Rodrigo Duterte ném lựu đạn vào Chiến lược Trung Quốc của Washington

Sự mắng nhiếc của lãnh đạo Philippines, đồng minh châu Á làm cho Hoa Kỳ thêm một cơn đau đầu khác.

Sau việc mắng chửi Mỹ, tổng thống Duterte sẽ không hội kiến với TT Obama ở Vientiane, Lào. PHOTO: REUTERS 
Andrew Browne. 7-9-16 . Theo WALL STREET JOURNAL

Trần H Sa lược dịch

THƯỢNG HẢI- Tại Philippines, quan điểm đại chúng về Mỹ xoay quanh giữa sự yêu mến và oán giận đau đớn, bắt nguồn từ một quá khứ thực dân tàn bạo; Lực lượng viễn chinh Hoa kỳ là những người đi tiên phong xử dụng trò tạt nước ở Phi hơn một trăm năm trước đây.

Một cái gì đó thuộc về lịch sử này, đã được thu hút qua một biệt danh được xử dụng bởi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, qua đó đánh mất cuộc họp của ông với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á tại Lào tuần này: "ina putang", tiếng Tagalog ̣̣̣(xử dụng bởi dân sống ở khu vực thủ đô Manila ) - "đồ chó đẻ" (con trai con chó cái,) hoặc hơn thế, nghĩa là "đồ điếm thúi" (con trai một con điếm.) Ông điên tiết bởi cho rằng ông Obama sẽ nêu cuộc chiến chống ma túy của ông - trong đó có hàng trăm người buôn bán và xử dụng ma túy đã bị giết chết bởi cảnh sát và đội dân phòng - như là một sự vi phạm nhân quyền.

Kiểu ngôn ngữ này là thông dụng đối với Duterte, người nổi tiếng ở Phi - thậm chí được yêu thích - vì sự thẳng thừng đầy tục tỉu của ông ta. Ông ấy đã buông lời xúc phạm tương tự với giáo hoàng.

Chỉ có thời điểm văng tục là một bất ngờ. Nó có vẻ liều lĩnh để xúc phạm người bảo vệ số 1 và là nhà cung cấp vũ khí khi mà, là một quốc gia quần đảo với một lực lượng hải quân hầu như không đáng tin cậy, trước những hạm đội của Trung Quốc đang gây áp lực.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Mỹ đã tìm thấy bản thân mình bực tức với một chính trị gia dân túy, lãnh đạo một đồng minh thân cận ở châu Á. Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản, đã tạo ra một cú đau đầu ghê gớm cho ông Obama hồi đầu nhiệm kỳ, bởi cuộc thăm viếng đền chiến tranh Yasukuni ở Tokyo, nơi mà tội phạm chiến tranh loại A được tôn trọng, làm Trung Quốc nổi khùng. Nhưng trong khi thách thức của Obama là kiềm chế Abe thoát khỏi sự nhiệt tình trong những hành động khiêu khích chống lại Trung Quốc, với Duterte, đó là ngược lại : giữ anh ta không được quá ấm cúng với Trung Quốc.

Duterte đang thúc đẩy một dòng chính sách đối ngoại độc lập hơn, qua đó cân bằng giữa cam kết liên minh đối với Mỹ cùng với mong muốn khôi phục quan hệ với Trung Quốc, mà nó đã trở thành đóng băng sâu sắc sau khi người tiền nhiệm của ông, Benigno Aquino III, đưa ra một vụ kiện pháp lý ở The Hague, chống lại yêu sách lãnh thổ sâu rộng của Trung Quốc ở biển Đông.

Duterte thừa hưởng một chiến thắng pháp lý tuyệt đẹp ngay sau khi nhậm chức vào năm nay, nhưng ông ta có vẻ không chắc chắn với việc sẽ làm gì với nó.

Ông ta có thể nhấn mạnh rằng ông sẽ chỉ đàm phán với Bắc Kinh trên cơ sở phán quyết của hội thẩm đoàn tại The Hague, qua đó chỉ trích Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Hoặc ông có thể xử dụng phán quyết như một đòn bẩy trong đàm phán chia xẻ tài nguyên - thủy sản và năng lượng - ngoài khơi bờ biển Philippines. Hoặc ông có thể nhượng bộ hoàn toàn và đặt phán quyết sang một bên với hy vọng rằng điều này sẽ mở ra một làn sóng đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt trong khu vực quê hương của ông ở Mindanao.

Thật khó để dự đoán Duterte sẽ tiến hành ra làm sao, con người mà sau đó đã tỏ ra ân hận về lời mắng mỏ của mình; Trung Quốc rất thích chộp lấy chiến thắng từ việc đánh bại một thỏa thuận mà qua đó làm cho phán quyết hầu như biến mất, mặc dù đường lối ngoại giao cứng rắn của nó có thể biến Duterte trở thành kẻ thù giống như Aquino.

Là thị trưởng của thành phố Davao lâu năm, nhân viên phụ tá nói, ông Duterte chưa bao giờ đối phó với Trung Quốc, nhưng tình cảm chống Mỹ được nuôi dưỡng sâu sắc từ ngày xảy ra một vụ nổ bom bí ẩn trong một khách sạn địa phương vào năm 2002. Một công dân Mỹ bị buộc tội trong trường hợp đó nhưng đã trốn khỏi đất nước. Duterte ngửi thấy một âm mưu của CIA .

Trong cơn giận bột phát mà đã làm tiêu tan cuộc gặp với ông Obama, Duterte mắng nhiếc Mỹ. Philippines không phải là một "nước chư hầu" hay một "con chó cảnh," ông nói. "Chúng tôi từ lâu đã không còn là một thuộc địa."

Khi nước Mỹ xây dựng hệ thống liên minh của mình ở châu Á trong thời Chiến tranh Lạnh, nhân quyền không được quan tâm nhiều. Washington hỗ trợ một dàn những con người mạnh mẽ từ Park Chung- hee tại Hàn Quốc đến Chiang Ching-kuo tại Đài Loan và Ferdinand Marcos ở Philippines.

Nhưng nhân quyền có thể sẽ là một chất kích thích sâu sắc và lâu dài trong quan hệ Mỹ-Philippines dưới thời Duterte. Chiến tranh chống ma túy là dấu hiệu đặc trưng cho chính trị của ông ở Davao, nơi mà ông gầm rống khắp các đường phố trên xe máy gắn một khẩu súng trường. Nó là cội nguồn của sự nổi tiếng tầm quốc gia của ông ta hiện nay, và là nguồn gốc sâu sắc về tính hợp pháp của một nhà lãnh đạo ăn nói thô lỗ, người mà tự thấy mình ở bên ngoài tầng lớp thượng lưu của Manila.

Mỹ đang thận trọng quan sát ông ta. Philippines là một phần quan trọng trong "xoay trục" của Mỹ sang châu Á, nhằm thúc đẩy chống lại sức mạnh đang được xây dựng của Trung Quốc: khi là bộ trưởng bộ ngoại giao, Hillary Clinton đưa ra xoay trục trên boong của một tàu chiến Mỹ ở Vịnh Manila. Lực lượng Mỹ - đã bị đuổi ra khỏi căn cứ hải quân Vịnh Subic vào năm 1992, một năm sau khi bị mất cơ sở không quân Clark lân cận một núi lửa - bây giờ đang trở lại với số lượng nhỏ hơn trên cơ sở luân phiên.

Hữu ích cho Washington, Duterte có một điểm yếu đối với Nhật Bản; Các doanh nghiệp Nhật Bản đã đổ đầu tư vào Davao. Tại Lào, vào thứ tư, hai ông Abe và Duterte đạt đến một thỏa thuận dành cho Nhật Bản cung cấp cho Philippines hai tàu tuần tra và thêm vào đó năm máy bay trinh sát. Một số nhà phân tích nhìn thấy Nhật Bản đóng vai trò cầu nối giữa Washington và Manila.

Trung Quốc sẽ được xem sự hấp dẫn Abe-Duterte với sự kinh ngạc. Đối với Washington, hy vọng ngắn hạn tốt nhất có thể là một đường lối trung dung giữa xu hướng chọc tức Bắc Kinh của ông Abe và xoa dịu nó của Duterte .


----------------------------------|||-----------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.