Các nước Đông Nam Á có thể giữ Trung Quốc trong tầm kiểm soát.

Thực thi Luật Quốc tế ở Biển Đông: Đông Nam Á có thể giữ Trung Quốc trong tầm kiểm soát.

Biển Đông. Nguồn: Cơ quan Tình báo Trung ương, Wikipedia Commons.
 RSIS, Michael Beckley , 06 THÁNG MƯỜI 2016. Theo Eurasia Review

Trần H Sa lược dịch

Trái với dự đoán của nhiều nhà phân tích, Trung Quốc hầu như không sẵn sàng thiết lập sự thống trị hải quân trên Biển Đông. Các quốc gia Đông Nam Á nắm giữ các lợi thế đáng kể đối đầu lại với Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải, mặc dù Philippines vẫn là một liên kết yếu.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016 tòa án ở The Hague đã khiển trách tuyên bố mở rộng chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, luật thì không tự thực thi, và Trung Quốc đã nói rõ rằng nó sẽ không bị ràng buộc bởi các phán quyết của một tòa án "bù nhìn" cách xa một nửa vòng trái đất.

Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ kiểm soát vùng biển Đông và áp đặt phiên bản Học thuyết Monroe của riêng nó. Trung Quốc đang đạt được mục tiêu này khít khao như thế nào ?

Sức mạnh hải quân Phi bá chủ của Trung Quốc

Trong 150 năm qua, chỉ có hai quốc gia đã đạt được quyền bá chủ hàng hải khu vực : Nhật Bản trong một thời gian ngắn hồi thập niên 1930 và đầu những năm 1940; và Hoa Kỳ từ năm 1890 đến nay. Các trường hợp Mỹ và Nhật Bản cho thấy Trung Quốc sẽ cần hai điều để thực thi tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông : sức mạnh hải quân độc quyền trong khu vực và một sự hiện diện quân sự trên đất liền chung quanh vùng biển.

Các lực lượng hải quân của Mỹ và đế quốc Nhật Bản chiếm từ 90 đến 100 phần trăm trọng tải của hải quân trong các khu vực tương ứng của họ, và cả hai quốc gia đều xâu chuỗi các căn cứ quân sự chung quanh lĩnh vực hàng hải của họ, và bằng sức mạnh đã ngăn cản các nước láng giềng của họ từ bỏ việc tích lũy sức mạnh hải quân.

Trung Quốc ngày nay không nơi nào là gần đạt được mức thống trị này. Hải quân của Trung Quốc coi như ít hơn 30 phần trăm trọng tải của hải quân ở châu Á, và tập hợp các nước láng giềng hàng hải của Trung Quốc ngày càng sánh được chi tiêu quân sự của Trung Quốc, và nắm giữ các tàu ngầm hiện đại, tàu chiến, máy bay và tàu bảo vệ bờ biển.

Nguồn sức mạnh hàng hải của Đông Nam Á

Tất nhiên, quân đội Trung Quốc mạnh mẽ hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào, nhưng các quốc gia Đông Nam Á gần gũi hơn so với Trung Quốc đối với các phần ở Biển Đông mà họ đòi hỏi. Trong một cuộc chiến tranh ở đó, Trung Quốc phải cần quay vòng các lực lượng giữa chiến trường và một số nhỏ các căn cứ cách xa miền nam Trung Quốc hàng trăm dặm.

Ngược lại, các quốc gia Đông Nam Á có thể xử dụng lãnh thổ nhà của họ như là cơ sở hoạt động cho các cụm tên lửa trên bờ, tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel, các toán chiến đấu nhỏ trên mặt biển, máy bay chiến đấu trang bị tên lửa chống tàu, và thủy lôi. Về bản chất, sự tương đồng các yếu tố địa lý và công nghệ mà có thể giúp Trung Quốc chống đỡ quân đội Mỹ trong một cuộc chiến tranh trong vòng vài trăm kilômét tính từ lãnh thổ Trung Quốc, chúng cũng có thể giúp các nước Đông Nam Á chống đỡ Trung Quốc trong vùng gần lãnh thổ của họ.

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á từng lợi dụng những lợi thế này bằng cách phát triển những khả năng chống can thiệp gần các tính năng tranh chấp. Trong thực tế, các phần phía tây và phía nam của Biển Đông hiện nay được bao bọc bởi các lực lượng có khả năng khắc chế quyền kiểm soát của Trung Quốc trên biển và trong bầu trời.

Ở phía tây của biển, Việt Nam đã mua được các cụm tên lửa hành trình chống tàu có căn cứ di động trên bờ, tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa đất-đối-không S-300, và hàng chục máy bay chiến đấu và tàu chiến trên mặt biển trang bị tên lửa hành trình siêu âm. Nói chung, các nền tảng này cho phép Việt Nam tiêu diệt tàu và máy bay hoạt động bên trong phạm vi 200 dặm tính từ bờ biển của nó - một khu vực bao gồm một phần ba phía tây Biển Đông và căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Ở phía nam, Indonesia và Malaysia đã phát triển những khả năng tương tự để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Quân đội Indonesia và Malaysia có hàng chục căn cứ hải quân và không quân ở gần phần phía nam đường chín gạch ngang của Trung Quốc, nơi mà Trung Quốc cách xa hơn 1.000 km tính từ khu vực đó. Trong một cuộc chiến tranh, Indonesia và Malaysia có thể mang đầy đủ các lực lượng hải quân và không quân của họ để chống đỡ. Ngược lại, Trung Quốc sẽ không thể duy trì hơn một chục tàu chiến, tàu ngầm và máy bay trong chiến trường.

Philippine, gót chân Achilles

Thật không may, rào cản ngăn chặn của Đông Nam Á bị phá vỡ ở phía đông, vì Philippines đã thất bại trong việc phát triển sức mạnh quân sự có ý nghĩa. Trong khi phần còn lại của khu vực đã mua được đạn dược dẫn đường chính xác một cách hợp lý và các nền tảng tiên tiến để bắn chúng, Philippines đã chi ngân sách quân sự ít ỏi của mình cho an ninh nội bộ.

Rõ ràng, các nhà lãnh đạo ở Manila tin rằng Mỹ sẽ giải cứu họ nếu Trung Quốc đưa hải quân của nó vào trong khu vực đặc quyền kinh tế của họ. Tuy nhiên, lịch sử quan hệ của Mỹ với các đồng minh của họ cho thấy rằng Washington sẽ chịu rủi ro đổ máu và mất mát tài sản nghiêm trọng chỉ khi lợi ích sống còn của Mỹ bị đe doạ. Học thuyết Monroe của Trung Quốc ở Đông Á sẽ vấp phải tiêu chuẩn này. Sự vi phạm của Trung Quốc đối với quyền đánh cá của Philippines thì không.

Cho đến khi Philippines phát triển các khả năng tấn công đáng tin cậy, nó phải nghĩ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm lấn vào gần bờ biển của nó. Các quốc gia Đông Nam Á khác đã chỉ ra rằng Trung Quốc có thể bị giữ trong tầm kiểm soát. Thật không may, quốc gia thắng trận chiến pháp lý chống lại bá quyền Trung Quốc dường như có ý định đánh mất cuộc đấu tranh quân sự.

Tóm lại, bằng cách khai thác lợi thế địa lý cố hữu của họ và cuộc cách mạng vũ khí dẫn đường chính xác, các nước Đông Nam Á có thể buộc Trung Quốc chấp nhận tinh thần, nếu không phải là luật, phán quyết của The Hague. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, sẽ đòi hỏi sự đầu tư bền vững trong những khả năng quân sự hiện đại và ý chí chính trị để xử dụng chúng.

Michael Beckley là trợ lý giáo sư khoa chính trị học tại Đại học Tufts.


--------------------------|||----------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.