Một Menu Lựa chọn chiến lược không hoàn hảo dành cho Hàn Quốc

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se (phải) nói chuyện với Wu Dawei (trái), Đại diện đặc biệt của Trung Quốc về các vấn đề thuộc bán đảo Triều Tiên , trong cuộc họp của họ tại Seoul, Hàn Quốc ngày 10 tháng 4, 2017. (Reuters / Jung Yeon-Je / Pool)

Scott A. Snyder. Ngày 10 tháng 4 năm 2017. Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR)

Trần H Sa lược dịch

Đồng tác giả bài viết này là Sungtae (Jacky) Park, phó giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại. Bài viết này ban đầu xuất hiện trên diễn đàn khu vực Đông Á , là một phóng tác tóm tắt từ tài liệu thảo luận của các tác giả thuộc CFR, Xoay trục của Hàn Quốc: Lựa chọn chiến lược của Seoul và sự gia tăng cạnh tranh ở Đông Bắc Á , làm nổi bật một số trong những chủ đề chính trong cuốn sách sắp tới của Snyder, Hàn Quốc Tại ngã tư đường: Quyền tự chủ và Liên minh trong kỷ nguyên các cường quốc đối địch.

Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với một cuộc chạy đua của Bắc Triều Tiên hướng tới trở thành một quốc gia vũ khí hạt nhân quan trọng và có nguy cơ bị mắc kẹt trong các cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Thêm vào sự phức tạp này, Hàn Quốc là một nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào thương mại , có nghĩa là triển vọng kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào lực lượng thị trường quốc tế, qua đó hạn chế khả năng của Hàn Quốc nhằm đối phó hiệu quả đối với suy thoái kinh tế . Sự nổi lên của Donald Trump tại Hoa Kỳ và sự sụp đổ của Park Geun-hye ở Hàn Quốc làm cho tình trạng không rỏ ràng tồi tệ thêm.

Hàn Quốc đến nay bị vây quanh như thế này - vẫn tồn tại mối quan hệ tốt đối với Trung Quốc trong khi duy trì một liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ. Thực hiện chiến lược này có nghĩa rằng Hàn Quốc đã tìm cách né tránh tham gia các sáng kiến chắc chắn ​​do Mỹ dẫn đầu mà điều đó sẽ gây ra đối kháng với Bắc Kinh một cách nghiêm trọng, chẵng hạn như một kiến ​​trúc phòng thủ tên lửa khu vực (mặc dù điều này có thể thay đổi trong tương lai). Về các vấn đề như vậy, Hàn Quốc thường tìm cách né tránh chọn lựa.

Nhưng việc tìm cách thoái thác có thể trở nên không bền vững. Khi cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng, Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc chọn phe từ cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Một lựa chọn tiềm năng cho Hàn Quốc là từng bước thích ứng với một Trung Quốc đang nổi lên trong khi nới lỏng các mối quan hệ của nó với Hoa Kỳ. Nhưng chính sách này dựa trên giả định rằng Trung Quốc sẽ là bá chủ tiếp theo ở châu Á.

Trước việc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại , các vấn đề nội bộ và thực tế mà nó vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh với các cường quốc khác trong khu vực, kết quả Trung Quốc sẽ là bá chủ tiếp theo ở châu Á không được chắc chắn . Trung Quốc cũng không chia xẻ các giá trị dân chủ tự do chung với Hàn Quốc, và Bắc Kinh là rất khó mà giúp Seoul trong trường hợp nó bị Bắc Triều Tiên tấn công, hoặc tôn trọng các lợi ích của Hàn Quốc. Đứng về phía Trung Quốc, nước này cũng sẽ không giúp sức cho Hàn Quốc chống lại những thiệt hại trong trường hợp cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc gia tăng hoặc thậm chí là xung đột quân sự.

Một lựa chọn khác dành cho Hàn Quốc để cân bằng chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc là , tham gia cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng điều này có thể dẫn đến việc Seoul đánh mất sự ủng hộ hoàn toàn của Bắc Kinh trong việc đối phó với Bình Nhưỡng. Hơn nữa, nếu Hàn Quốc trở thành quốc gia đi tiên phong trong một liên minh chống lại Trung Quốc, nó sẽ chịu đựng gánh nặng từ những hậu quả phát sinh do một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc, giống như trong Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài ra, cũng không ai biết liệu sự cân bằng như vậy đối với Trung Quốc sẽ thành công hay không, trong khi cái giá của sự thất bại sẽ là tai hại.

Để thay thế, Seoul có thể tìm cách duy trì trung lập. Nhưng khi các cường quốc cạnh tranh, họ có động cơ lôi kéo một quốc gia trung lập vào trong liên minh của mình để đạt được lợi thế. Nếu không có một đồng minh có sức mạnh to lớn, việc ngăn chặn CHDCND Triều Tiên cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Hàn Quốc có thể có được vũ khí hạt nhân để duy trì sự độc lập của nó, nhưng vũ khí hạt nhân không thể ngăn chặn hoặc bảo vệ chống lại tất cả các loại đe dọa. Seoul sẽ không muốn mạo hiểm phạm sai lầm tự sát bằng cách trao đổi hạt nhân lẫn nhau để ngăn chặn và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công hạn chế. Làm như vậy, Hàn Quốc đòi hỏi những khả năng quy ước tương xứng với những kẻ thù của mình. Hàn Quốc có khả năng xử lý các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên nhưng không có khả năng đối chọi với Trung Quốc.

Hàn Quốc có thể thúc đẩy tạo ra một cơ chế an ninh được thể chế hóa trong khu vực Đông Á bằng cách thúc đẩy các sáng kiến ​​hòa bình khu vực và củng cố các hoạt động hợp tác hiện có. Mỗi lãnh đạo Hàn Quốc kể từ Tổng thống Roh Tae-woo đã thúc đẩy một số loại hình cơ chế trong việc theo đuổi chủ nghĩa khu vực hiệu quả hơn. Nhưng những kế hoạch giúp điều này có hiệu lực đã gặp thất bại trong việc giành lấy sự hỗ trợ đầy đủ từ các cường quốc chính trong khu vực, do lo ngại rằng các cơ chế đa phương có thể hạn chế sự tự do của họ khi theo đuổi các hành động đơn phương. Chừng nào các cường quốc có các lợi ích khác nhau và Seoul thiếu ảnh hưởng chính trị, kinh tế hay quân sự, việc gây dựng một cộng đồng an ninh khu vực sẽ rất khó khăn.

Hàn Quốc thậm chí có thể tìm kiếm để thực hiện vai trò tạo dựng các mối quan hệ thân thiết hoặc vai trò hòa giải để giảm căng thẳng giữa các cường quốc. Nhưng chiến lược này có vấn đề. Nếu bất kỳ sự khác biệt nào trên các vấn đề chẵng hạn như sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và việc thúc đẩy dân chủ, là không thể hòa giải thì dù có kết nối ngoại giao cũng sẽ không giúp ích được gì trừ phi một bên có những nhượng bộ quan trọng. Hơn nữa, quan hệ liên Triều đã xấu đi đến mức tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc chỉ vừa mới bắt đầu được cải thiện. Những khoảng cách này hạn chế khả năng của Hàn Quốc để trở thành một cường quốc giao tiếp tìm kiếm cơ hội kinh doanh .

Đây là một menu lựa chọn không hoàn hảo cho Hàn Quốc.

Với tầm quan trọng của những thách thức phải đối mặt, chắc chắn nhất Hàn Quốc sẽ muốn duy trì một liên minh chặt chẽ với Mỹ ngay cả khi tìm kiếm các mối quan hệ cải thiện với Bắc Kinh. Việc phòng hộ hiệu quả đòi hỏi Hàn Quốc thực hiện một đánh giá rõ ràng về các vấn đề quan trọng đối với việc duy trì liên minh với Mỹ, quốc gia có ảnh hưởng đến liên minh nhưng có thể không giử vai trò then chốt, và có thể tuân theo các phán quyết.

Hàn Quốc cũng phải theo đuổi cải cách kinh tế để duy trì tình trạng cường quốc bậc trung của nó , và cải thiện quan hệ với Nhật Bản.

Và nếu các quan hệ trong khu vực xấu đi hơn nữa, Hàn Quốc cũng có thể bị thúc đẩy để cân bằng chống lại Trung Quốc. Ví dụ, những va chạm ngày càng tăng trên Biển Đông có thể thúc đẩy Hoa Kỳ quyết định rằng Hàn Quốc phải làm nhiều hơn để duy trì tự do hàng hải, gia tăng gây sức ép lên Seoul để có một lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Hàn Quốc cuối cùng chia xẻ với Hoa Kỳ sự quan tâm đến việc duy trì trật tự thế giới tự do. Trước sự gần gủi sát cạnh Trung Quốc của bán đảo Triều Tiên , Hàn Quốc sẽ là nước đầu tiên bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc thay đổi trật tự khu vực có lợi cho họ. Trong trường hợp đó, Hàn Quốc sẽ tự nhiên tăng cường hợp tác an ninh ba bên với Mỹ, Nhật Bản và có một lập trường cứng rắn hơn đối với chủ nghĩa xét lại Trung Quốc. Cho đến lúc đó, Washington có thể có đủ khả năng để kiên nhẫn.

Hoa Kỳ cũng nên hỗ trợ những nỗ lực của Hàn Quốc tại ngoại giao kết nối và tạo ra các cơ chế an ninh khu vực. Washington vẫn chưa nhiệt tình ủng hộ các sáng kiến ​​hợp tác an ninh của Hàn Quốc , nhưng sự ổn định của vùng Đông Bắc Á có thể được hưởng lợi từ sự phối hợp tốt hơn của họ.

Mối đe dọa của Bắc Triều Tiên đang trở thành nguy hiểm hơn và là một thách thức chung đối với Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên. Cả hai quốc gia - mặc dù ngày càng gia tăng tình trạng không ổn định - phải đối phó với một môi trường khu vực phức tạp ngày càng tăng ở Đông Bắc Á.

Hoa Kỳ không có khả năng rút khỏi bán đảo Triều Tiên, và tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc sẽ kế thừa những trở ngại và những vấn đề tương tự mà chính quyền Park đã phải đối mặt trong nỗ lực giải quyết những gì mà bà ấy gọi là 'Nghịch lý châu Á'.

-------------------------|||----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.