Chiến lược Kinh tế của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái bình dương.

Ảnh CSIS
Matthew P. Goodman, Scott Miller, Amy Searight. 11/10/2017. Theo CSIS, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế

Trần H Sa lược dịch

Giới thiệu

Vào tháng 1 năm 2017, Ủy ban Chiến lược Kinh tế Châu Á của Tổ chức lưỡng đảng CSIS đã đưa ra một báo cáo đề xuất rằng chính quyền Hoa Kỳ, sắp đến sẽ áp dụng chiến lược kinh tế toàn diện hướng tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương năng động. Báo cáo này, Tái phục hồi Chiến lược kinh tế của Mỹ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vạch ra những xu hướng kinh tế quan trọng có ảnh hưởng đến khu vực, kiến tạo Hoa Kỳ trở thành nhà lãnh đạo trong các vấn đề khu vực, và đưa ra một chiến lược toàn diện để bảo toàn thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ .

Bài báo được các học giả CSIS chuẩn bị với sự đóng góp từ nhiều chuyên gia và xây dựng trên hoạt động của Ủy ban. Nó được chuẩn bị trước chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Donald Trump đến khu vực vào tháng 11 năm 2017 để tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo APEC và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Nó cung cấp những thông tin cập nhật về sự phát triển trong khu vực kể từ khi ông Trump nhậm chức và đưa ra các khuyến nghị nhắm mục tiêu vào việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong chuyến đi của Tổng thống và trong những tháng tới.

Trọng tâm của nỗ lực này là niềm tin rằng Hoa Kỳ có những lợi ích kinh tế và chiến lược quan trọng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đòi hỏi sự tham gia tích cực của chính phủ Hoa Kỳ. Các quốc gia vành đai Thái Bình Dương đại diện cho hơn một nửa nền kinh tế của thế giới, trị giá hàng tỷ đô la, và hàng năm Hoa Kỳ xuất khẩu hơn 750 tỷ đô la cho các nước Châu Á và Thái Bình Dương, đây là một động lực thúc đẩy tăng trưởng và việc làm tại Hoa Kỳ. Một Châu Á Thái Bình Dương ổn định, đặc trưng bởi thị trường tự do và mở cửa, hứa hẹn sẽ làm tăng thêm sự thịnh vượng và an ninh trong tương lai của Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng tin rằng sự lãnh đạo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là của chúng ta mà đã để bỏ lở hoặc, nói một cách khác, rằng các báo cáo về sự sụp đổ của Mỹ đã bị phóng đại rất nhiều. Hoa Kỳ vẫn là một đối tác thương mại và đầu tư quan trọng đối với các nước ở Châu Á, không chỉ cung cấp cho thị trường người tiêu dùng lớn nhất thế giới mà còn là các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, bí quyết then chốt và vốn. Hoa Kỳ từ lâu đã có một cam kết vững chắc đối với các đối tác đồng minh và duy trì trật tự an ninh hiện nay ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cung cấp sự kiên định cho hòa bình và ổn định của khu vực. Và, với tư cách là nền dân chủ lâu đời nhất thế giới và là một nhà lãnh đạo toàn cầu có kinh nghiệm, Hoa Kỳ có một khả năng vô song để huy động các quốc gia khác ủng hộ các mục tiêu chung.

Tuy nhiên, như Ủy ban đã ghi nhận trong báo cáo tháng Giêng, cảnh quan ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng - thường theo những cách không đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Một phần đây là kết quả của các bước đã được chính Hoa kỳ tiến hành, chẳng hạn như quyết định của Tổng thống Trump rút khỏi Quan hệ Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), cũng như các tín hiệu ô hợp đã gửi đến cho các đồng minh của chúng ta. Một phần, nó là kết quả của các xu hướng dài hạn, bao gồm sự nổi lên của Trung Quốc như là một siêu cường, những ảnh hưởng không thể đoán trước của tiến bộ công nghệ đối với các mô hình phát triển kinh tế và triển vọng nhân khẩu học đang thay đổi xuyên suốt cả khu vực, từ dân số trẻ trở nên quá già.

Bất chấp những thách thức này, chúng tôi tin tưởng rằng chiến lược kinh tế toàn diện và chu đáo của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương quan trọng có thể định hình những xu hướng này để mang lại những lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ và uốn nắn chúng theo hướng ngày càng ổn định và thịnh vượng cho tất cả. Chính trong tinh thần này mà chúng tôi trình bày bài viết và trình bày những khuyến nghị dưới đây cho Chiến lược kinh tế của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.

Một cảnh quan tiến triển

Châu Á Thái Bình Dương vẫn là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quy mô kinh tế của nó đã tăng hơn gấp ba, và thương mại giữa châu Á và Hoa Kỳ đã tăng hơn 200% .Bên cạnh đầu tư ngày càng tăng từ các nước Châu Á và Thái Bình Dương, hoạt động này hỗ trợ số lượng đáng kể việc làm trong mỗi nước - và, khi khu vực này tiếp tục phát triển, nó có tiềm năng hỗ trợ nhiều hơn nữa.

Trong khi cơ hội thương mại và đầu tư ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn rất lớn, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với một môi trường ngày càng nhiều thách thức ở khu vực trong những năm gần đây. Sự căng thẳng ngày càng tăng qua các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã khiến khu vực ở bên bờ vực.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng các hòn đảo nhân tạo không tuân theo luật quốc tế. Và mặc dù tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ, các xu hướng kinh tế trong khu vực không tiến triển theo cách phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm ở các nước đang phát triển của châu Á ở mức trên 6 phần trăm trong trung hạn, thì rủi ro đối với triển vọng tương lai đã và đang tăng lên, ít nhất là nguy cơ gia tăng bảo hộ và mất ổn định tài chính.

Chính sách thương mại và chính sách công nghiệp thương mại tiếp tục phát triển trong khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc đã tăng cường các chính sách từ chối các cơ hội thị trường cho các công ty của Mỹ, hỗ trợ cho giới bênh vực dân tộc và bóp méo thị trường toàn cầu. Bắc Kinh ngày càng chứng tỏ rằng nó được chuẩn bị để nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp của ngày mai và cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo công nghệ toàn cầu. Kế hoạch "Made in Trung Quốc năm 2025" của Bắc Kinh, được thông qua vào năm 2013, đã cho thấy tham vọng nhằm định hướng Trung Quốc tăng cường chuỗi giá trị toàn cầu bằng bất cứ phương tiện cần thiết nào, bao gồm trợ cấp, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, và lạm dụng chính sách cạnh tranh. Nó đã được bổ sung vào tháng Bảy năm nay bằng việc công bố "Kế hoạch Trí tuệ nhân tạo Thế hệ Mới", đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho sự phát triển trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đến năm 2030.

Trong khi đó, luật và chính sách mới ở Trung Quốc tiếp tục hạn chế hoạt động của các công ty Hoa Kỳ. Ví dụ, việc thực thi luật an ninh mạng xã hội mới, buộc Apple thông báo vào tháng 7 rằng họ sẽ mở trung tâm dữ liệu đầu tiên của họ ở Trung quốc. Điều này chỉ xảy ra vài ngày sau khi công ty lặng lẽ tháo bỏ mạng riêng ảo (VPN) ra khỏi cửa hàng ứng dụng của họ ở nước này dưới áp lực của chính phủ Trung Quốc. Các nước khác đã đi theo con đường của Trung Quốc trong việc theo đuổi những luật lệ và chính sách công nghiệp mới, có hại. Chống lại những phản đối từ chính phủ Hoa Kỳ và các công ty công nghệ, ví dụ như Inđônêxia, Hàn Quốc và Việt Nam đều đã ban hành các dự thảo luật trong những tháng gần đây, đặt ra các yêu cầu mới về nội địa hoá dữ liệu bên trong biên giới của họ. Các hoạt động này không chỉ gây tổn hại đến sức khoẻ của các ngành công nghiệp Mỹ đã định hình, mà còn đại diện cho một mối đe dọa cho cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Dựa vào bối cảnh này, các nước châu Á đã tiến xa hơn để định hình kiến ​​trúc thương mại của khu vực mà không có Hoa Kỳ. Quyết định của Tổng thống Trump rút khỏi TPP thúc đẩy cho sự dàn xếp khác lớn hơn ở khu vực, Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP), qua đó kết hợp Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nền kinh tế tiên tiến khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 10 nước thành viên của Hiệp hội của các nước Đông Nam Á (ASEAN). Nếu thỏa thuận này được ký kết, nó không chỉ có thể tạo ra các hiệu ứng thương mại mang tính định hướng mà có thể dẫn đến làm mất mát công ăn việc làm và làm mất tăng trưởng cho Hoa Kỳ, và cũng còn có thể bảo vệ các quy tắc kinh tế có tiêu chuẩn thấp, qua đó có thể làm nghiêng sân chơi cạnh tranh chống lại các công ty Hoa Kỳ.

Mặc dù Mỹ đã rút khỏi TPP, TPP vẫn tiếp tục mà không có Hoa Kỳ. Do Nhật Bản và Australia dẫn đầu, 11 bên ký kết còn lại đã gặp nhau nhiều lần và nhằm hoàn thành các cuộc đàm phán về sửa đổi hiệp định trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11.

Ngoài ra, nhiều quốc gia đã tăng cường nỗ lực để đạt được các thỏa thuận thương mại song phương. Kết quả lớn nhất của những điều này là một thỏa thuận hợp tác kinh tế gần hoàn thành giữa Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Trong số những điều khác, thỏa thuận này có thể bao gồm các quy tắc theo kiểu châu Âu về bảo mật dữ liệu, cũng như các chỉ dẫn địa lý về thực phẩm và các sản phẩm nước giải khát có cồn, gây thiệt hại cho các công ty và nông dân ở Hoa Kỳ. Cùng với nhau, các hiệp định này có tiềm năng làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ và chốt các quy tắc gây hại cho lợi ích của chúng ta.

Ngoài thương mại, các nước châu Á đang thúc đẩy các quan điểm cạnh tranh về đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên qua siêu lục địa Á - Âu, mà qua đó có thể có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích thương mại và địa chính trị của Hoa Kỳ. Điểm nổi bật nhất trong số này là Sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" của Trung Quốc (BRI), theo đó Bắc Kinh hứa hẹn hàng trăm tỷ đô la cho đầu tư đường bộ, đường sắt và cảng biển đối với các nước láng giềng và xa hơn nữa. Vào tháng 5, Bắc Kinh đã tổ chức một diễn đàn cao cấp thu hút các quan chức cấp cao từ hơn 130 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Tiếp đó là cuộc họp vào tháng 6 của cái gọi là nhóm "16 + 1", đưa Trung Quốc và các nước ở Trung và Đông Âu đến cùng nhau. Những nỗ lực này đã cho thấy những tham vọng lục địa của Bắc Kinh. Nhưng không phải một mình Trung Quốc; các nước khác, bao gồm Nhật Bản và Ấn Độ, đã tự bảo vệ tầm nhìn về cơ sở hạ tầng của họ. Thông qua những sáng kiến như Quan hệ Đối tác mở rộng về chất lượng cơ sở hạ tầng, Nhật Bản đã thúc đẩy các tiêu chuẩn cao về đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực, trong khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khởi xướng chính sách " Đông Hành" để tạo mối quan hệ cơ sở hạ tầng gần gũi với Đông Nam Á.

Tháng 5 vừa qua, Modi đã công bố một quan hệ đối tác với Nhật Bản gọi là Hành lang Tăng trưởng Á - Phi, một sáng kiến ​​nhằm hội nhập tốt hơn các nền kinh tế của Ấn Độ Dương. Những thay đổi này trong bối cảnh kinh tế và chính trị ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã gặp phải những tín hiệu ô hợp từ Washington về định hướng tham gia của Hoa Kỳ trong khu vực.

Sau khi rút khỏi TPP, chính quyền đã bắt đầu tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico, với một loạt các kết quả có thể có, từ việc tăng cường hợp đồng 23 năm bao gồm các nghĩa vụ lao động và môi trường đối với việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận. Mặc dù các quan chức cao cấp của chính quyền đã chỉ ra mối quan tâm của họ trong việc theo đuổi các hiệp định thương mại tự do song phương mới, ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhưng vẫn chưa có thông báo nào. Ngược lại, chính quyền đã đe dọa sẽ rút khỏi hiệp định hiện đang tồn tại lớn nhất khu vực, Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ-Hàn Quốc (KORUS). Nó cũng làm dấy lên bóng ma hành động thương mại đơn phương chống lại các nước châu Á theo luật thương mại của Hoa Kỳ, đặc biệt nhất là khởi động điều tra theo chương 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962 và chương 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để điều tra các mối liên quan đến an ninh quốc gia trong việc nhập khẩu nhôm và thép và các chính sách cưỡng bức chuyển giao công nghệ của Trung Quốc.

Tất cả những điều này đang tạo ra sự không chắc chắn to lớn trong khu vực về định hướng chính sách của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã bắt giữ sự không chắc chắn này bằng cách khẳng định vai trò của mình như là nhà vô địch trong trật tự khu vực hiện có.

Bài phát biểu của chủ tịch Xi Jinping tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng giêng nhằm bảo vệ sự toàn cầu hóa, dường như là dấu hiệu thay đổi nước cầm trịch so với các đối tượng phương Tây. Tất nhiên, điều này trái ngược với động thái vững chắc của Trung Quốc hướng tới một cách tiếp cận thống kê hơn, trọng thương hơn về chính sách kinh tế qua việc họ sử dụng các biện pháp cưỡng chế kinh tế đối với các nước khác và các tập đoàn đa quốc gia.

Tuy nhiên, nếu không có sự lãnh đạo nhất quán của Hoa Kỳ, những hấp dẫn của Trung Quốc, dựa trên các sáng kiến ​​như BRI và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB), chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý trong khu vực.

Điều này cho thấy một trật tự kinh tế khu vực có thể có trong tương lai mà các quy tắc và chuẩn mực do Bắc Kinh thiết kế sẽ chiếm ưu thế, nơi mà các quốc gia bỏ qua các tiêu chuẩn cao mà Hoa Kỳ đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ để duy trì, và là nơi mà thị trường tự do và đa nguyên chính trị trong khu vực đang bị xói mòn. Điều này không chỉ có thể làm giảm tăng trưởng và cơ hội thương mại cho Hoa Kỳ và bóp méo thị trường toàn cầu, nó cũng có thể gây khó khăn hơn trong việc giải quyết hàng loạt các thách thức trong khu vực, mà cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Hoa Kỳ, từ việc chống lại sự lây lan các đại dịch mới, đến việc hấp dẫn đám đông thanh niên thành thị đang phát triển ở Châu Á - nhiều người có nguy cơ với Hồi giáo cực đoan - vào lực lượng lao động. Tất cả điều này nhấn mạnh sự cần thiết tham gia mạnh mẽ của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trật tự kinh tế mà chúng ta đã bảo vệ kể từ khi Thế Chiến II kết thúc đã đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và xây dựng các quy tắc mang lại lợi ích cho chúng ta. Với chính sách đúng đắn và cam kết lâu dài từ Washington, tiềm năng của khu vực như là một thị trường cho các doanh nghiệp và công nhân Mỹ là rất lớn. Các đồng minh chủ chốt và các đối tác quan trọng trong khu vực, như Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc có thể tăng cường nỗ lực của Hoa Kỳ, và củng cố một trật tự khu vực hỗ trợ các tiêu chuẩn cao và có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn. Tuy nhiên, cảnh quan ở châu Á đang thay đổi nhanh chóng và sẽ không chờ đợi Hoa Kỳ. Cần có một chiến lược toàn diện nhằm tái thiết lập sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong khu vực, thống nhất các đối tác có cùng chí hướng trong việc theo đuổi các mục tiêu chung và thúc đẩy nhiều lợi ích của chúng ta ở đó.

Các yếu tố của một Chiến lược

Trong báo cáo hồi tháng Giêng, Ủy ban Chiến lược Kinh tế Châu Á ghi nhận rằng bất kỳ chiến lược kinh tế nào đối với Châu Á Thái Bình Dương phải dựa vào lợi ích chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ trong khu vực : thúc đẩy hòa bình và ngăn chặn sự xuất hiện bá quyền khu vực, bảo vệ trật tự kinh tế dựa trên thị trường tự do và pháp quyền, và hỗ trợ việc phổ biến các giá trị dân chủ tự do.

Ủy ban cũng công nhận sự cần thiết phải có nền tảng vững mạnh trong nước cho một chiến lược kinh tế của Hoa Kỳ có hiệu quả ở nước ngoài . Sự tham gia kinh tế của chúng ta trong khu vực có thể hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ và toàn diện ở nước nhà, nhưng chỉ khi hợp tác với cơ sở hạ tầng thích đáng, thuế, văn bản dưới luật, giáo dục và các chính sách trong nước khác. Nhận thức được mối liên kết giữa các chính sách quốc tế và quốc nội có thể bắt đầu giải quyết được nhiều mối quan tâm của người Mỹ về vai trò của Hoa Kỳ trong nền kinh tế toàn cầu và sự mâu thuẫn đối với sự tham gia của Hoa Kỳ trong khu vực.

Ủy ban đã đưa ra một số mục tiêu chiến lược cho sự tham gia kinh tế trong khu vực : thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện; bảo đảm thị trường mở cho các nhà xuất khẩu và các nhà đầu tư của Hoa Kỳ; hỗ trợ hội nhập khu vực thông qua tăng cường thương mại, kết nối cơ sở hạ tầng, và các mối quan hệ tài chính; và hoạt động hướng tới một bộ quy tắc tiêu chuẩn cao cho nền kinh tế khu vực qua đó hỗ trợ lợi ích của Hoa Kỳ.

Bất kỳ một chiến lược thành công nào trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ phải chia sẻ một số đặc điểm : nó phải toàn diện, có trọng tâm lâu dài, được trình bày rõ ràng và công bố một cách nhất quán.

Để có được toàn diện, chiến lược phải đáp ứng đầy đủ các lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thu hút tất cả các công cụ chính sách theo ý chúng ta sử dụng, kết hợp các phương tiện để hoàn thành. Nó sẽ lồng ghép chiến lược kinh tế của chúng ta với chiến lược chính trị và an ninh rộng lớn hơn của chúng ta về các vấn đề như cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên và Biển Đông. Nó sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách ở mọi cấp độ và các chi nhánh của chính phủ phải phối hợp làm việc, với các cơ chế hợp tác hiệu quả tại Nhà Trắng. Điều này cũng có nghĩa là làm việc chặt chẽ với các công ty và xã hội dân sự ở Hoa Kỳ, cũng như các đồng minh và đối tác trong khu vực và bên ngoài khu vực, đặc biệt là những nước chia sẻ các giá trị và ưu tiên quan trọng của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc.

Chiến lược phải kiên quyết tập trung vào giải quyết các mối quan tâm của chúng ta vượt quá nhiệm kỳ của một chính phủ. Các nhà lãnh đạo ở Châu Á nổi tiếng về hoạch định chính sách định hướng cho tương lai và về việc đầu tư vào những yếu tố quyết định thành công của họ, từ giáo dục đến cơ sở hạ tầng. Chúng ta phải phù hợp với suy nghĩ của họ. Chính sách của chúng ta phải giúp đặt nền móng cho cả kinh tế Hoa Kỳ cạnh tranh lẫn trật tự khu vực qua đó hoạt động cho lợi thế chiến lược của chúng ta.

Cuối cùng, chiến lược của chúng ta ở châu Á phải nhất quán trong thực tiễn và trình bày. Là một cường quốc toàn cầu, chúng ta thường bị phân tâm bởi các cuộc khủng hoảng ở các khu vực khác và chỉ dính líu đến những công việc ở Châu Á - Thái bình dương một cách rời rạc, không thường xuyên. Thông điệp của chúng ta thường rất khắc nghiệt hoặc không hiệu quả. Đối tác và đối thủ của chúng ta trong khu vực đang lắng nghe một cách chăm chú các dấu hiệu thiếu sức mạnh hoặc những cam kết chia sẻ lợi ích.



(Còn tiếp)


--------------------------|||-------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.