Mỹ nên giám sát sự trổi dậy của Trung Quốc như thế nào ?

Không có vấn đề nào lớn hơn : Mỹ nên giám sát sự trổi dậy của Trung Quốc như thế nào ?


Hình ảnh : Creative Commons / Flickr.
  Hugo Kirk. 30 Tháng Chín 2016. Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch.

Trung tâm National Interest hợp tác với Viện Nghiên cứu Charles Koch tổ chức một hội nghị bàn tròn về chính sách đối ngoại. Ở trong số các chủ đề được chú trọng là : cách khôn ngoan nhất để giám sát khả năng trổi dậy của Trung Quốc là gì? Xem phần còn lại của video trong series "Thách thức đường lối ngoại giao của ngày nay."

"Bạn biết bạn có vấn đề khi bạn có hai cách giải thích và chúng hoàn toàn hợp lý: ngăn chặn hoặc tham gia. Và Washington chẵng chọn cái nào cả - họ gọi nó là 'con-gagement.' ( tạm dịch vừa ngăn chặn vừa tham gia ). Khi bạn đang tạo ra những từ ngữ mới mà bạn biết bạn có vấn đề, đó là những gì mà Washington làm vào lúc này."_ Christopher Preble, Viện Nghiên cứu Cato.

Trong hơn một thập kỷ, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã lo ngại rằng Trung Quốc có thể là một đối thủ tiềm năng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ không thực hiện một kế hoạch rõ ràng để giải quyết và phản ứng như thế nào với những thay đổi trong mối quan hệ Mỹ-Trung . Richard K. Betts của Đại học Columbia xét thấy loại tê liệt trí tuệ này là một vấn đề bức xúc. Ông lập luận rằng "càng kéo dài việc không có sự lựa chọn ... khả năng đối đầu bất ngờ và leo thang trở nên càng nguy hiểm hơn."

Vấn đề này lộ rõ ​​sự chia rẻ rõ ràng giữa các chuyên gia an ninh quốc gia, những người mà, theo Betts, rơi vào một trong hai loại. Hoặc là họ tin rằng Hoa Kỳ cần phải "thích nghi với sự trổi dậy của Trung Quốc [và] nhận ra đó là một siêu cường tiềm năng với khát vọng tự nhiên và cùng hưởng những đặc quyền như chúng ta có", hoặc là họ hy vọng "kiềm chế Trung Quốc và thẳng thắn đặt ra một chiến lược, thiết lập các quan hệ liên minh để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc khỏi những chiều hướng mà chúng ta không thích." Hai chiến lược này loại trừ lẫn nhau.

Dựa trên lịch sử Chiến tranh lạnh và sự thành công trong việc ngăn chặn chống lại Liên Xô, John Mearsheimer ở Đại học Chicago và Stephen Walt thuộc Đại học Harvard cho rằng Hoa Kỳ sẽ không có sự lựa chọn nhưng chấp nhận chiến lược ngăn chặn chống lại Trung Quốc. Ngăn chặn sự trổi dậy của một đối thủ cạnh tranh ngang hàng, theo quan điểm của Mearsheimer, là một lợi ích chiến lược sống còn. Ông tin tưởng rằng bao vây Trung Quốc hiện nay sẽ là khôn ngoan đối với Hoa Kỳ, trong khi mà cán cân quyền lực đang rất ủng hộ Mỹ .

Tuy nhiên, trong khi loại chiến lược này được thiết kế để tăng cường an ninh của Mỹ, nó thực sự có thể làm cho thế giới nguy hiểm hơn. Như William Ruger của Viện Nghiên cứu Charles Koch chỉ ra, tích cực ngăn chặn "có thể tạo ra một dự báo tự tiến hành, ở đó chúng ta đẩy Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh ngang hàng hoặc là kẻ thù, nhiều hơn so với họ thật sự như thế." Khuynh hướng phát triển các lực lượng quân sự của Mỹ ở châu Á, ví dụ, được nhìn thấy bởi người Trung Quốc như là đáng lo ngại sâu sắc, thúc đẩy loại xoắn ốc an ninh mà đã làm suy yếu mối quan hệ thân thiện trong suốt lịch sử quốc tế. Nếu Hoa Kỳ chọn lựa ngăn chặn, Barry Posen của Viện Công nghệ Massachusetts lưu ý, tính nhạy cảm đối với vấn đề này phải là một phần quan trọng với "ngăn chặn thông minh."

Trong thực tế, có thể là xu hướng công nghệ, kinh tế, và ngoại giao thực hiện vai trò tích cực của Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Quốc thái quá. Eugene Gholz, của Trường Đại học Texas tại Austin, cho rằng công nghệ chống truy cập / khắc chế khu vực (AD/ A2) của Trung quốc làm cho Hoa Kỳ rất khó khăn để gây áp lực gần với Trung Quốc, và chính nó lại cũng làm cho chính bản thân Trung Quốc rất khó khăn để thoát ra khỏi cái gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" bao quanh nó. Gholz lập luận rằng điều này tạo ra một tình hình ổn định, mà trong đó cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc được khuyến khích để tránh sự xâm lược và bành trướng.

Trung Quốc cũng được bao quanh bởi một số lượng đáng kể các nước đang phát triển - và chống lại sự bành trướng của Trung Quốc là lợi ích quốc gia của mỗi nước đó. Quản lý những liên minh này từ Washington có vẻ giống như một nhiệm vụ khổng lồ, làm cho việc ngăn chặn khó khăn hơn. Tuy nhiên, Christopher Preble của Viện Nghiên cứu Cato nêu quan điểm rằng nếu không có sự tham gia của Mỹ, các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ có động cơ mạnh mẽ hơn nhiều để hợp tác trong việc phản đối Trung Quốc theo cách của họ.

Sau cùng, Ruger cho thấy, rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chạm trần và một mối đe dọa thực sự đối với hiện trạng ở Đông Á sẽ không bao giờ thành hiện thực, vẫn là một khả năng thật sự. Michael Desch từ Đại học Notre Dame đồng ý: "Trung Quốc có nhiều cùng rất nhiều điểm yếu, và có nhiều cùng rất nhiều những thách thức làm cho vấn đề so sánh của chúng ta trở nên không thích đáng ."

Cách này hay cách khác, vấn đề đối phó với Trung Quốc sẽ tiếp tục làm bận tâm các nhà hoạch định chính sách trong những năm tới. Nhưng hầu hết các học giả tìm thấy lý do để lạc quan. Trong câu trả lời cho câu hỏi ai có lợi thế hơn trong năm 2050, Trung Quốc hay Hoa Kỳ, các nhận định đều nhất trí: Hoa Kỳ.



------------------------|||-----------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.