Trật tự thế giới 2.0

Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt, và Joseph Stalin ngồi chụp ảnh trong Hội nghị Yalta vào tháng Hai năm 1945 ( Viện Bảo Tàng Chiến tranh Courtesy Imperial).
Tác giả: Richard N. Haass , Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại.
24 tháng 1 năm 2017 . Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR)

Trần H Sa lược dịch

Gần bốn thế kỷ, kể từ khi Hòa ước Westphalia năm 1648 kết thúc cuộc Chiến tranh Ba mươi năm ở châu Âu, khái niệm về chủ quyền - quyền của quốc gia đối với sự tồn tại độc lập và tự chủ - đã hình thành cốt lõi trật tự quốc tế. Và với lý do chắc chắn : như chúng ta đã thấy trong hàng thế kỷ, bao gồm hiện trạng ngày nay, một thế giới mà trong đó các đường biên giới bị xâm phạm bằng vũ lực là một thế giới của sự bất ổn và xung đột.

Nhưng, trong một thế giới toàn cầu hóa, một hệ thống điều hành toàn cầu đặt tiền đề hoàn toàn ở trên sự tôn trọng chủ quyền - gọi là trật tự thế giới 1.0 - đã ngày càng trở nên không phù hợp. Những nhỏ nhen mang tính cục bộ không còn phù hợp nữa. Hầu như bất cứ ai và bất cứ thứ gì, từ khách du lịch, những kẻ khủng bố, và những người tị nạn cho đến e-mail, bệnh tật, đô la, và khí nhà kính (CO2), đều có thể tìm thấy ở gần như bất cứ nơi nào. Kết quả là những gì diễn ra bên trong một quốc gia có thể không còn là mối quan tâm riêng lẻ của quốc gia đó. Thực tế ngày nay kêu gọi một hệ thống vận hành cập nhật hơn - trật tự thế giới 2.0 - dựa trên "nghĩa vụ chủ quyền", loại quan điểm cho rằng các quốc gia có chủ quyền không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ đối với nước khác.

Một trật tự quốc tế mới cũng sẽ đòi hỏi một thiết lập mở rộng các quy chế và các thỏa thuận, bắt đầu với một cơ sở đồng thuận dành cho một quốc gia. Các chính phủ hiện tại sẽ đồng ý xem xét các nổ lực dành cho một quốc gia chỉ trong trường hợp mà ở đó có một sự chứng minh mang tính lịch sử, một lý do thuyết phục, sự hỗ trợ của quần chúng, và nơi mà các thực thể mới được đề xuất là khả thi.

Trật tự thế giới 2.0 cũng phải bao gồm những lệnh cấm đối với việc thực hiện hoặc bằng bất kỳ cách nào đó hỗ trợ cho khủng bố. Mang tính tranh luận hơn, nó phải bao gồm các tiêu chuẩn khuyến khích bài trừ sự lây lan hoặc xử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thật hiển nhiên, trong khi thế giới có xu hướng đồng ý kìm hảm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bằng cách hạn chế các quốc gia tiếp cận với công nghệ và các tài liệu có liên quan, sự đồng thuận đã phá vỡ được một lần cố phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều này sẽ trở thành chủ đề thảo luận tại các cuộc họp song phương và đa phương, không phải vì nó sẽ dẫn đến một thỏa thuận chính thức, nhưng bởi vì nó sẽ tập trung sự chú ý vào việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt, hoặc thực hiện các hành động quân sự, mà sau đó có thể làm giảm đà phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Một yếu tố thiết yếu khác của trật tự quốc tế mới là hợp tác về biến đổi khí hậu, trong đó có thể là biểu hiện tinh túy của toàn cầu hóa, bởi vì mọi quốc gia đều bị tiếp xúc với ảnh hưởng của nó, bất kể họ có đóng góp gì cho nó hay không. Thỏa thuận khí hậu Paris 2015 - trong đó các chính phủ đã đồng ý hạn chế lượng khí thải của họ và cung cấp nguồn lực để giúp các nước nghèo thích nghi - là một bước đi đúng hướng. Tiến bộ trên mặt trận này phải được tiếp tục.

Không gian mạng là lĩnh vực mới nhất của hoạt động quốc tế được đặc trưng bởi cả hợp tác lẫn xung đột. Mục tiêu trong lĩnh vực này là nên tạo ra các thỏa thuận quốc tế nhằm khuyến khích việc xử dụng không gian mạng lành tính và ngăn chặn những xử dụng ác ý. Các chính phủ phải hành động một cách phù hợp trong cách quản trị sự kiện này như là một phần của những nghĩa vụ chủ quyền của họ - hoặc ra lệnh trừng phạt hoặc trả đủa.

Y tế toàn cầu trình bày những thách thức khác nhau. Trong một thế giới toàn cầu hóa, một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm ở một nước có thể nhanh chóng phát triển thành một mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe ở những nơi khác, như đã xảy ra trong những năm gần đây với SARS, Ebola, và Zika. May mắn thay, các khái niệm về nghĩa vụ chủ quyền đã được nâng cao trong lĩnh vực này: các quốc gia có trách nhiệm cố gắng phát hiện dịch bệnh truyền nhiễm, phản ứng một cách thích hợp, và thông báo cho những nước khác trên thế giới.

Khi nói đến những người tị nạn, không có gì có thể thay thế các hành động mang tính địa phương có hiệu quả, nhằm ngăn chặn những tình huống tạo ra những dòng người tị nạn to lớn ở nơi đầu tiên. Về nguyên tắc, đây là một đối trọng đối với sự can thiệp nhân đạo trong các tình huống có chọn lọc. Nhưng việc chuyển dịch nguyên tắc này vào thực tế sẽ vẫn còn khó khăn, tạo nên các chương trình nghị sự chính trị khác nhau và những can thiệp hiệu quả có chi phí cao. Mặc dù không có một sự đồng thuận, tuy nhiên, cần có một tình huống mạnh mẽ để gia tăng kinh phí cho những người tị nạn, bảo đảm đối xử nhân đạo với họ, và thiết lập hạn ngạch công bằng cho việc tái định cư của họ.

Các hiệp định thương mại, theo định nghĩa, là các hiệp ước của những nghĩa vụ chủ quyền đối ứng, liên quan đến thuế quan và các hàng rào phi thuế quan. Khi một bên cho rằng nghĩa vụ không được đáp ứng, nó nhờ đến trọng tài thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng điều này thì không rõ ràng khi nói đến các khoản trợ cấp của chính phủ hoặc việc thao túng tiền tệ. Do đó, thách thức là xác định nghĩa vụ chủ quyền thích hợp trong các lĩnh vực này bên trong các hiệp ước thương mại ở tương lai, và tạo ra các cơ chế buộc các chính phủ phải có trách nhiệm.

Thiết lập khái niệm về nghĩa vụ chủ quyền như là một trụ cột của trật tự quốc tế sẽ mất hàng thập kỷ tham vấn và đàm phán - và thậm chí sau đó, sự chấp thuận và tác động của nó sẽ là không đồng đều. Tiến trình chỉ xảy ra một cách tự nguyện, từ chính các quốc gia, chứ không phải từ bất cứ sắc lệnh nào từ trên xuống. Trên thực tế, nó sẽ khó khăn để đúc kết thỏa thuận về những gì mà những nghĩa vụ chủ quyền quốc gia cụ thể cần có và họ nên thi hành như thế nào.

Làm phức tạp thêm vấn đề hơn nữa, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tán thành học thuyết "nước Mỹ trước tiên", mà phần lớn là không phù hợp với những gì đang được đề xuất ở đây. Nếu đây vẫn là cách tiếp cận của Mỹ, tiến trình xây dựng loại trật tự mà thế giới liên kết ngày nay yêu cầu, sẽ chỉ xảy ra khi các cường quốc khác xô lấn Mỹ - hoặc nó sẽ phải chờ đợi đến người kế nhiệm Trump. Tuy nhiên, một phương pháp như vậy, sẽ là loại hạng hai, và nó sẽ để mặc cho Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới tồi tệ hơn.

Bây giờ là thời gian để bắt đầu các cuộc đàm thoại cần thiết. Toàn cầu hóa nên tiếp tục. Hướng tới một trật tự quốc tế mới mà qua đó kết hợp nghĩa vụ chủ quyền là cách đối phó tốt nhất. Trật tự thế giới 2.0, khẳng định nghĩa vụ chủ quyền quốc gia, chắc chắn là một dự án đầy tham vọng - nhưng là một thoát thai từ chủ nghĩa hiện thực, chứ không phải từ chủ nghĩa lý tưởng.

Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, trước đây từng là Giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ (2001-2003), và là đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush ở Bắc Ireland, cũng là Điều phối viên về tương lai của Afghanistan . Ông là tác giả cuốn "Một thế giới trong tình trạng hỗn loạn: Chính sách đối ngoại của Mỹ và cuộc khủng hoảng của Trật tự củ" .


------------------------------|||-------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.