Nước Mỹ đang trổi dậy: lại không thể thiếu mặt ở châu Á.

Ảnh trên World  Affairs


John Lee. MÙA XUÂN NĂM 2016. Theo World Affairs

Trần H Sa lược dịch

Chủ nghĩa quân phiệt hung hăng, nền kinh tế suy giảm, và giới lãnh đạo trì trệ của Trung quốc đã làm hồi phục lại tình trạng của nước Mỹ như là sức mạnh được hoan nghênh và không thể thiếu cho sự thịnh vượng và an ninh ở châu Á.

Sự hiểu biết thông thường trong những năm gần đây từng là rằng, Hoa Kỳ - lảo đảo vì mất uy tín sau cuộc xâm lược Iraq và bị thụ động trong chính sách đối ngoại không rỏ ràng mà nó tạo ra - bị mở rộng quá mức đến phải kiệt sức, và bây giờ nhất định được xem là bất lực, khi Trung Quốc chiếm chổ của nó. Luận án "nước Mỹ suy tàn", lần đầu tiên được phát triển vào những năm 1970 sau khi Mỹ thất bại ở chiến tranh Việt Nam, đã trở lại thịnh hành. Mỹ không chỉ mờ dần mà còn không thể ngăn chặn sự xuất hiện của một siêu cường mới như Trung Quốc, đã sẵn sàng và háo hức để chiếm lấy vị thế ưu việt và vai trò lãnh đạo trong một khu vực vốn bị thống trị bởi Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Khi Barack Obama thay thế George W. Bush vào năm 2009, Hoa Kỳ đã bị khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Đồng thời, một Trung Quốc phát triển nhanh chóng qua một thập kỷ, trở thành "nụ cười ngoại giao" trong một nỗ lực nhằm trấn an các nước láng giềng rằng, sự trổi dậy quyền lực của nó sẽ ở trong hoà bình. Đánh giá bộ mặt tốt nhất trên những phát triển này, các nhà hoạch định chính sách nước ngoài của Mỹ thừa nhận rằng, nền kinh tế kiệt quệ của Mỹ có lẽ không thể cung cấp những cơ hội cho khu vực mà Trung Quốc có thể, và rằng một sự hiện diện liên tục của Mỹ ở châu Á, chẵng khác gì hơn, sẽ đóng vai trò như một biện pháp bảo hiểm tạm thời, trong trường hợp trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc biến thành một cái gì đó khác đi.

Khi một tổng thống Mỹ mới, nhậm chức vào đầu năm 2017, ông ta hoặc bà ta sẽ không bị ngăn cản bởi câu chuyện ảm đạm này, mà trong một vài năm ngắn ngủi, tự gánh chịu những gì dường như là một sự suy giảm nghiêm trọng. Sự kết thúc thời kỳ ngắn ngủi tình cảm tốt đẹp của Trung Quốc, với sự ũng hộ một lập trường hung hăng hơn và hám lợi hơn đã thay đổi tất cả mọi thứ. Vài nước ở Thái Bình Dương không còn tin tưởng vào sự trỗi dậy hòa bình của Bắc Kinh. Sự trổi lên không thể tránh khỏi của Trung Quốc như là một cường quốc kinh tế cũng là câu hỏi, phải chăng nó đang phải đối mặt với một nền kinh tế bị đè nặng bởi nợ nần nặng nề và sự đầu tư lãng phí, mà chắc chắn dẫn đến một cấu trúc suy tàn (và không chỉ có tính chu kỳ).

Khi căng thẳng chiến lược giữa Trung Quốc và gần như tất cả các nước láng giềng xấu đi, ngay  lúc mà bùng nổ thương mại đang chậm lại trong khu vực. Đáp lại, nhiều nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu đang chấp nhận chính sách thương mại trọng thương hơn bao giờ hết;  khi mà các vấn đề chiến lược và kinh tế, với tư tưởng tổng bằng không, chiếm ưu thế.

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ, phó mặc cho cái chết, đã sống lại một cách không kèn không trống. Cuộc cách mạng năng lượng đá phiến sét đã tạo nên chi phí năng lượng rẻ hơn cho các công ty có trụ sở tại Mỹ, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và cán cân thương mại của nước này. Thật vậy, châu Á hiện nay thậm chí còn phụ thuộc vào sự đổi mới, vốn và thị trường của Mỹ nhiều hơn, so với một thập kỷ trước đây.

Tương tự như vậy, sự sẵn sàng của khu vực để chào đón sự hiện diện quân sự của Mỹ, hiện nay là phổ biến hơn, và cấp bách hơn bất cứ lúc nào khác trong thế kỷ này hoặc các năm cuối cùng của thế kỷ trước. Một thập kỷ trước, nhiều nước lo ngại rằng một nước Mỹ suy giảm sẽ bạo tay, nỗi sợ hãi bây giờ lại là chính quyền tiếp theo có thể nương nhẹ tay của Washington, như một số tin rằng Tổng thống Obama đã thực hiện quá thường xuyên. Điều này có nghĩa là cơ hội cho chính quyền mới nâng cao vị thế của Mỹ ở châu Á và mở rộng vai trò của nó trong khu vực là đáng kể.

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nền kinh tế Đông Á phát triển nhanh chóng - Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan và gần đây, Trung Quốc - đều dựa trên một mô hình phát triển đáng kể, tương tự như "sản xuất - xuất khẩu" để trở nên giàu có. Đó là một con đường hai chiều có lợi cho cả hai bên. Các nước kém phát triển của châu Á chế tạo và xuất khẩu các sản phẩm cho người tiêu dùng trong các nền kinh tế tiên tiến với giá rẻ hơn, nhanh hơn, và đáng tin cậy hơn so với chúng có thể được thực hiện ở những nơi khác. Về mặt khác của cách thức này, các nền kinh tế đang phát triển nhận được bí quyết, sự đổi mới, và vốn từ các công ty như General Electric (GE) và Apple mà đã thiết lập hoạt động, thường là liên doanh, ở châu Á. Những nhà thương mại khổng lồ Mỹ đầu tư vào công nghiệp và cơ sở hạ tầng Châu Á, tạo ra hàng triệu việc làm trong các nhà máy có lương cao cho dân số trẻ và ngày càng tăng gần đây. Mỹ và người tiêu dùng được hưởng lợi từ sự sắp xếp bằng cách áp dụng giảm áp lực lạm phát cho người trả giá hàng hoá thấp hơn.

Kết quả là, Đông Á chiếm một phần ba trong mọi thương mại sản xuất toàn cầu, tăng  khoảng 10 phần trăm tính từ những năm 1970. Hơn hai phần ba tổng sản lượng thành phẩm xuất khẩu  ra khỏi châu Á đi đến Bắc Mỹ và châu Âu. Các hiệp định tự do thương mại khu vực, chẵng hạn như giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã làm cho Đông Á trở thành một dây chuyền sản xuất lớn và kết hợp, mà từ đó làm ra các sản phẩm cho người tiêu dùng trung lưu trên toàn thế giới, nhưng chủ yếu là ở các nước phương Tây. Một IPhone có thể được "thiết kế tại California," nhưng các bộ phận và tay nghề cần thiết để sản xuất ra một chiếc điện thoại như thế có thể đến từ hàng chục quốc gia trên khắp Đông Á.

Nhưng mô hình cho sự thịnh vượng này đang húc vào một bức tường ở châu Á. Những thứ đã làm việc rất tốt trong quá khứ sẽ không còn hiệu quả đối với các nước đông dân và nghèo như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Miến Điện. Trong những năm 1980, tổng dân số của các cường quốc xuất khẩu ở châu Á - Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và Malaysia - chỉ ở mức trên 150 triệu người. Tại thời điểm đó, dân số của thị trường tiêu dùng ở Bắc Mỹ và châu Âu có hơn bốn trăm triệu. Tỷ lệ của tình thế này đã đảo lộn; ngày hôm nay, có khoảng hai tỷ người sống ở các nước đang phát triển, chế tạo và xuất khẩu sản phẩm đến cho chỉ một tỷ người tiêu dùng sống trong các nền kinh tế tiên tiến.

Trong ngắn hạn, có quá nhiều nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cho lượng người tiêu dùng quá ít, một sự thật được chiếu sáng bởi số liệu thống kê cho thấy thương mại toàn cầu thực sự có thể bị trì hoãn sau những năm rất dể dàng của hai thập kỷ trước. Xuất khẩu hàng hóa toàn cầu là một tỷ lệ phần trăm GDP tăng từ khoảng 15 phần trăm, ở đó nó đã đứng vững trong một số năm trước đầu những năm 1990, đạt đến mức cao nhất là 27 phần trăm trong năm 2008. Con số này đã giảm kể từ đó, xuống khoảng 22 phần trăm hiện nay.

Điều liên quan với khu vực nhiều hơn là khối lượng xuất khẩu đã thực sự giảm cho mỗi nền kinh tế Đông Á, ngoại trừ Việt Nam (trong đó đã có được một sự gia tăng 5%) trong năm qua. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, và Đài Loan, cùng các nền kinh tế khác, đã bị giảm từ 5 đến 17 phần trăm. Nói cách khác, chiếc bánh thương mại toàn cầu không còn được phát triển nhanh chóng, có nghĩa là sẽ không còn nửa những lát bánh thịnh soạn có sẵn cho hàng triệu người đang nổi lên trong tầng lớp trung lưu ở châu Á và các nơi khác.

Đáp lại, bây giờ chúng ta đang nhìn thấy cạnh tranh nhiều hơn, với phản ứng kinh tế tổng bằng không, chẵng hạn như hàng loạt cạnh tranh được gọi là phá giá đồng tiền ở Nhật Bản và Trung Quốc. Ở đó không làm thì ở đây sẽ làm. Bởi vì sản xuất ở Đông Á hiện nay là một mạng lưới kết hợp rộng lớn, thúc giục một cuộc chiến tranh tiền tệ bằng cách hạ thấp chi phí xuất khẩu của món hàng nào đó thông qua sự phá giá, nó sẽ làm giảm giá ngay cho tất cả các nhà xuất khẩu châu Á nào tiếp nhận sản phẩm bị phá giá. Và một đồng tiền mất giá sẽ làm cho việc nhập khẩu đắt hơn tại cùng một thời điểm, gây tổn thương cho các hộ gia đình trong nước.

Ngoài ra, chính sách phá giá đồng tiền sẽ khuyến khích việc bay vốn hàng loạt ra khỏi châu Á, với khả năng ngoại trừ Nhật Bản, vẫn còn là một nơi trú ẩn an toàn. Sự phát triển này đã buộc các ngân hàng trung ương Trung Quốc xử dụng hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại hối để ổn định giá trị đồng nhân dân tệ.

Trong suốt thời gian mà điều này xảy ra, siêu cường kinh doanh Trung Quốc đã thay đổi tình trạng cân bằng trong khu vực, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu khác của châu Á. Nó đã quản lý để giữ lại một phần đáng kể trong thương mại trung gian ở bên trong châu Á với chi phí thấp và sản phẩm đầu cuối chất lượng kém. Đồng thời, Trung Quốc lại tăng cổ phần của mình ở các đầu cuối đã được bổ sung với chi phí cao và giá trị cao. Nói cách khác, Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với các nhà xuất khẩu ở các nước có thu nhập thấp như Indonesia và Philippines, và với các công ty ở Malaysia, Singapore, Nhật Bản, và Hàn Quốc có sản phẩm đầu cuối có giá trị cao hơn. Nó báo hiệu những điều sắp đến khi thương mại trong nội bộ châu Á, theo thời gian, trở nên cạnh tranh hơn với các nền kinh tế trong khu vực đang thực hiện chính sách bảo đảm sự chia xẻ thương mại trung gian hoặc chế biến gây thiệt hại cho các nhà sản xuất láng giềng.

Tổng tổng thống sắp tới của Mỹ sẽ không thể vẫy cây đũa thần để giải quyết những thách thức kinh tế này. Nhưng tổng thống sắp tới nên nhận ra rằng những gì nước Mỹ (và châu Âu) từ lâu đã cung cấp cho châu Á - vốn, sự đổi mới, và tiếp cận vào một thị trường nội địa khổng lồ của họ - vượt quá những gì mà các nền kinh tế lớn trong khu vực như Nhật Bản và Trung Quốc có thể cung cấp, và bây giờ là quan trọng hơn bao giờ hết. Tổng thống tiếp theo sẽ có một bàn tay mạnh mẽ hơn so với Tổng thống Obama đã có, và quyền hạn lớn hơn trong việc định hình lộ trình quy tắc kinh tế ở châu Á.

Đòn bẩy kinh tế của Mỹ có khả năng sẽ được tăng cường vào năm 2017, bởi vì gần như chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ bị buộc phải tiến hành cắt giảm những thứ không sinh lợi trong nền kinh tế của nó, nơi mà nợ tăng từ 3 nghìn tỷ $ đến 34 nghìn tỷ $ giửa năm 2008 đến năm 2015, một sự gia tăng chưa từng có với cả hai thuật ngữ tương đối và tuyệt đối, trong bất cứ thời kỳ tám năm nào của lịch sử kinh tế. Trung Quốc đã thực hiện quá trình đau đớn xóa bỏ nợ xấu và phân bổ một tỷ lệ ngày càng tăng của cải và tín dụng mới của quốc gia để ngăn chặn các con nợ hiện nay không bị vỡ nợ.

Đây là quá trình mang nhiều nét tương tự như Nhật Bản đã trải qua trong những năm 1980 và 1990, và từ đó đến nay nó vẫn chưa hồi phục được. Khi Trung Quốc đối phó với nền kinh tế ngày càng mong manh của nó, và khi triển vọng thống trị kinh tế của nó suy giảm, tác động như vậy lên trên Bắc Kinh sẽ không còn xa.

Mặc dù Trung Quốc sẽ vẫn là một cầu thủ kinh tế lớn và quan trọng ở khu vực trong bất kỳ kịch bản nào, nó sẽ không trở thành bá chủ với khả năng của mình, để xác định tương lai của một khu vực đầy tham vọng về kinh tế. Khi nói đến các sản phẩm hấp dẫn của châu Á, châu Mỹ có một thị trường tiêu thụ với hơn 12 nghìn tỷ $. Trung Quốc thu hút ít hơn một phần ba con số đó. Hoa Kỳ là một trong ba nguồn lực hàng đầu về vốn trong mọi nền kinh tế lớn của châu Á, trong khi Trung Quốc không phải là một trong tám nguồn lực hàng đầu cho bất kỳ quốc gia nào ở châu Á, ngoại trừ các nền kinh tế yếu kém tại Campuchia, Lào, Miến Điện và Bắc Triều Tiên. Và, cuối cùng, các doanh nghiệp Mỹ quan trọng hơn nhiều so với các đối tác và các đối thủ Trung Quốc khi nói đến việc xây dựng năng lực trong khu vực có liên quan đến công nghệ, đổi mới, và bí quyết.

Ảnh hưởng đổi mới của Mỹ nhằm định hình chương trình nghị sự kinh tế của châu Á, được thực hiện đơn giản bằng sự háo hức được thể hiện bởi các nền kinh tế khu vực tham gia hiệp ước thương mại Quan hệ Đối tác Xuyên Thái bình Dương (TPP), chính sách xoay trục kinh tế của Tổng thống Obama, mà trong đó, tình cờ, Trung Quốc từ chối tham gia. TPP chắc chắn sẽ mang lại sân chơi lợi ích kinh tế cho Nhật Bản, Việt Nam và thậm chí là Malaysia khi nó áp đặt tiêu chuẩn lao động và môi trường cao hơn, hạn chế và quy mô hóa việc thực hành bảo hộ trong khu vực, tăng cường quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm giảm sự vi phạm và xâm phạm bản quyền, và ngăn cấm các chính sách thao túng tiền tệ . Ngược lại với TPP, các hiệp định thương mại hiện có và được thiết kế với Trung Quốc đã đánh thức mối quan ngại trong khu vực rằng chúng sẽ cung cấp cho các công ty được nuông chiều và được bảo vệ của Trung Quốc một công cụ khác, thông qua đó gia tăng dấu chân của nó gây hại cho các công ty châu Á khác và nhân viên của họ.

Nếu được phê duyệt vào thời điểm Tổng thống Mỹ sắp tới nhậm chức, TPP sẽ trao cho chính quyền mới một công cụ có sẵn cho một sân chơi công bằng ở Thái Bình Dương theo cách phải bảo đảm việc áp dụng và thực thi các tiêu chuẩn thống nhất trong cạnh tranh, mà qua đó sẽ có lợi cho tất cả các thành viên cũng như tăng cường đòn bẩy của Mỹ vốn không có lợi cho Trung Quốc. Nếu TPP không được Quốc hội phê chuẩn, như một số kỳ vọng, Mỹ sẽ tự bắn vào chân của mình. Thậm chí sau đó, và miễn là tình cảm chống tự do thương mại trong các cuộc tranh luận hiện nay hiển nhiên giảm xuống, Mỹ vẫn là một cường quốc kinh tế không thể thiếu ở châu Á.

Quan điểm cho rằng khu vực này phải lựa chọn giữa thịnh vượng kinh tế bằng cách đứng về phía Trung Quốc, hoặc an ninh chiến lược bằng cách về phe với Mỹ chưa bao giờ là một tình thế chính xác hoặc thực tế. Nhưng Tổng thống Mỹ sắp tới sẽ không còn phải tham gia vào một cuộc đối thoại gây tranh cãi về vấn đề liên quan đến kinh tế suy giảm của Mỹ ở Thái Bình Dương, mà bây giờ đã là tin tức của quá khứ.

Mặc dù tầm vóc kinh tế và tầm quan trọng của Mỹ đã được khẳng định, vấn đề chiến lược vẫn tiếp tục mù mờ. Trung Quốc có thể gặp khó khăn về kinh tế, nhưng tăng trưởng hai con số trong chi tiêu quân sự của nó được kết hợp bởi những thách thức khiêu khích đối với lực lượng tự vệ của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku, và việc xây dựng và quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong một nỗ lực tạo nên "cơ sở lập luận cho vùng biển."

Đồng minh của Mỹ ở Nhật Bản và Australia đã phản ứng theo phong cách mạnh mẽ và dứt khoát. Trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phá vỡ câu thần chú sau chiến tranh của Nhật Bản và thực hiện các bước chưa từng có để chính thức diễn giải lại hiến pháp của đất nước, theo đó cho phép " tự vệ tập thể ": quyền dẫn đến sự hổ trợ quân sự của các đồng minh và đối tác khi lợi ích của Nhật Bản bị đe dọa. Chính phủ Abe cũng đã dọn đường cho Nhật Bản xuất khẩu công nghệ quân sự đầy ấn tượng của mình cho các nước cùng chí hướng trong khu vực.

Một đồng minh lớn khác của Mỹ trong khu vực, Úc, cũng không khoanh tay ngồi nhìn. Chính phủ Turnbull tương đối mới, phát hành Bạch thư Quốc phòng của nó trong tháng hai, phần lớn trong số đó đã được soạn thảo bởi các chính phủ trước. Tài liệu bày tỏ quan ngại sâu sắc với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và nói chung là cách Bắc Kinh xử dụng sức mạnh . Để đối phó, Canberra đã cam kết sẽ nâng cấp khả năng quân sự của mình rộng rải nhất trong bầu trời, biển, và lĩnh vực không gian ảo so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử thời bình của đất nước. Mục đích rõ ràng là để bảo đảm rằng Úc duy trì ưu thế quân sự của mình hơn, so với bất kỳ đối thủ tiềm năng nào trong khu vực Đông Nam Á và khu vực Nam Thái Bình Dương.

Thể hiện việc nhất quán sự háo hức của khu vực trong việc liên kết bản thân với nền kinh tế Mỹ, một mục tiêu chính của chương trình hiện đại hóa của Úc đặc biệt đáng chú ý là nhằm đạt được khả năng tương tác liền mạch với các lực lượng Mỹ ở châu Á. Về mặt quân sự, điều này sẽ làm cho việc lập kế hoạch và thực hiện chiến tranh hiệu quả hơn, cũng như cho phép lực lượng quốc phòng Australia trở thành một lực lượng đa năng hơn cho cả quân đội Úc và Mỹ. Một phần quan trọng trong việc xây dựng hải quân Úc là việc xây dựng một hạm đội mới với mười hai tầu ngầm mà sẽ là tiên tiến nhất trong bất cứ sức mạnh nào của châu Á. Đức và Pháp đang ganh đua để hợp tác với Canberra xây dựng các tàu ngầm. Nhưng có vẻ như Nhật Bản có theo sát bên trong, bởi vì sự hợp tác đó sẽ mang theo với nó việc lắp đặt một hệ thống vũ khí của Mỹ mà sẽ tích hợp hơn nữa và củng cố quan hệ đối tác chiến lược và quân sự ba bên Mỹ - Nhật Bản - Australia trong nhiều thập kỷ tới. Quyết định này sẽ được thực hiện trong nửa thứ hai của năm 2016. Nếu quan hệ đối tác Tokyo được hoàn tất, sau đó Mỹ và hai đồng minh hải quân quan trọng nhất trong khu vực sẽ trở nên được bảo đảm nhiều hơn, tạo sức nặng cho triển vọng rằng hệ thống an ninh do Mỹ dẫn đầu sẽ quản lý những thách thức do sự trỗi dậy và tư thế hung hăng của Trung Quốc, mà phải đi đến việc định rỏ nó. Nếu vậy, chính quyền sắp tới có một nền tảng chiến lược và hoạt động đã soạn sẵn qua đó thúc đẩy một xoay trục quân sự đến châu Á hiệu quả hơn.

Nói rộng hơn, rõ ràng trong nhiều năm qua đã có một mong muốn rộng rãi về sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á, nhiều hơn so với bất cứ lúc nào trong những thập kỷ gần đây. Philippines đang chào đón quân đội Mỹ đến Vịnh Subic , sau một phần tư thế kỷ hạm đội bảy Mỹ rời khỏi. Kẻ thù củ thời chiến, Việt Nam, đang cung cấp nhiều hơn bao giờ hết các cơ sở cảng biển của mình cho các hạm đội Mỹ. Miến Điện tìm cách quan hệ quân sự gần gũi hơn. Singapore đã cài đặt việc xây dựng các căn cứ hải quân mới, được thiết kế để phục vụ tàu chiến của Mỹ, thậm chí nếu như nó phải trả giá cho dịch vụ môi giới vì một quan điểm trung lập trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung Quốc. Malaysia đã nâng cấp quan hệ chiến lược và tình báo với Hoa Kỳ. Xa hơn mặt trận, di sản của George W. Bush về chiến lược tán tỉnh Ấn Độ tiếp tục thăng tiến. Chỉ có Thái Lan, với chính quyền phản dân chủ bị Washington xa lánh, dường như đang trôi về phía vòng tay của Trung Quốc. Và cũng có thể, có Bắc Triều Tiên.

Tất cả các nước trong khu vực biết rỏ, sẽ không có cân bằng quân sự ở châu Á khi mà không có một nước Mỹ tham gia đầy đủ, đó là lý do tại sao họ sẽ trải thảm chào đón tổng thống mới để theo đuổi một vai trò tham vọng hơn và tích cực hơn ở châu Á.

Trong khi đó, Trung Quốc đang trở thành dễ bị tổn thương về mặt kinh tế và ngày càng bị cô lập. Mâm cổ dường như đang quay về châu Á - một phần do các thiếu sót về chính trị và kinh tế vốn có của một chế độ khép kín, độc tài, và tham nhũng; một phần do sự hăm dọa ầm ỉ và hành vi hung hăng của một cường quốc đang lên; và phần lớn là vì các quốc gia trong khu vực hiểu rằng an ninh, độc lập, và sự thịnh vượng của họ sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách thống nhất về mục đích và sự hiệp nhất với Mỹ, trong việc đối mặt với một người hàng xóm vũ trang đầy đủ và ngày càng hung hăng. Chủ nghĩa quân phiệt của Trung Quốc, là một lẻ, và tánh ngoan cố ngoại giao, là mặt khác, cùng với việc không thể tránh khỏi sự bùng nổ của một Bắc Triều Tiên vũ trang hạt nhân đã tái khẳng định vị thế của Washington ở châu Á là quốc gia không thể thiếu.

John Lee là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hudson ở Washington, DC, và là giáo sư trợ giảng tại Đại học Quốc gia Australia.


----------------------------------|||--------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.