Tổng thống Hillary có thể đảo ngược tiến trình TPP như thế nào


Bà phản đối thỏa thuận. Nhưng nếu nó thay đổi ?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói chuyện với những người ủng hộ ở Phoenix, Arizona. Flickr / Gage Skidmore 
Simon Lester. Ngày 25 tháng 8 năm 2016. Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Sau khi giúp thúc đẩy Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi là bộ trưởng bộ Ngoại giao, bà Hillary Clinton đã thay đổi quan điểm về vấn đề này khi là một ứng cử viên tổng thống. Đối mặt với thách thức khó khăn hàng đầu từ người chỉ trích TPP, Bernie Sanders, và bây giờ là một chiến dịch tranh cử chống lại người phản đối TPP, Donald Trump, bà đã đưa ra một lập trường mạnh mẽ chống lại nó: "Thông điệp của tôi cho mọi người lao động ở Michigan và trên khắp nước Mỹ này là: Tôi sẽ ngăn chặn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giết chết công ăn việc làm hoặc cắt giảm tiền lương, bao gồm cả Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Tôi phản đối nó bây giờ, tôi sẽ phản đối sau cuộc bầu cử, và tôi sẽ phản đối nó khi là tổng thống ", bà ấy nói gần đây.

Nhưng nếu bà được bầu làm tổng thống, như việc thăm dò hiện nay cho thấy có khả năng, bà sẽ cần phải tham gia với phần còn lại của thế giới trên vấn đề thương mại. Khó nói chuyện về thương mại có thể được xem là tất nhiên trong các chiến dịch tranh c, nhưng một tổng thống phải nhìn ra bên ngoài là điều tự nhiên. Các vấn đề quốc tế là một lĩnh vực mà ở đó tổng thống có nhiều quyền lực, và chức năng tổng thống vạch ra nó. Với tư cách là một cựu bộ trưởng ngoại giao, bà Hillary Clinton cũng không khác, và tại một số điểm, bà cũng đã tìm cách giao lưu với các nước khác trong các cuộc đàm phán thương mại.

Giả sử TPP không được thông qua trong phiên họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ, bà sẽ phải đối mặt ngay lập tức với thực tế của một hiệp định thương mại đã được thương lượng đầy đủ mà các đối tác thương mại then chốt của Mỹ muốn xem nó được phê duyệt. Ký kết Hiệp định TPP là con đường hướng đến phía trước rõ ràng cho thương mại và chính sách đối ngoại. Vấn đề là, bà đã đào sâu sự phản đối TPP của bà trong chiến dịch tranh cử. Trong khi bà có thể thay đổi ý kiến về vấn đề này, và hỗ trợ TPP như là, hoặc với, vài tinh chỉnh nhỏ, có những rủi ro khi làm như vậy. Quan trọng không kém các vấn đề quốc tế là, bà ấy cũng sẽ có một chương trình nghị sự trong nước. Thúc đẩy về phía trước với TPP sẽ làm tăng sự giận dữ của những người cấp tiến, những kẻ mà bà sẽ cần phải làm việc với họ trên chương trình nghị sự đó. Kết quả là, hỗ trợ TPP như nó đang được viết hiện nay, có thể là nguy hiểm chính trị cho bà ấy.

Những gì Clinton cần là một chỉnh sửa đáng kể đối với TPP mà qua đó bà có thể chào mời như là một cải cách thực sự đối với thỏa thuận thương mại này, điều mà sẽ làm hài lòng một số nhà chỉ trích TPP thuộc cánh tả. Một tinh chỉnh nhỏ là không thể làm thỏa mãn bất cứ ai; thay đổi này cần phải là một sửa đổi lớn. May mắn thay, có một điều khoản TPP phù hợp với dự luật một cách hoàn hảo: giải quyết tranh chấp giửa nhà đầu tư với nhà nước của nhà đầu tư (ISDS), thủ tục mà qua đó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện chính phủ mà họ đang đầu tư tại một tòa án quốc tế. Loại bỏ ISDS có thể chia ba các cuộc tranh luận TPP, cho phép có đủ sự hỗ trợ để nó được Quốc hội thông qua .

ISDS là ứng cử viên hoàn hảo vì hai lý do. Thứ nhất, bà Clinton đã chỉ trích ISDS. Trong cuốn sách của mình vào năm 2015, bà viết : ". . . chúng ta nên tránh một số quy định được mưu cầu bởi những lợi ích kinh doanh, bao gồm cả chính chúng ta, giống như giúp họ hoặc nhà đầu tư của họ có quyền khởi kiện chính phủ nước ngoài nhằm làm suy yếu các quy định về môi trường và sức khỏe công cộng, như Philip Morris đã cố gắng làm ở Australia. Hoa Kỳ cần phải ủng hộ một sân chơi cân bằng và công bằng, không có những ân huệ đặc biệt ". Do đó, một sự thúc đẩy để loại bỏ ISDS sẽ không phải là một sự thay đổi ý kiến ở mọi chuyện, mà là một thực hiện lời hứa của bà trong quá khứ .

Thứ nhì, nhóm cấp tiến cánh tả ghét ISDS. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren hồi năm ngoái đã viết trong một cột báo của Washington Post như sau : "Cấp cho các tập đoàn nước ngoài quyền đặc biệt để thách thức pháp luật của chúng ta bên ngoài hệ thống pháp luật của chúng ta sẽ là một thỏa thuận tồi. Nếu một thỏa thuận TPP cuối cùng bao gồm giải quyết tranh chấp nhà đầu tư - nhà nước, người chiến thắng sẽ chỉ là các tập đoàn đa quốc gia". Nếu Thượng nghị sĩ Warren và những người khác nghiêm túc trong việc làm ra chính sách tốt, và không chỉ là làm dáng cho các nhóm lợi ích nào đó, họ sẽ phải thừa nhận rằng việc loại bỏ ISDS là một sự thay đổi đáng kể trong chính sách thương mại của Mỹ. Nó có thể không cung cấp cho họ tất cả mọi thứ họ muốn, nhưng nó cung cấp cho họ khá nhiều, như ISDS đã là một tính năng cốt lõi trong chính sách của Mỹ kể từ đầu thập niên 1980.

Tất nhiên, không có gì là dễ dàng, và có một vấn đề: nhiều như một số người ghét ISDS, cộng đồng doanh nghiệp thích nó và sẽ chiến đấu hết mình để giữ nó. Họ sẽ vận động các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa và những người khác có cảm tình với lợi ích kinh doanh để phản đối sự thay đổi này. Kết quả là, có thể rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào thu được từ cánh tả thì có thể bị mất ở cánh hửu.

Nhưng lưu ý rằng chúng ta đã có hiệp định thương mại mà không có ISDS trước đây (và ngay cả khi không có ISDS, quá trình tranh chấp nhà nước - nhà nước bình thường được xử dụng trong luật pháp quốc tế đã có sẵn.) Quốc hội thông qua thỏa thuận thương mại Mỹ-Úc dễ dàng trong năm 2004 không có ISDS, với sự hỗ trợ của các nhóm kinh doanh. Ngoài ra, nhiều nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa muốn tán thành các nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, họ có thể không háo hức xem các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện chính phủ Mỹ tại một tòa án quốc tế (như TransCanada gần đây đã thực hiện sau việc bác bỏ đường ống của Keystone XL. )

Một vấn đề khác là Hoa Kỳ sẽ phải thuyết phục các đối tác thương mại TPP của nó mở lại các cuộc đàm phán và loại bỏ ISDS. Tuy nhiên, một số chính phủ đã chỉ bất đắc dĩ mà ký ISDS, và họ có thể không có nhiều phản đối trong việc loại bỏ nó.

Hillary Clinton có thể bí mật hy vọng rằng TPP được thông qua trong phiên họp cuối nhiệm kỳ, do đó bà không phải đối phó với nó. Tuy nhiên, Quốc hội của đảng Cộng hòa này có thể không muốn để cho bà ấy ra khỏi cạm bẩy quá dễ dàng. Nếu được bầu, bà sẽ cần phải tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại ở một số điểm, và cắt đứt ISDS khỏi TPP có thể cung cấp cho bà một con đường tiến về phía trước.

Simon Lester là nhà phân tích chính sách thương mại tại Trung tâm Stiefel Herbert A. của Viện Nghiên cứu Chính sách Thương mại Cato .

------------------------|||-------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.