Trump có thể là điều tình cờ xảy ra tốt nhất cho Trung Quốc trong một thời gian dài.

Người dân TQ đi ngang qua một bảng làm nổi bật các dấu hiệu bảo mật trên đồng nhân dân tệ, lưu ý mới nhất bên ngoài một ngân hàng ở Bắc Kinh
Fareed Zakaria 12 tháng 1 / 2017. Theo Washington Post

Trần H Sa lược dịch

Có lẻ Donald Trump đã không kiên trì tấn công một quốc gia nào đó như Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã la lối rằng Trung Quốc "cưỡng hiếp" Hoa Kỳ , "giết chết" chúng ta về thương mại và phá giá đồng tiền của mình làm cho hàng hóa của nó rẻ. Kể từ khi được bầu, ông nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Đài Loan và tiếp tục tính hiếu chiến với Bắc Kinh. Vì vậy, nó là một bất ngờ với tôi, trên một chuyến đi gần đây tới Bắc Kinh, tôi nhận thấy giới chóp bu Trung Quốc tương đối lạc quan về Trump. Có lẻ họ nói về quan điểm của họ đối với Trump nhiều hơn cả việc họ nhìn thấy đất nước của họ như thế nào.

"Trump là một nhà đàm phán, và những lời hùng biện đều là mọi nổ lực mở cửa của ông ta", một học giả Trung Quốc, không đồng ý nêu tên (như là sự thật của hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia mà tôi đã nói chuyện) cho biết. "Ông ấy thích thực hiện giao dịch", vị học giả tiếp tục, "và chúng tôi cũng là các nhà đàm phán tốt. Có một số thỏa thuận, chúng tôi có thể thực hiện trên lãnh vực thương mại ". Như một viên chức lưu ý với tôi, Bắc Kinh có thể hoàn toàn đồng ý với Trump rằng nó quả thực có một "sự thao túng tiền tệ" - mặc dù thực sự là Bắc Kinh đã cố gắng chống đỡ đồng nhân dân tệ trong hai năm qua . Sau một thú nhận như vậy, các lực lượng thị trường có khả năng sẽ làm giảm giá trị nhân dân tệ, hạ thấp giá cả hàng hóa Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc chỉ ra rằng họ cũng có vũ khí kinh tế. Trung Quốc là một thị trường lớn đối với hàng hóa của Mỹ, và năm ngoái nước này đã đầu tư 46 tỷ $ vào trong nền kinh tế Mỹ (theo Nhóm Rhodium). Nhưng sự điềm tĩnh của các quan chức xuất phát từ thực tế rằng Trung Quốc đang trở thành ngày càng ít phụ thuộc vào thị trường nước ngoài đối với sự phát triển của nó. Mười năm trước, kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kinh ngạc, 37 phần trăm trên tổng sản phẩm trong nước Trung Quốc. Ngày nay chúng chỉ chiếm 22 phần trăm và đang giảm.

Trung Quốc đã thay đổi. Các thương hiệu phương Tây bây giờ rất hiếm, và những công ty riêng của Trung quốc bây giờ thống trị gần như mọi khía cạnh của nền kinh tế nội địa khổng lồ và ngày càng tăng. Một số ít doanh nghiệp nhận sự chỉ đạo từ các công ty của Mỹ không còn nữa. Các công ty công nghệ đang đổi mới, và nhiều thanh niên Trung Quốc tự hào với tôi rằng các phiên bản địa phương của họ giống như Google, Amazon và Facebook là tốt hơn, nhanh hơn và phức tạp hơn nhiều so với các phiên bản chính. Đất nước này đã trở thành vũ trụ tập trung bên trong nó và của riêng mình.

Tình trạng này một phần là sản phẩm của chính sách của chính phủ. Jeffrey Immelt , Giám đốc điều hành của General Electric, ghi nhận trong năm 2010 rằng Trung Quốc đã trở thành thù địch với các hãng nước ngoài. Những người khổng lồ công nghệ Mỹ đã đấu tranh ở Trung Quốc vì các quy tắc chính thức hoặc không chính thức chống lại họ.

Giai đoạn tiếp theo trong chiến lược của Trung Quốc rõ ràng là khai thác khoảng không lãnh đạo được tạo ra bởi sự rút lui của Hoa Kỳ trên lãnh vực thương mại. Khi Trump hứa hẹn bảo hộ và đe dọa theo đúng nghĩa đen ngăn cách Hoa Kỳ với láng giềng phía nam của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm qua Mỹ Latin trong tháng Mười Một, chuyến đi thứ ba trong vòng bốn năm. Ông đã ký hơn 40 giao dịch, Bloomberg báo cáo , và cam kết hàng tỷ đô la đầu tư trong khu vực.

Vấn đề trọng tâm trong chiến lược của Trung Quốc là lợi dụng khai thác tuyên bố của Trump rằng hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương phải chết. Thỏa thuận thương mại, đàm phán giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác, hạ thấp các rào cản đối với thương mại và đầu tư, thúc đẩy các nền kinh tế lớn ở châu Á như Nhật Bản và Việt Nam theo chiều hướng mở và dựa trên nguyên tắc hơn. Bây giờ Trung Quốc cung cấp phiên bản hiệp ước riêng của nó, một trong đó không bao gồm Hoa Kỳ và ủng hộ cách tiếp cận trọng thương hơn của Trung Quốc.

Úc, một thành viên quan trọng ủng hộ TPP, một khi thông báo rằng nó ũng hộ sự thay thế của Trung Quốc. Các nước châu Á khác sẽ làm theo ngay tức khắc.

Tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Peru vào tháng Mười Một, John Key , người sau đó là Thủ tướng New Zealand, nêu vấn đề đơn giản là: "[TPP] là tất cả cho thấy Hoa Kỳ lãnh đạo trong khu vực Châu Á. . . . Chúng tôi thực sự muốn Mỹ có mặt trong khu vực. . . . Nhưng cuối cùng, nếu Mỹ không có, ở đó phải được lấp đầy. Và nó sẽ được lấp đầy bởi Trung Quốc. "

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại hội nghị rất đáng chú ý, nghe có vẻ giống như một diễn văn truyền thống được làm bởi một tổng thống Mỹ. Nó ca ngợi thương mại, hội nhập, sự cởi mở và hứa hẹn sẽ giúp bảo đảm rằng các quốc gia không đóng cửa chính mình đối với thương mại và hợp tác toàn cầu.

Tuần tới, Xi sẽ trở thành chủ tịch đầu tiên của Trung Quốc tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, chắc chắn nhằm củng cố thông điệp lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc về thương mại. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đang bị tước bỏ vai trò truyền thống của họ. Angela Merkel và Justin Trudeau vào phút cuối tuyên bố hủy bỏ kế hoạch nói chuyện tại hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ của họ. Trump chỉ nhạo báng những gì liên quan đến chủ ngĩa toàn cầu và toàn cầu hóa, và không có thành viên cao cấp nào trong nhóm của ông hiện đang có kế hoạch tham dự.

Nhìn xa hơn vào các tweets của Trump, Bắc Kinh dường như đã kết luận rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông cũng có thể chứng minh là những điều tốt nhất đã tình cờ xảy ra cho Trung Quốc trong một thời gian dài.


------------------------|||---------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.