Thánh chiến của Nhà nước Hồi giáo đối đầu với Nga

Hình Internet
 Scott N. Romaniuk & Emeka T. Njoku. Tháng Tám 12, 2016. Geopolitical Monitor>

Trần H Sa lược dịch

Nghi ngờ về vai trò của Nhà nước Hồi giáo (IS) trong các vụ đánh bom tự sát ở gần một đồn cảnh sát ở khu vực Novoselitsky (Stavropol) đã được tăng lên bởi nhiều người vào tháng Tư năm 2016, bao gồm Mikhail Roshchin và Akhmet Yarlykapov, hai chuyên gia Nga về đạo Hồi, những người đã lập luận rằng một hoạt động như vậy là quá tốn kém cho một thành tựu ít ỏi. Sự kiện này được theo sau lời kêu gọi của IS khoảng bốn tháng trước đó rằng, những ai ủng hộ IS nên thực hiện các cuộc tấn công thánh chiến chống lại Nga, giết chết họ "trong nhà của họ". Một thành viên đeo mặt nạ của nhóm được nhìn thấy trong một đoạn video ngắn trên phương tiện truyền thông xã hội nêu rõ, "[hảy ] nghe đây [Tổng thống Nga Vladimir] Putin, chúng tôi sẽ đến Nga và sẽ giết chết ông ngay tại nhà của ông ... Nào Các anh em, hảy thực hiện thánh chiến và tiêu diệt và chiến đấu với chúng". Tuyên bố này trùng hợp với sự tiêu diệt một chiếc máy bay Mi-8 của Nga, bị bắn hạ trong một sứ mệnh nhân đạo, giết chết cả năm người trên máy bay.


Xử dụng bất kỳ loại vũ khí nào có sẵn, lời kêu gọi chuẩn bị chiến đấu có thể dẫn đến các cuộc tấn công tương tự như những vụ tấn công được chứng kiến ​​ở Pháp trong vòng 18 tháng qua. Trong vài tuần qua, đã có bốn vụ tấn công ở miền nam nước Đức (mặc dù không phải tất cả đều có liên quan đến IS, trong đó có một vụ đánh bom tự sát được thực hiện bởi một người Syria ở Ansbach). Các cuộc tấn công mới nhất ở châu Âu diễn ra ở phía nam của Rouen, Normandy, khi những kẻ theo IS giết một linh mục già theo Công giáo .

Nga đã là một diễn viên chính trong cuộc chiến ở Syria và đã nhận lãnh một vai trò an ninh lớn hơn ở Trung Đông và Trung Á. Nga cũng đã là một yếu tố chủ chốt trong các sự kiện diễn ra ở Syria kể từ khi khởi động can thiệp quân sự  vào ngày 30 Tháng Chín, 2015. Những tuần sau các cuộc tấn công mạnh mẽ chống lại chiến binh IS với sự hỗ trợ của lực lượng ủng hộ chế độ, không quân Nga đổi mới sự tập trung của nó vào Aleppo trong tháng Tư. Kho vũ khí của Nga tại Syria trưng bày các loại M2s, Su-25SMs và Su-25 UBMs, Su-30SMs, và Su-34s. Tại một đỉnh điểm trong hoạt động của Nga, 60 cuộc không kích mỗi ngày đã được ghi nhận. Nga tăng cường tài sản trên không của nó với các đơn vị mặt đất và sức mạnh biển. Trong khi Nga không cho thấy sức mạnh của nó có thể so sánh với sự triển khai sức mạnh của Mỹ chống lại các lực lượng Iraq vào năm 1991 và 2003, nó vẫn có thể tạo ra một tác động nghiêm trọng đối với các nhóm nổi dậy.

Putin và Assad là đồng minh lâu năm. Can thiệp quân sự gần đây của Nga là một cuộc biểu dương lực lượng quân sự đáng kể trong lịch sử hậu Xô Viết của Nga, nhưng IS cũng đã tuyên bố rằng họ có ý định lôi kéo Nga vào một vũng lầy nguy hiểm khác tương tự như thất bại với 10 năm tốn kém tại Afghanistan 1979-1989. Kêu gọi của IS cung cấp cho các tổ chức khủng bố một cơ hội để xây dựng cơ sở hỗ trợ và mang những kẻ đi theo và những kẻ muốn theo IS đến cùng nhau.

Nga vốn có nhiều mục tiêu chính trị và kinh tế có giá trị cao đối với Nhà nước Hồi giáo, bao gồm các khu vực đô thị sầm uất. Vào ngày 03 tháng 7, IS đánh bom tự sát đã giết chết gần 200 người dân khi chúng đánh bom trong một khu mua sắm sầm uất của Baghdad gọi là Karrada. Một kẻ đánh bom tự sát kích nổ thiết bị của mình tại nhà thờ Hồi giáo ở Medina - nơi chôn cất nhà tiên tri Mohamed - giết chết bốn thành viên của lực lượng an ninh Ả Rập Saudi. IS đã chứng minh khả năng bố trí những cuộc tấn công gây chết người ở mức độ cao một cách rất chuyên nghiệp. Nhóm cũng đã thành công trong những cuộc khủng bố hành động đơn lẻ, gây cảm hứng cho việc lập kế hoạch và thực hiện các cuộc tấn công chết người của họ, đặc biệt là cuộc tấn công dẫn đến 84 trường hợp tử vong tại Promenade des Anglais ở Nice, khi một người đàn ông xử dụng một chiếc xe tải chạy bừa vào đám đông dân chúng. Lời kêu gọi bởi IS cần được phản ứng một cách nghiêm túc, khi  các cuộc tấn công gần đây trên đất Nga bây giờ mang lại những thách thức an ninh nổi bật đáng kể mà khủng bố IS gây ra cho nhân dân Nga và sự toàn vẹn của nhà nước Nga. Kêu gọi tấn công thánh chiến ở Nga để khởi động tấn công vào các mục tiêu quan trọng thực sự có thể là một tín hiệu cho các chi bộ IS đang ngủ yên bên trong lãnh thổ Nga kích hoạt bạo lực chống lại nhà nước với các mức độ khác nhau .

Mặc dù các cuộc tấn công gây chết người liên quan đến IS thay đổi theo thời gian, khoảng 150 sự cố đã được ghi nhận cho đến nay. Đa số những vụ tấn công được ghi nhận ở Trung Đông và Bắc Phi, và khoảng 8 vụ được ghi nhận ở Tây Âu. Trong khi doanh thu dầu mỗi tháng của IS đã giảm đáng kể, nhóm vẫn quản lý để mang lại gần 20 triệu $ USD nhằm tài trợ cho các hoạt động khủng bố của nó. Nguồn kinh phí của nhóm rất đa dạng và IS "đã chấp nhận sự tài trợ từ các nguồn của chính phủ hay tư nhân tại các quốc gia giàu dầu mỏ như Ả Rập Saudi, Qatar và Kuwait - và một mạng lưới các nhà tài trợ tư nhân rộng lớn, bao gồm các hoàng thân, các doanh nhân và các gia đình giàu có ở Vịnh Ba Tư."

Đã tồn tại một số lượng đáng kể chiến binh huấn luyện cho lính trơn của IS nhưng khi nó mất dần quyền kiểm soát lãnh thổ trong cái "nhà nước" tự tuyên bố, nhóm đã mở rộng ra ngoài lãnh thổ "quê hương" của mình. Trong một nghĩa nào đó, nó không có lãnh thổ để gọi là một quê hương chính thức, nó cũng không cần một quê hương. Bởi vì IS tự hào có nhiều căn cứ ở bên ngoài Syria và Iraq, nó sẽ có thể tận dụng sự trung thành của các nhóm thánh chiến bên ngoài Levant ( tên trước đây của phần ở phía đông Địa Trung Hải; gồm Lebanon ngày nay, Israel và một số vùng thuộc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, nd ).

Tính chất rất gần gủi của Nhà nước Hồi giáo đối với Nga, và khả năng truyền bá thông điệp về ý thức hệ và tính cực đoan của nó cho các cá nhân có quan hệ họ hàng trung thành và có khả năng trung thành ở bên trong nước Nga, đặt ra một số viễn cảnh an ninh nguy hiểm cho chính phủ Putin. Thậm chí nếu các thông điệp của IS truyền cảm hứng cho những kẻ hành động đơn lẻ bên trong Nga, số người thiệt mạng có thể lặp lại con số thiệt mạng trong những cuộc tấn công gần đây tại Pháp và Iraq. Chuyên gia chống nổi dậy, Tiến sĩ David Kilcullen, tác giả của The Accidental Guerrilla , đã gắn nhãn cho hiện tượng này là "cực đoan từ xa.", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận về đề xuất hoạt động chung chống IS với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, có lý do để tin rằng những thành công quân sự chống lại IS trong sân nhà của Nga sẽ có tác động lớn tới các nhóm thánh chiến. Lời kêu gọi đã làm cho những người ủng hộ IS vận động và chiến đấu ở Nga chứ không thực hiện một cuộc hành trình đến Syria.

Hành trình đến Syria chỉ cần thiết để hỗ trợ nắm giữ lãnh thổ hiện bị bao quanh bởi các lực lượng liên minh. Sự hạn chế của Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới với Syria đã làm giảm dòng chảy các chiến binh nước ngoài. Các chiến binh người Kurd cũng đã giúp đở đẩy lui dòng người muốn đến trung tâm IS. Mặc dù có ý kiến ​​cho rằng việc mở rộng lãnh thổ IS đã từng là một trong những công cụ tuyển dụng chính của nó, một sự mất mát lãnh thổ không báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn chiến dịch tuyển dụng của nó . Các cuộc tấn công như được nhìn thấy ở Pháp, Bỉ, Đức, Hoa Kỳ, Syria, Ai Cập, Libya, Iraq, Saudi Arabia, Yemen, và những nơi khác, cung cấp sức hấp dẫn lạ thường cho những kẻ khủng bố trong nay mai.

Nga hiện có dân số Hồi giáo khoảng 10 triệu người. Kể từ năm 2014, người Nga đã trở nên ngày càng khó chịu, thậm chí tức giận khi có yêu cầu và kế hoạch xây dựng tòa nhà tôn giáo dành cho đạo Hồi. Bất chấp dân số Hồi giáo ngày càng tăng ở Moscow, Moscow đã cấm xây dựng nhà thờ Hồi giáo mới. Việc xây dựng được lên kế hoạch cùng với các lễ hội Hồi giáo đã là một số trong những nguồn gốc căng thẳng tình cảm giữa người Hồi giáo và phi Hồi giáo ở Nga. Sự căng thẳng có tiềm năng tạo cơ sở cho sự cực đoan và hành động bạo lực bởi những kẻ cuồng tín bên trong nước Nga. Hành động của Putin ở Chechnya đã công khai chống Hồi giáo. Trong thực tế, IS có thể khai thác những bất bình đang tồn tại này giữa chính phủ Nga và dân số Hồi giáo để truyền cảm hứng cho những kẻ khủng bố hành động đơn lẻ nằm trong các nhóm Hồi giáo thiểu số khổ sở trong cả nước, qua đó đặt nhà nước vào nguy cơ an ninh lớn hơn và các cuộc tấn công khủng bố.

"Mối đe dọa Hồi giáo" của Nga là nhân tố nổi bật trong mối lo an ninh của nó kể từ cuối những năm 1970 khi Liên Xô xâm lăng Afghanistan, đã để lộ ý nghĩa sâu sắc của vấn đề nhân khẩu học gốc Slav và gốc Hồi giáo của Nga. Tới năm 1986, cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan đã được dán nhãn là "vết thương rỉ máu" bởi Gorbachev. Việc rút quân của Liên Xô khỏi Afghanistan có ý nghĩa nhiều hơn một sự thất bại: nó báo hiệu sự khởi đầu trong việc suy nghĩ lại của chế độ về vai trò an ninh toàn cầu của Liên Xô. Gordon M. Hahn viết trong 'mối đe dọa Hồi giáo của Nga' rằng cuộc chiến đầu tiên của Liên Xô chống lại người Hồi giáo "trong hàng thập kỷ đã kết tinh từ nhiều tình trạng tiến thoái lưỡng nan ở 'cơ cấu vĩ mô' của Liên Xô . Cuộc chiến hiện tại của Nga chống lại Hồi giáo cực đoan có thể khích động những tình huống khó xử đã tồn tại từ trước."

Sau khi Liên Xô bị phân mảnh trong đầu thập niên 1990, sự suy đoán chuyển về tiềm năng cho một vòng tan rả thứ nhì dựa trên sự bất đồng của các nhóm dân tộc mới và nhân khẩu học ở nước Nga còn lại. Thách thức Hồi giáo trong dài hạn chưa bao giờ biến mất. Thậm chí một vài thập kỷ trước đây, những thách thức Hồi giáo của Moscow đã trực tiếp dẫn đến việc tạo ra một phong trào cách mạng Hồi giáo và một mạng lưới khủng bố Hồi giáo bên trong biên giới của riêng nước Nga. Hahn ghi chú, những sự kiện này đặt ra các mối đe dọa trực tiếp đến "sự toàn vẹn của nhà nước Nga."

Mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở Nga vẫn tiếp tục trong nước Nga đương đại. Sự nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc, từ năm 2007, đã quay sang thành sự nổi dậy của thánh chiến Salafist-Takfiri ( trí thức thông thái của Hồi giáo , nd ) , mặc dù phân tích chính xác hơn thì nó là nhu cầu xác định nền tảng ý thức của nhóm. Khởi đầu từ việc thành lập một nhà nước độc lập, vùng Caucasus Emirate ở Chechnya, nó đã quay sang một chính sách mở rộng hơn trong việc tiến hành bạo lực đối đầu với tất cả người Nga và người không theo đạo Hồi. Hệ tư tưởng nêu ra sự cực đoan cho nhu cầu giải phóng cộng đồng Hồi giáo ra khỏi thời kỳ tiền Islam ( thời kỳ đạo Hồi chưa ảnh hưởng , nd ) , tiêu diệt tất cả những kẻ ương ngạnh và những kẻ không theo Hồi giáo để thiết lập luật Sharia ( luật tôn giáo của Hồi giáo, nd ). Tuyên ngôn của Nhà nước Hồi giáo có nguồn gốc sâu xa từ tình cảm chống Hồi giáo của người Nga trong nhiều thế kỷ trước đây. Lịch sử và văn hóa đàn áp, ngược đãi đã cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự thù hằn nặng nề và xung đột giữa nước Nga với người Nga, và giữa người Hồi giáo với Hồi giáo cực đoan.

Khi IS tiếp tục mất lãnh thổ, các chiến binh tương lai của nó cũng đang thức tỉnh, nhận ra rằng mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã đúng hoàn toàn bằng sự lựa chọn không trói buộc vào một nơi lưu trú cho mạng lưới, cách mà IS đang có với cái gọi là Caliphate ( thể chế Hồi giáo được lãnh đạo bởi một lãnh tụ tôn giáo, nd ) . Sớm hay muộn IS sẽ cung cấp thông tin rằng. Nó không cần phải duy trì quyền kiểm soát ở một địa phương trên mặt địa lý để sinh sôi nảy nở hệ tư tưởng bạo lực cho các cá nhân trên toàn thế giới.

_ Scott N. Romaniuk là Phó tiến sĩ  Nghiên cứu Quốc tế (Đại học Trento). Nghiên cứu của ông tập trung vào chiến tranh không đối xứng, chống khủng bố, an ninh quốc tế, và việc xử dụng vũ lực. 

_ Emeka T. Njoku là  tiến sĩ  nghiên cứu về khoa học chính trị (Trường Đại học Ibadan). Nghiên cứu của ông tập trung vào chủ nghĩa khủng bố và chống khủng bố, xã hội dân sự, và phát triển.

---------------------|||---------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.