Sức mạnh dễ vỡ của Bắc Kinh

Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đang trở nên quá cứng nhắc trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và chính trị của nó.


Xi Jinping, trái, trong một nghi lễ của quân đội ở Bắc Kinh vào ngày 13 tháng Chín. PHOTO: ZUMA PRESS
 Sebastian Heilmann. Ngày 10 tháng 10 năm 2016 . Theo WALL STREET JOURNAL

Trần H Sa lược dịch

Tập Cận Bình từng được gọi là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ Mao Trạch Đông, và việc so sánh chắc chắn là hấp dẫn. Ông ta trình bày hình ảnh của một người có bàn tay sắt đã siết chặt đất nước và xã hội với sự kềm kẹp nội tình Đảng Cộng sản. Hơn thế nữa, ông ta là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên sau Mao công khai thách thức sự lãnh đạo của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương và đặt đất nước mình vào một cuộc cạnh tranh mang tính hệ thống với phương Tây.

Tuy nhiên, sức mạnh của Trung Quốc che giấu các điểm yếu trong hệ thống chính trị và kinh tế của nó. Trò chơi quyền lực của Tập có thể sẽ trở nên phản tác dụng ở bên trong và bên ngoài Trung quốc. Điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách phương Tây phải chuẩn bị cho khả năng của một Trung Quốc yếu hơn và một Trung Quốc mạnh hơn.

Xi dường như xây dựng một Trung Quốc khác hẵn trong bốn năm làm lãnh đạo Đảng và lãnh đạo nhà nước. Ông quyết định tập trung và thắt chặt sự kiểm soát của Đảng đối với kinh tế và xã hội. Phiên họp toàn thể Ủy ban Trung ương vào ngày 26 đến ngày 29 tháng 10 sẽ là một thử nghiệm quan trọng về việc liệu ông ta có thể củng cố được quyền lực của mình trước Đại hội Đảng trong năm tới hay không.

Việc ước lượng sức mạnh của Trung Quốc vươn ra ở nước ngoài, phụ thuộc nhiều vào sự yếu kém của phương Tây cùng sức mạnh nội lực của Tập . Khi các lực lượng phân quyền đe dọa làm sáng tỏ sự đồng thuận cơ bản ở phương Tây, Xi tạo ra một trật tự thứ bậc với sự lãnh đạo từ trên xuống có kỷ luật. Ông quyết định tập trung chính trị đến một mức độ chưa từng thấy kể từ thời Mao. Ông ta thực thi kỷ luật và chống tham nhũng bên trong đảng và đặt ra sự kiểm soát đối với các phương tiện truyền thông và không gian mạng.

Ưu điểm chính của giới lãnh đạo Trung Quốc là khả năng hành động thống nhất và thiết lập kế hoạch dài hạn. Khi Mỹ đang bận bịu lắng nghe Hillary Clinton và Donald Trump lăng mạ thương mại trên đường mòn chiến dịch tranh cử, và người châu Âu thảo luận các chi tiết việc thực hiện sự rút lui của Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, giới lãnh đạo Trung Quốc đang vẻ ra bản đồ đổi mới công nghệ trong tương lai, thách thức sự cân bằng địa chính trị hiện tại và truyền bá tư tưởng bằng chuyện kể riêng của mình gây hại cho phương Tây.

Chương trình nghị sự chính sách công nghiệp đầy tham vọng của Trung Quốc, "Made in China năm 2025," là một kế hoạch tổng thể với việc tiếp cận công nghệ nhằm xây dựng tương lai quốc gia Trung Quốc và là nhà vô địch toàn cầu trong tương lai . Chúng ta có thể xử lý mọi việc mua lại của Trung Quốc đối với một công ty công nghệ cao của phương Tây như là một trường hợp đơn lẽ, nhưng Bắc Kinh xem những vụ mua bán theo định hướng nhà nước này như là một phần của một chiến lược nhằm thay thế các công ty phương Tây trên thị trường Trung Quốc và thay thế vị thế của các công ty Trung Quốc để chinh phục thị trường toàn cầu .

Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới bằng cách kết hợp ngoại giao, các nguồn lực tài chính và kỹ thuật một cách mạnh mẽ. Sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" ​​tạo ra hành lang kinh tế và các trung tâm thương mại trên khắp lục địa Âu Á và dọc theo bờ biển xuống tận châu Phi đặt ra một thách thức khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Họ thiếu quy hoạch quy mô lớn và tài trợ các công cụ để sánh được với sự tán tỉnh của Trung quốc đối với các nước đói đầu tư từ lâu mà vốn đã bị lãng quên bởi ngoại giao phương Tây.

Trong chiều hướng những thách thức mới này, thật là dễ dàng quên rằng hệ thống cứng nhắc của Trung Quốc có những thiếu sót đáng kể, ở đó có thể đã bị làm cho trầm trọng thêm bởi Xi. Dữ liệu và các tuyên bố chính thức của Trung Quốc về việc thực hiện chính sách địa phương cho thấy mức độ tập quyền quá nhiều đã dập tắt sáng kiến ​​địa phương.

Cũng còn có bằng chứng cho thấy nhãn hiệu thương mại "thiết kế cao cấp" của Xi thiếu sự linh hoạt trong chính sách, tạo nên sự bức thiết phải đối phó với các vấn đề kinh tế hóc búa của Trung Quốc. Đất nước này thiếu những nhà định hướng mới cho sự phát triển, thay thế cho mô hình định hướng xuất khẩu - và đầu tư củ. Nạn thất nghiệp thực tế và tiềm ẩn làm tăng tiềm năng căng thẳng xã hội.

Đồng thời, năng lực của chính phủ hỗ trợ cho các ngành công nghiệp gặp khó khăn đang bị co lại khi vấn đề nợ của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng làm bộc lộ nguy cơ ngày càng tăng đối với sự ổn định tài chính của đất nước. Trong khi đó các ngành công nghiệp mới thành lập đang bị kẹt giữa mệnh lệnh đổi mới và yêu cầu hợp tác với nhà nước khắt khe hơn .

Tuy nhiên, thay vì đi theo các giải pháp của địa phương, hệ thống hiện hành lại trừng phạt các sáng kiến ​​từ dưới lên, qua đó đã dẫn đến hệ thống vốn đã quá phân cấp bị tê liệt thêm nữa. Cách quản trị mang tính thăm dò của những thập kỷ qua, mà đã mang lại kết quả hữu ích khi các chính quyền cấp tỉnh và địa phương đã từng mất nhiều thời gian để thử nghiệm với các chính sách mới, đã thực sự bị ngăn chặn.

Vấn đề tập quyền cứng nhắc này mở rộng đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Trong khi có thể đồng lựa chọn giới chóp bu độc tài khác và mua sự hỗ trợ thông qua viện trợ kinh tế, Trung Quốc không có đồng minh thực sự, những người mà sẽ chia xẻ tầm nhìn hoặc củng cố chính sách đối ngoại hay các sáng kiến ​​an ninh. Ngoại giao và ấn tượng quân sự của Bắc Kinh, ví dụ như trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, đã làm cho dân cư ở các quốc gia láng giềng xa lánh, và tạo ra sự mất lòng tin với ngay cả trong giới tinh hoa Trung Quốc thân thiện.

Hệ thống Trung Quốc có thể nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn của nó khi các lỗ hổng hệ thống này trở nên rõ ràng. Xi đang chơi canh bạc lớn và có thể đã đi quá xa. Nếu kinh tế Trung Quốc khó khăn trầm trọng hơn, một phản ứng dữ dội trong nước đối với cả Đảng lẫn xã hội trên diện rộng trở nên có khả năng.

Tuy nhiên, cá cược đối đầu với sự thành công của Trung Quốc hầu như không phải là một giải pháp thông minh. Phương Tây không thể là một người bàng quang khi Bắc Kinh cố gắng thay đổi các quy tắc của trò chơi. Mỹ và EU phải tìm thấy câu trả lời phù hợp và thống nhất đối với đầu tư nước ngoài mang động cơ chính trị của Trung Quốc, đối với sự coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông và đối với việc tấn công tư tưởng trên toàn cầu của nó.

Các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ phải đánh giá cao Trung Quốc và tham gia với nó để xây dựng trật tự thế giới trong tương lai, không đầu hàng trước hệ thống chính trị và kinh tế có bề ngoài oai vệ nhưng vốn dễ vỡ của nó. Đừng cho phép sự yếu kém của phương Tây làm cho Trung Quốc mạnh hơn so với nó thực có.

Heilmann là chủ tịch Viện Nghiên cứu Mercator về đề tài Trung Quốc (MERICS) ở Berlin.


-------------------|||------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.