Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ra làm sao ?

Công nhân may mặc Trung quốc 
05 tháng 2 năm 2017. Theo The Economist

Trần H Sa lược dịch

DONALD Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong suốt chiến dịch tranh cử, cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ , ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và "lấy mất công việc của chúng ta". Sự thù địch này không chỉ để làm dáng cho mùa bầu cử. Năm 2012 ông đã vu cáo Trung Quốc phát minh ra khái niệm "toàn cầu ấm lên" - làm cho nền sản xuất của Mỹ không cạnh tranh được, ông nói. Căng thẳng tăng cao : Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu tập họp tại Davos rằng "không ai sẽ nổi lên như một người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại". Nếu Mỹ nhắm mục tiêu vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh lại. Vậy, những gì có thể diễn ra trong một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế ?

Có hai cách mà lời nói có thể chuyển đổi thành hành động. Đơn giản là ông Trump có thể thử thực thi quy tắc thương mại toàn cầu trong phòng xử án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vì Mỹ không có thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc, quy định của WTO xác định những gì được và không được phép. Ông Trump có thể, với một số biện minh, cáo buộc Trung Quốc thúc đẩy nền kinh tế của nó bằng cách trợ cấp làm giảm giá thành sản phẩm và tràn ngập một số thị trường Mỹ với hàng nhập khẩu giá rẻ. Ông sẽ tìm thấy rằng chính quyền Obama đã khởi xướng một số trường hợp pháp lý chống Trung Quốc tại WTO. Thuộc hạ của ông đã gợi ý rằng chính quyền Trump có thể đi xa hơn, ví dụ bằng cách tung ra các trường hợp chống lại các sản phẩm giá rẻ khả nghi của Trung Quốc, hơn là để mặc nó đi vào ngành công nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, quan trọng là, lúc ấy Trung Quốc có thể sẽ trả đũa, có lẽ sẽ bất ngờ tìm thấy những vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu của Mỹ, chuỗi sự kiện này không nhất thiết phải rơi vào một cuộc chiến tranh thương mại. Các quy tắc của WTO đặc biệt được thiết kế để xử lý loại tranh chấp này. Nếu thấy rằng Trung Quốc thực sự không chơi theo luật, sau đó có những cách thức có giới hạn rõ ràng mà Mỹ có thể trả đũa. Nếu hệ thống hoạt động như nó cần phải có, bất kỳ những buộc tội lẫn nhau nào cũng sẽ được kiềm chế.

Nhưng dựa trên luật lệ, WTO xử phạt việc ăn miếng trả miếng không phải là những gì mà các nhà kinh tế suy nghỉ khi họ nghĩ về kịch bản tồi tệ nhất đối với thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nỗi sợ hãi lớn nhất đó là ông Trump quyết định bỏ qua các quy định của WTO, hoặc vứt bỏ chúng hoàn toàn sau một quyết định mà không đi theo cách của ông ta. Thuế suất 45% trên hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ có hiệu quả đối với các mặt hàng điện tử và quần áo sản xuất tại Trung Quốc. Nếu giá cả gia tăng trong nước thì người mua hàng Mỹ sẽ bị túng quẩn - đặc biệt đối với những người nghèo hơn. Các công ty Mỹ dựa trên đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ phải đau khổ (một số công ty không trở ngại khi đầu vào của họ được trợ cấp bởi chính phủ Trung Quốc). Thuế suất bóp cổ 45% hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ vi phạm rõ ràng quy định của WTO, và Trung Quốc sẽ không chờ đợi một phán quyết chính thức để trả đũa. Một động thái chiến lược sẽ là Trung Quốc hạn chế nhập khẩu đậu tương của Mỹ - điều này sẽ chọc giận đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, người bang Iowa, một tiểu bang nông nghiệp.

Sẽ có một số người chiến thắng từ cuộc chiến thương mại : trong ngắn hạn, chính phủ Mỹ cũng có thể thấy doanh thu thuế nhiều hơn, và một số công ty Mỹ sẽ thích thú được bảo vệ khỏi bị cạnh tranh bởi hàng nước ngoài. Nạn nhân lớn nhất thậm chí có thể không chỉ là giới tiêu dùng Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước giàu đã phối hợp để tránh một cuộc đua hướng tới mức thuế cao hơn, tạo ra Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), mà trong năm 1995 đã phát triển thành WTO. Bằng cách gia nhập cùng nhau họ nhận ra sự tàn phá của những năm 1930, khi các nước dựng lên các rào cản thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước của họ, nhưng cuối cùng lại làm tổn hại đến chính bản thân như là một hậu quả. Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ có nghĩa là từ bỏ một tổ chức mà qua đó công nhận rằng các quốc gia mạnh hơn khi họ hoạt động cùng nhau.


--------------------------|||------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.