3 bản đồ giải thích mục tiêu thật sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Bản đồ Biển Đông. Mauldin Economics 
George Friedman , Mauldin Economics. 02/04/2017. Theo Business Insider

Trần H Sa lược dịch

Đã có rất nhiều phương tiện truyền thông cường điệu hóa việc tăng cường quân sự liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng như thường lệ, sự thật nằm bên ngoài các tiêu đề của báo chí.

Hành động của Trung Quốc cho đến nay phần lớn thu hẹp trong hai quần đảo: quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Bản đồ  Biển Đông 1. Mauldin Economics 

Đúng là Trung Quốc đã thực sự xây dựng với quy mô lớn trên các quần đảo này - xây dựng bến cảng, đường băng, sân đỗ trực thăng, các cơ sở radar, và lắp đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tuy nhiên, các cơ sở này có tính chất phòng thủ. Chúng mang ý nghĩa mở rộng tầm với của Trung Quốc đi xa hơn vùng duyên hải của nó.

Các cơ sở yêu sách chủ quyền Trung Quốc

Yêu sách rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên Đường chữ U của Trung Quốc.

Bắc Kinh sử dụng Đường chữ U để tuyên bố chủ quyền trên khoảng 90% vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Khu vực này kéo dài thêm 1.243 dặm tính từ Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc lập luận rằng Đường chữ U miêu tả các thỏa thuận hàng hải mang dấu ấn lịch sử, nhưng ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các bên liên quan đều đã bị lôi cuốn vào tranh chấp này.

Sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa

Trung Quốc đã bồi đắp một diện tích rộng rãi ở quần đảo Trường Sa. Một báo cáo hồi năm 2016 từ Lầu Năm Góc cho thấy Trung Quốc đã xây dựng được 3.200 mẫu rạn đá nhân tạo trong chuỗi đảo vào cuối năm 2015.

Mặc dù quần đảo Trường Sa có nhiều rạn san hô, lợi ích của Trung Quốc đang tập trung vào bảy nơi.

Bản đồ Biển Đông 2 Mauldin Economics

Ba rạn đá lớn -Mischief, Subi, và Fiery Cross - hệ thống vũ khí của chúng đều có súng lớn chống máy bay và dày đặc tương tự nhau.

Mỗi tính năng sân đỗ trực thăng, đường băng dài, và nhà vòm chứa máy bay có khả năng phục vụ cho 24 máy bay chiến đấu và một số máy bay lớn hơn (bao gồm cả những loại lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc).

Đá Chử Thập (Fiery Cross) có một bến cảng mà các tàu hải quân lớn nhất của Trung Quốc có thể đưa tàu vào bến. Việc xây dựng những bến cảng tương tự đang diễn ra tại Đá Vành Khăn và Subi.

Bốn rạn đá nhỏ hơn -Gaven, Hughes, Johnson, và Cuarteron - mỗi rạn có các cấu trúc được cho là tháp radar và sân đỗ trực thăng.

Xây dựng Phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa cung cấp cho Trung Quốc một tiền đồn phòng thủ khác. Tám trong số các hòn đảo hiện đang có một số hình thức hiện diện của Trung Quốc, với sáu đảo có những khả năng radar tối thiểu.

Bản đồ Biển Đông 3 Mauldin Economics
Đảo Phú Lâm (Woody) ở phía đông bắc của chuỗi đảo có lẽ có sự hiện diện quân đội Trung Quốc lớn nhất ở Biển Đông.

Ngoài 1.400 nhân viên quân sự, nó cũng có một đường băng có thể hỗ trợ máy bay chiến đấu, hơn 20 nhà chứa máy bay, sân đỗ trực thăng, các cơ sở radar và tên lửa đất đối không (SAM) với tầm bắn 124 dặm.

Đảo Woody đã được chỉ định là thủ đô hành chính chính thức của khu vực có các chuỗi đảo mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình (Hoàng Sa, Trường Sa, và khu vực bao quanh bãi cạn Scarborough).

Vào cuối năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng thực hiện sự hiện diện của nó trên đảo Woody nhiều hơn nữa với các chuyến bay dân sự hàng ngày hội đủ các yếu tố bay đến hòn đảo này.

Việc đưa người dân đến đảo là nhằm tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc . Nó cũng làm tăng nguy cơ gây tổn thương dân sự trong trường hợp có một cuộc tấn công và do đó có tác dụng răn đe.

Bãi cạn Scarborough : Nguồn gốc căng thẳng Philippines-Trung Quốc

Trong khi hiện không có căn cứ quân sự nào, bãi cạn Scarborough từng là một điểm căng thẳng trong quan hệ Philippines-Trung Quốc.

Nhìn vào bản đồ thứ nhất ở trên, bạn có thể thấy lý do tại sao: bãi cạn Scarborough nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây của Philippines, cách Manila chỉ 220 dặm.

Bãi cạn Scarborough ở trong các tiêu đề hồi đầu tháng này khi Trung Quốc công bố kế hoạch cài đặt “trạm giám sát môi trường” ở đó. Điều này đặt ra một chuỗi các phản ứng ở Philippines khi người dân coi nó như là việc Trung Quốc gây hấn.

Kết luận

Những cãi vả ngoại giao giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác ở Biển Đông hiện nay chỉ là những cãi vả vụn vặt. Trung Quốc đang xây dựng các trại quân sự trên các rạn đá tranh cãi, nhưng chúng chủ yếu là phòng thủ.

Giống như tất cả động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, nó chỉ là một sự tháu cáy có ý nghĩa làm cho Trung Quốc trông lớn hơn và đáng sợ hơn so với nó thực sự có.


-------------------------|||---------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.