấn Độ quan tâm tới vùng này. Chúng tôi duy trì lập trường rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là quá trớn và bất hợp pháp, rằng những hạn chế của Bắc Kinh đối với tự do hàng hải vi phạm luật pháp quốc tế, và chúng tôi trông đợi bất kỳ phương án nào nhằm quản lý hoặc giải quyết tranh chấp phải được thực hiện mà không dùng tới vũ lực hay bắt nạt các bên tranh chấp khác.”

Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây kêu gọi “tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông hãy tránh các hành động gây căng thẳng, tiến hành các bước thiết thực nhằm xây dựng lòng tin và tăng nỗ lực nhằm tìm ra các giải pháp hòa bình, ngoại giao để giải quyết tranh chấp”.

Các hangar chứa máy bay của Trung Quốc bị phát hiện trên đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.

Dựa trên các hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng Bảy vừa rồi và do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) phổ biến, tờ New York Times tường thuật rằng trên ảnh không thấy máy bay quân sự nào, nhưng ảnh cho thấy các hangar có khả năng chứa bất kỳ loại máy bay nào mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu, kể cả chiến đấu cơ J-11 và SU-30.

----------------------------------|||---------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.