Đây là những gì có thể nhấn chìm mối quan hệ Trump - Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Vladimir Putin của Nga tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng ngày 28,tháng giêng năm 2017. REUTERS / Jonathan Ernst.
 Josh Cohen . Ngày 07 tháng 2 năm 2017 . Theo Reuters

Trần H Sa lược dịch 

Donald Trump tiếp tục bảo vệ Vladimir Putin. Trong cuộc phỏng vấn tiếng tăm của ông với Bill O'Reilly, Tổng thống Mỹ bác bỏ mô tả của Fox News rằng Tổng thống Nga là một "sát thủ". "Có rất nhiều kẻ giết người", Trump nói. "Bạn nghĩ sao? đất nước chúng ta vô tội hay sao ? " Lợi ích an ninh quốc gia Mỹ chắc chắn có thể được hưởng lợi từ việc cải thiện quan hệ giữa Washington và Moscow, đáng chú ý nhất là việc giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân và khủng bố hạt nhân. Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu lạc quan phát ra từ các phía Trump và Putin, mối quan hệ có thể xấu đi nhanh chóng - và có lẽ thậm chí làm cho căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.

Các vấn đề chính sách mà vẫn có thể gây ra một miếng nêm giữa Hoa Kỳ và Nga là:

Iran. Trump đang gửi đi những tín hiệu trái ngược về thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Là một ứng cử viên, ông nhiều lần hứa sẽ xé bỏ nó . Là Tổng thống, ông ta có thể đang tìm cách cũng cố nó . Putin sẽ không muốn cho Trump có những lựa chọn trước . Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho thỏa thuận Iran thành hiện thực, đặc biệt bằng cách phát triển các giải pháp để hòa giải mong muốn của Iran về công suất làm giàu uranium trong nước với mong muốn hạn chế khả năng này của phương Tây. Nga cũng tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện thỏa thuận. Vào cuối năm 2015, Moscow đã sở hữu 25.000 pound uranium đã được làm giàu năng lượng của Iran, và gần đây hơn - với sự cho phép của chính quyền Obama - Moscow đã chuyển cho Iran 116 tấn uranium chưa qua xử lý để đổi lấy việc Tehran gửi 44 tấn chất lỏng làm nguội lò phản ứng đến Nga .

Putin có thể dễ dàng xem sự phủ nhận thỏa thuận của Trump là một sự khiêu khích, và có lẽ như là bước đầu của Mỹ trong một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Putin thậm chí có thể phản ứng bằng cách cho phép gửi các loại vũ khí tiên tiến của Nga đến Iran để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào của Mỹ, sự việc mà có thể dễ dàng dẫn đến một cuộc khủng hoảng Nga-Mỹ trầm trọng hơn.

Trump và Putin cũng có thể tìm thấy chính họ ở trong một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới. Hãy nhớ rằng việc tranh cãi sôi nổi qua tweet của Trump rằng "Hoa Kỳ phải hết sức tăng cường và mở rộng khả năng hạt nhân của mình" và bình luận của ông với MSNBC "hãy để nó là một cuộc chạy đua vũ trang" sau khi Putin nói rằng Nga cần phải tăng cường khả năng quân sự trong lực lượng hạt nhân chiến lược của nó.

Không khó để hình dung thế nào là một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới có thể xảy ra giửa Nga và Mỹ. Mỹ đang xây dựng một lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu vào năm 2018, sẽ bao gồm toàn bộ lục địa châu Âu. Trong khi có vẻ là xây dựng để bảo vệ NATO chống lại tên lửa từ Iran, nhưng Nga tin rằng lá chắn được hướng vào kho vũ khí hạt nhân của Moscow. Đáp lại, Putin có thể cảm thấy bắt buộc phải mở rộng lực lượng tên lửa tấn công của Nga, nếu ông tin rằng chúng là cần thiết để duy trì răn đe hạt nhân của Moscow. Điều đó, quay trở lại, cũng có thể đặt ra việc tăng trưởng hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Chính sách của Nga tại Afghanistan cũng có thể gây ra một cuộc đụng độ Trump-Putin. Mặc dù Moscow tự nhận nổi sợ hãi chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo của nó, giờ đây Nga chia xẻ thông tin tình báo với Taliban - tương tự như các nhóm chiến binh Mỹ chống phiến quân thánh chiến đã từng chiến đấu trong 15 năm qua. Trong khi Nga tuyên bố chỉ trao đổi thông tin với Taliban để chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Afghanistan được công nhận đã nói rằng Moscow đang công khai hổ trợ cho Taliban một cách hợp pháp, chủ yếu để làm suy yếu NATO. Các quan hệ tiếp tục của Taliban với al-Qaeda - kết hợp với mong muốn công khai của Trump tập trung vào việc chiến đấu chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - có thể dễ dàng thúc giục Trump yêu cầu Moscow thay đổi chính sách Afghanistan của nó. Liệu Putin sẽ đồng ý với một yêu cầu như vậy hay không vẫn là điều đáng quan tâm.

Có, tất nhiên, các khu vực khác, nơi mà hai nhà lãnh đạo có thể tìm kiếm mặt bằng chung. Một là Ukraine, nơi khác là Syria. Nếu mối quan hệ Trump-Putin vẫn ấm áp, Tổng thống Mỹ có thể xem xét cắt giảm rộng lớn hơn sự hỗ trợ cho phong trào nổi dậy Syria và hợp tác với Nga và chế độ Bashar al-Assad để duy nhất chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo.

Trong khi điều này sẽ làm vui lòng Moscow mà không có nghi ngờ gì , câu hỏi là đổi lại Putin sẽ cho Trump điều gì ? Nga bước vào Syria với bề ngoài là để chống lại Nhà nước Hồi giáo, nhưng trong thực tế phần lớn là nhắm mục tiêu vào các nhóm đối lập khác chống nhà nước Syria. Putin có thể hứa tham gia cuộc chiến của Mỹ chống lại Nhà nước Hồi giáo, nhưng Trump sẽ phản ứng như thế nào nếu Putin lờ đi cam kết này ? Hơn nữa, bằng cách đứng bên cạnh Nga và Assad ở Syria, Trump cũng sẽ tham gia một liên minh de-facto (trên thực tế) với Iran - đất nước mà ông chửi rủa thậm tệ.

Những quan ngại tương tự cũng áp dụng cho Ukraine. Moscow thích Washington chấm dứt lệnh cấm vận và công nhận việc chiếm đóng Crimea của nó. Một lần nữa, Putin sẽ trao đổi với Trump điều gì ? về mặt lý thuyết Moscow có thể hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến lai ghép của nó ở miền đông Ukraine, nhưng Putin cho thấy không có dấu hiệu cho phép Ukraine tham gia với phương Tây và ông ta sẽ hoàn toàn có thể thất hứa trước một thỏa thuận như vậy. Hơn nữa, Moscow không chỉ muốn trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ, mà thậm chí còn đòi hỏi Washington chi trả bồi thường cho những thiệt hại do các biện pháp trừng phạt gây ra.

Mối quan hệ cá nhân của Trump với Putin vẫn chưa được xác định. Tổng thống Mỹ đã nói ông tôn trọng Tổng thống Nga như là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ , nhưng nói với O'Reilly "điều đó không có nghĩa là tôi sẽ làm ăn cùng với ông ta". Bất kể Putin và Trump có hoà thuận với nhau hay không, những hạn chế chính trị trong nước có thể làm rối rắm những nỗ lực của Trump để bình thường hóa quan hệ Nga-Mỹ. Ví dụ, lãnh đạo thiểu số Thượng viện Charles Schumer, có kế hoạch giới thiệu một dự luật của lưỡng đảng yêu cầu Trump phải giành được sự chấp thuận của Quốc hội trước khi dở bỏ cấm vận đối với Nga. Ngoài ra còn có một điều khoản trong luật tình báo hiện tại hoạt động theo cách thông qua Quốc hội tạo ra một tổ chức mới dành riêng cho việc chống lại sự can thiệp chính trị của Nga - một cái gì đó có thể khiêu khích ác ý của Nga hơn nữa . Ngay cả việc dở bỏ đạo luật Magnitsky hồi năm 2012, xử phạt rất nhiều người Nga vi phạm nhân quyền cũng sẽ yêu cầu sự chấp thuận như thế - một cái gì đó không thể xảy ra trong môi trường hiện tại.

Trump cũng có thể phải đối mặt với sự chống cự chính sách Nga của ông bên trong chính quyền riêng của mình, cũng như việc thành lập hội đồng an ninh quốc gia rộng lớn hơn. Trong lần xuất hiện đầu tiên tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đại sứ của Trump, Nikki Haley lên án "hành động gây hấn" của Nga ở Ukraine và nói rằng lệnh trừng phạt chống lại nước Nga sáp nhập Crimea sẽ vẫn tồn tại. Trong phiên điều trần, Ngoại trưởng Rex Tillerson gọi Nga là "nguy hiểm" đối với Hoa Kỳ, Giám đốc CIA Mike Pompeo chỉ trích Nga "đe dọa châu Âu" và "không làm gì" để chống lại nhà nước Hồi giáo, và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết ông quan tâm "các mối đe dọa chính bắt đầu với Nga". Trong khi về mặt lý thuyết Trump có thể phá vỡ bất kỳ sự kháng cự nào bằng cách đơn giản ra quân lệnh hợp tác với Nga ở Syria, Lầu năm Góc cũng đã cản trở một cách tiếp cận tương tự bởi cựu Ngoại trưởng John Kerry.

Trump cũng có thể thành công trong việc thay đổi tiến trình chung mối quan hệ Mỹ-Nga. Nhưng một sự thay đổi hình thức có thể không dẫn đến một sự thay đổi trong chính sách.

Josh Cohen là cựu sĩ quan kế hoạch của USAID tham gia vào việc quản lý các dự án cải cách kinh tế tại các nước thuộc Liên Xô củ.



--------------------------|||--------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.