Chiến lược toàn cầu 2021: Chiến lược của đồng minh dành cho Trung Quốc. PHẦN II.

Các sĩ quan cảnh sát bán quân sự diễu hành theo đội hình gần tấm áp phích của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cổng vào Tử Cấm Thành vào ngày khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) ), tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22 tháng 5 năm 2020, sau sự bùng phát của dịch bệnh coronavirus (COVID-19 / Reuters / Thomas Peter.

CHƯƠNG 1.

BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC.

Các vấn đề mà chiến lược tìm cách giải quyết là gì? Những thách thức và cơ hội mà chiến lược phải đấu tranh để chiến thắng là gì? Phần này mô tả bối cảnh chiến lược cho một chiến lược toàn cầu mới đối với Trung Quốc.

HỆ THỐNG QUỐC TẾ DỰA TRÊN QUY TẮC

Hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ sau Thế chiến thứ hai, được dẫn dắt bởi các đồng minh và đối tác có cùng chí hướng, đã tạo ra hòa bình, thịnh vượng và tự do ở mức độ chưa từng có, nhưng nó đang ngày càng đi xuống. Một thách thức quan trọng nhất đối với hệ thống là sự trở lại của cạnh tranh giữa các cường quốc với các quốc gia độc tài theo chủ nghĩa xét lại, - đặc biệt là Trung Quốc.

Hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ được xây dựng chủ yếu bởi các đồng minh dân chủ hàng đầu vào cuối Thế chiến thứ hai, và được nhiều nước khác đào sâu và mở rộng theo thời gian.(1) Hệ thống này được dựa trên một tập hợp các chuẩn mực và nguyên tắc liên quan đến an ninh toàn cầu, nền kinh tế và quản trị. Nó bao gồm: một bộ quy tắc khuyến khích hành vi hòa bình, có thể đoán trước và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với các giá trị và nguyên tắc tự do; các tổ chức thể chế chính thức, chẳng hạn như Liên hiệp quốc (LHQ) và NATO, nhằm hợp pháp hóa và duy trì các quy tắc này, đồng thời cung cấp một diễn đàn để thảo luận và giải quyết các tranh chấp; và vai trò của các quốc gia dân chủ mạnh mẽ để giúp duy trì và bảo vệ hệ thống. Trong lĩnh vực an ninh, hệ thống được đặc trưng bởi các liên minh chính thức ở châu Âu và châu Á, bên cạnh các quy tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời đặt ra các giới hạn đối với việc sử dụng lực lượng quân sự và việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trong lĩnh vực kinh tế, hệ thống dựa trên quy tắc đã góp phần thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu được kết nối với nhau dựa trên thị trường tự do và thương mại và tài chính mở. Cuối cùng, trong lĩnh vực quản trị, hệ thống dựa trên luật lệ đã nâng cao các giá trị dân chủ và nhân quyền. Hệ thống này chưa bao giờ được chốt một cách cố định, nhưng đã phát triển theo thời gian, với các giai đoạn thích nghi và mở rộng quan trọng tại các điểm uốn chính yếu sau Thế chiến II và vào lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Hệ thống này đã thành công ngoài sức tưởng tượng của những người tạo ra nó và thúc đẩy hàng thập kỷ phát triển mạnh mẽ chưa từng có của nhân loại.(2) Nó đã góp phần vào việc không có chiến tranh giữa các cường quốc trong hơn bảy thập kỷ và làm giảm đáng kể sự thương vong trong thời chiến. Trong lĩnh vực kinh tế, mức sống trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba lần tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người, và tỷ lệ người sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực đã giảm từ 66% xuống dưới 10% kể từ giữa những năm 1940. Cuối cùng, con số các quốc gia dân chủ trên toàn thế giới đã tăng từ 17 nước năm 1945 lên khoảng 90 quốc gia vào ngày nay.

Điều quan trọng là, hệ thống này đã mang lại lợi ích cho người dân thường ở các quốc gia dân chủ hàng đầu giữ gìn hệ thống.(3) Các thỏa thuận an ninh toàn cầu đã bảo vệ xứ sở của họ, giữ cho công dân của họ thoát khỏi chiến tranh giữa các cường quốc và cung cấp sự ổn định địa chính trị, qua đó cho phép nền kinh tế quốc gia của họ thịnh vượng. Hệ thống kinh tế quốc tế được xây dựng một cách khéo léo tại Bretton Woods vào năm 1944 đã mở cửa thị trường và tăng cường thương mại, do đó mang lại cho người tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với giá thấp hơn, đồng thời tạo ra việc làm cho hàng triệu người. Kể từ hội nghị đó, GDP toàn cầu đã tăng lên gấp bội, và điều này cũng đúng với thu nhập của người dân thường ở phương Tây, được điều chỉnh theo lạm phát. Cuối cùng, việc mở rộng tự do trên toàn cầu là một trong những thành tựu to lớn của những thập kỷ gần đây. Nó đã bảo vệ các chính phủ cởi mở trong các nền dân chủ hàng đầu và đã cung cấp cho người dân của họ khả năng làm việc, du lịch, học tập và khám phá thế giới dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống này đã phải chịu đựng những áp lực mới. Các cường quốc chuyên quyền theo chủ nghĩa xét lại tìm cách phá vỡ hoặc thay thế hệ thống, trong khi các cường quốc khu vực theo đuổi các chương trình hạt nhân, tên lửa cũng như khủng bố. Các phong trào dân túy thách thức hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngày càng có nhiều câu hỏi về sự sẵn lòng và khả năng của Hoa Kỳ trong việc tiếp tục dẫn dắt hệ thống. Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh những xu hướng tiêu cực này và tạo thêm những cú sốc cho hệ thống. Nhưng mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống này có lẻ đến từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

THỬ THÁCH TRUNG QUỐC.

Trung Quốc đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho các đồng minh và đối tác chung chí hướng, cũng như đối với hệ thống dựa trên luật lệ. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trải qua một quá trình mở rộng kinh tế đáng kể. Đặng Tiểu Bình đã thực hiện các cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970, qua đó cho phép Trung Quốc tiếp nhận các yếu tố của nền kinh tế tư bản trong khi duy trì sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ đối với chính trị. Ông đã mở cửa cho Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài và nới lỏng các hạn chế đối với thị trường nội địa. Đồng thời, ĐCSTQ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp nhà nước (SOEs). ĐCSTQ hứa sẽ tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống, đổi lại là sự vâng lời về mặt chính trị. Mô hình độc tài này của chủ nghĩa tư bản do nhà nước lãnh đạo được người trong đảng gọi là "chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc".

Các học giả dự đoán rằng sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến một động thái hướng tới tự do hóa chính trị lớn hơn và chính sách đối ngoại của Trung Quốc hợp tác nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo phương Tây hy vọng rằng các quá trình này sẽ giúp biến Trung Quốc thành một “bên liên quan có trách nhiệm” trong hệ thống dựa trên quy tắc.(4)

Thay vào đó, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đưa đất nước họ vào một lộ trình đối đầu hơn. Sau quá trình chuyển giao quyền lực căng thẳng vào năm 2012, Tập đã củng cố quyền lực tại Trung Quốc, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ và tự đặt mình trở thành nhà độc tài quyền lực nhất Trung Quốc kể từ Mao Trạch Đông. Ông đã trì hoản hoặc cản trở các cải cách kinh tế đã hứa, và Trung Quốc tiếp tục khai thác hệ thống kinh tế toàn cầu để làm lợi thế cho mình. Trên bình diện quốc tế, Chủ tịch Tập đã từ bỏ mệnh lệnh của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên "ẩn mình chờ thời", và theo đuổi một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.(5)

Chủ tịch Tập đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho Trung Quốc. Thông qua chương trình trước đây được gọi là “Made in China 2025”, ĐCSTQ đặt mục tiêu thống trị các công nghệ quan trọng nhất của thế kỷ XXI vào giữa thập kỷ này. Chương trình tiếp theo là "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035", đưa ra kế hoạch chi tiết cho chính phủ Trung Quốc và các công ty công nghệ hàng đầu để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho các công nghệ mới nổi. Mục tiêu của Tập là Trung Quốc có quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2035. Đến năm 2049, kỷ niệm một trăm năm ĐCSTQ lên nắm quyền ở Bắc Kinh, ông đặt mục tiêu Trung Quốc trở thành siêu cường toàn cầu và làm cho thế giới không còn nguy hiểm cho thương hiệu chế độ chuyên quyền đàn áp của ĐCSTQ..

THÁCH THỨC KINH TẾ

Thách thức Trung Quốc bắt đầu với ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh. Một Trung Quốc giàu có không phải là vấn đề theo đúng nghĩa của nó, nhưng Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tham gia vào các hoạt động thương mại không công bằng, thống trị các tầm cao ưu thế của các công nghệ mới nổi, đầu tư cơ sở hạ tầng không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế và hội nhập với tư thế cưỡng chế kinh tế.

Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng. Sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế vào những năm 1970, nền kinh tế của nước này đã tăng trưởng với tốc độ nhanh trong nhiều thập kỷ, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nó hiện đang chững lại. Trung Quốc sở hữu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các nhà kinh tế dự đoán rằng họ có thể vượt qua Hoa Kỳ để giành vị trí hàng đầu trong vòng một thập kỷ tới. Tuy nhiên, những dự báo này phụ thuộc nhiều vào các giả định của mỗi người và một số nhà kinh tế hiện đang nghi ngờ liệu nền kinh tế Trung Quốc có bao giờ vượt qua được Hoa Kỳ hay không.(6)

Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Úc, ngoài ra còn là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hoa Kỳ. Đây là quốc gia nắm giữ dự trữ ngoại tệ lớn nhất và nắm giữ hơn 1 nghìn tỷ USD chứng khoán Kho bạc Mỹ, chỉ đứng sau Nhật Bản.(7) Bắc Kinh đang sử dụng sức ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng đó để thúc đẩy các sáng kiến ​​ngoại giao và hiện đại hóa quân đội. Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc đặt ra một thách thức, một phần do Bắc Kinh luôn vi phạm các tiêu chuẩn kinh tế quốc tế.

Các hoạt động thương mại không công bằng. Trong cuộc chạy đua trở thành cường quốc kinh tế và địa chính trị, Trung Quốc đã khinh thường một cách có hệ thống các quy tắc của hệ thống thương mại toàn cầu. Trung Quốc đánh cắp công nghệ từ các công ty phương Tây thông qua gián điệp công nghiệp và ép buộc chuyển giao công nghệ.(8) Hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của nước này có lẻ chẳng khác gì là sự hoán chuyển tài sản lớn nhất trong lịch sử nhân loại.(9) ​​ĐCSTQ đã cung cấp cho các công ty Trung Quốc một lợi thế không công bằng trên thị trường toàn cầu thông qua những trợ cấp của chính phủ và, trong quá khứ, thao túng đồng tiền của Trung Quốc. Nó đã buộc các công ty nước ngoài phải tìm một đối tác Trung Quốc để tiếp cận thị trường của nó và sử dụng các liên doanh này như một con đường để bắt buộc chuyển giao công nghệ hoặc sao chép công nghệ. Christopher Wray, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, gọi Trung Quốc là “mối đe dọa lâu dài nhất đối với thông tin và sở hữu trí tuệ của quốc gia chúng ta cũng như sức sống kinh tế của chúng ta.” (10)

Trong những năm gần đây, các quốc gia đã bắt đầu phản ứng với hành vi kinh tế mang tính trấn lột của Trung Quốc. Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đều đã chỉ trích các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc. Vào năm 2018, Hoa Kỳ khởi xướng một cuộc chiến thương mại nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vốn dẫn dắt các nền kinh tế thị trường.(11) Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào áp dụng cho cách tiếp cận thống nhất của thế giới tự do nhằm đối đầu với các hoạt động thương mại của Bắc Kinh, đều bị hạn chế bởi một số yếu tố, bao gồm cả các tranh chấp thương mại song phương của Washington với các đồng minh truyền thống.

Cuộc đua công nghệ. Phương Tây đã dẫn đầu thế giới về phát triển công nghệ trong nhiều thế kỷ, và lợi thế đổi mới này đã góp phần vào sức mạnh kinh tế và quân sự của nó. ĐCSTQ thừa nhận những lợi ích của việc trở thành trung tâm toàn cầu cho sự đổi mới và hiểu rằng nếu nó có thể thống trị công nghệ của thế kỷ XXI, nó sẽ đạt được những lợi thế địa kinh tế và địa chính trị quan trọng. Một khía cạnh quan trọng khác của cuộc cạnh tranh này là các nước hoặc nhóm các nước sẽ đặt ra các tiêu chuẩn cho công nghệ của thế kỷ XXI. Liệu các nền dân chủ hàng đầu có thể đặt ra các tiêu chuẩn cho việc sử dụng công nghệ mới phù hợp với các chuẩn mực và giá trị tự do, hay Trung Quốc sẽ đặt ra các tiêu chuẩn phù hợp hơn với mô hình chuyên quyền ưa thích của họ?

Chương trình trước đây được gọi là “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” là một nỗ lực do ĐCSTQ lãnh đạo nhằm giúp Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo thế giới trong vòng đột phá công nghệ tiếp theo. Trung Quốc đã ưu tiên cho các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, in ba chiều (3D), công nghệ robot và công nghệ không dây 5G.

Hiện nay, Trung Quốc được cho là đi trước thế giới dân chủ trong một số công nghệ quan trọng này. Chẳng hạn, Trung Quốc đã tận dụng dân số đông và thiếu các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư để họ nỗ lực thu thập số lượng lớn dữ liệu nhằm tạo các thuật toán AI của mình. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong một số ứng dụng của AI, bao gồm cả nhận dạng khuôn mặt.

Một ứng dụng quan trọng khác của AI là dùng cho các phương tiện xe cộ tự vận hành, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chen vai thích cánh trong cuộc đua này. Việc Mỹ dẫn đầu trong ngành bán dẫn mang lại cho Mỹ một lợi thế, vì con chip rất quan trọng đối với những phương tiện này, nhưng Trung Quốc cũng có lợi thế. Dân số đông có nghĩa là nó có thể mở rộng quy mô các công nghệ mới một cách mạnh mẽ. Các tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo hơn của nó có nghĩa là nó có thể dễ dàng giới thiệu những chiếc xe không người lái trên đường bộ và đường cao tốc mà bất chấp tai nạn.(12)

Điện toán lượng tử xử lý dữ liệu các hạt hạ nguyên tử như một phương tiện truyền thông tin. Nó có khả năng tăng tốc đáng kể khả năng xử lý dữ liệu. Nó cũng hứa hẹn khả năng mã hóa vượt trội, có thể cung cấp cho các quốc gia thông tin liên lạc an toàn và thống trị thông tin quân sự. Hoa Kỳ đi trước Trung Quốc trong việc phát triển máy tính lượng tử, nhưng Trung Quốc có thể đang dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông vệ tinh lượng tử.(13)

Có lẽ rõ ràng nhất, Trung Quốc là nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng không dây 5G. 5G nhanh hơn 4G một trăm lần và sẽ phục vụ như là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho "Internet vạn vật" (IoT) và “thành phố thông minh” trong tương lai. Công ty viễn thông Huawei Trung Quốc là công ty dẫn đầu trên thị trường toàn cầu về công nghệ 5G, mặc dù nhiều quốc gia dân chủ thừa nhận rằng việc dựa vào Trung Quốc để cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của thế kỷ XXI sẽ dẫn đến những rủi ro an ninh quốc gia nghiêm trọng. Một số quốc gia — bao gồm Úc, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Nhật Bản, Đan Mạch, Na Uy, Estonia, Lithuania, Pháp, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan và những quốc gia khác — đã quyết định cấm hoặc hạn chế sự tham gia của Huawei trong việc xây dựng mạng 5G của họ .(14)

Các lợi thế công nghệ có thể có của Trung Quốc cũng mở rộng sang vũ khí quân sự. Tên lửa siêu thanh di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có khả năng cơ động. Trong khi tất cả các cường quốc đang đạt được tiến bộ về công nghệ này, Trung Quốc đã tiến hành nhiều thử nghiệm hơn Hoa Kỳ và đã đưa công nghệ này vào trận địa.(15)

Trong khi hầu hết đều lo ngại về Trung Quốc, thì phương Tây có những chia rẽ nội bộ riêng. Ví dụ, Hoa Kỳ và Châu Âu có các tiêu chuẩn rất khác nhau về quyền riêng tư dữ liệu, điều này sẽ làm phức tạp khả năng phối hợp của họ xung quanh các tiêu chuẩn công nghệ chung, bên cạnh thách thức của Trung Quốc.

Khi phần còn lại của thế giới tìm cách tách chuỗi cung ứng công nghệ khỏi Trung Quốc vì lý do an ninh, điều này cũng có thể có tác động đáng kể đến sự đổi mới toàn cầu. Cho đến thời điểm này, các chuỗi cung ứng đã được thiết lập hiệu quả, cho phép tạo ra sự bùng nổ đổi mới đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Do đó, sự đổi mới toàn cầu có thể chậm lại khi các quốc gia giảm ưu tiên về tính hiệu quả để có lợi về mặt an ninh cao hơn của chuỗi cung ứng .

Khoảng cách giữa phương Tây và Trung Quốc trong các công nghệ mới nổi quan trọng đang được thu hẹp, với những tranh đua gay cấn về địa chính trị trong những thập kỷ tới. Bất cứ quốc gia nào dẫn đầu trong đổi mới công nghệ thế kỷ XXI sẽ có lợi thế lớn, như trí tuệ nhân tạo, 5G, điện toán lượng tử, công nghệ xanh, chất bán dẫn và các công nghệ khác có thể thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu và uy thế quân sự trong tương lai gần.

Đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước ngoài. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc thể hiện một lĩnh vực quan tâm khác. BRI đại diện cho một trong những sáng kiến ​​táo bạo nhất của ông Tập nhằm nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc. Đây có vẻ là một dự án khổng lồ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng - chẳng hạn như cảng, đường sá và cầu cống - ở các quốc gia khác như một cách hồi sinh các tuyến thương mại Con đường Tơ lụa cũ. Trên thực tế, nó là một chiến lược lớn để cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng địa chính trị ở mọi khu vực trên thế giới . Một hệ thống theo dõi các khoản đầu tư và ký hợp đồng cho các dự án BRI của Trung Quốc ghi nhận ở mức hơn 750 tỷ đô la.(16) Hơn 60 quốc gia đã ký kết hoặc bày tỏ sự quan tâm đến các dự án BRI.(17) Trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết ở nhiều nước tiếp nhận, thì các khoản đầu tư không đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu về tính minh bạch và các giao dịch đôi khi gây bất lợi cho các nước nhận đầu tư.(18) Dự án BRI liên quan đến các quy trình đấu thầu không rõ ràng và các thỏa thuận tài chính được giấu kín với công chúng. Điều này đặt ra những câu hỏi chính đáng của công dân các nước nhận đầu tư về nạn tham nhũng và trách nhiệm giải trình .(19) Một công ty Trung Quốc đã bị cáo buộc hối lộ ở Philippines, Malaysia và các nơi khác, trong khi ở Sri Lanka, gia đình thủ tướng bị cáo buộc nhận hối lộ của các công ty Trung Quốc.(20) Các dự án thường tuyển dụng công nhân người Trung Quốc chứ không phải là người địa phương, điều này càng khiến cư dân của các quốc gia tiếp nhận đầu tư khó chịu hơn. Trong một số trường hợp, Trung Quốc đã bảo đảm các khoản đầu tư của mình bằng hàng hóa, làm dấy lên những cáo buộc về chủ nghĩa tân thực dân.(21)

Chương trình BRI của Trung Quốc đôi khi cũng dẫn đến bẫy nợ cho các nước tiếp nhận, ngay cả khi đó không phải là mục đích ban đầu.(22) Ví dụ, khi Sri Lanka chậm trễ trong việc thanh toán tiền cho một cảng do Trung Quốc xây dựng, ĐCSTQ đã nắm quyền kiểm soát cảng và lãnh thổ xung quanh (23). Tàu quân sự Trung Quốc đã đến thăm cảng này, làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng cảng để mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội trong khu vực kết nối quan trọng của Ấn Độ Dương.

Ảnh hưởng tài chính của Trung Quốc ở châu Phi đặc biệt rõ rệt. Tính đến tháng 12 năm 2019, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng BRI ở châu Phi đạt hơn 140 tỷ USD. Khoảng 20% ​​tổng số nợ của các chính phủ châu Phi - bao gồm, nhưng không giới hạn ở các dự án BRI - là nợ Trung Quốc. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia châu Phi đã bày tỏ lo ngại về khả năng trả nợ lãi, trong khi giải quyết khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc tỏ ra sẵn sàng cung cấp một số biện pháp trợ giúp, ĐCSTQ phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: tái cấu trúc hoặc xóa nợ và gây căng thẳng cho 'nền kinh tế đang gánh nợ' của chính Trung Quốc, hoặc yêu cầu thanh toán và làm tổn hại hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc.(24)

Trung Quốc công nhận tầm quan trọng của thương mại và đầu tư như những công cụ ngoại giao. Từ năm 2005 đến năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Trung Quốc đạt khoảng 1,23 nghìn tỷ USD.(25) Đối với người Trung Quốc, thương mại và đầu tư không chỉ được coi là cơ hội kinh tế mà còn là cách để gia tăng ảnh hưởng chính trị và ngoại giao ở nước ngoài.(26) Không có gì ngạc nhiên, do đó, đầu tư của Trung Quốc có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực lợi ích chiến lược. Các đối tác thương mại của nó coi quan hệ với Trung Quốc là một phần không thể thiếu và cần thiết cho vị thế quốc tế của họ.(27)

Bằng cách sử dụng BRI và các chương trình đầu tư khác, Trung Quốc đã cố gắng tăng cường mối quan hệ với các quốc gia có lịch sử quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, chẳng hạn như Ý và Hy Lạp. Trung Quốc cũng cố gắng gây ảnh hưởng lên các đồng minh NATO và các quốc gia Đông Âu khác trong chương trình 17 + 1. Nhóm 17 + 1, còn được gọi là các quốc gia "Trung Quốc - Trung và Đông Âu" (Trung Quốc-CEEC), bao gồm mười hai quốc gia thành viên EU, sáu quốc gia Balkan và mười lăm thành viên NATO — khoảng một nửa Liên minh. Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã đóng góp hơn 15 tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng và các dự án khác ở các quốc gia thành viên.(28)

BRI đang giúp ĐCSTQ gia tăng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài, nhưng các hoạt động độc đoán của ĐCSTQ cũng đang bắt đầu gây ra phản ứng dữ dội. Viện trợ nước ngoài ép buộc, bẫy nợ và thiếu minh bạch, gần đây đang nuôi dưỡng tâm lý chống Trung Quốc ở nước ngoài, bao gồm ở những nơi như Kazakhstan và Kyrgyzstan, nơi mà Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào các dự án cơ sở hạ tầng. Nhiều người dân địa phương coi hành vi của Trung Quốc là trấn lột và tham nhũng.(29) Một số nơi nhận BRI đã hủy bỏ hoặc cắt giảm quy mô dự án vì lo ngại về chi phí. Ví dụ, vào năm 2018, Myanmar đã thu hẹp dự án xây dựng cảng từ ước tính 7 tỷ USD xuống chỉ hơn 1 tỷ USD, và Sierra Leone đã hủy bỏ hoàn toàn dự án xây dựng một sân bay mới. (30) Tương tự, vào năm 2019, chính phủ Malaysia đã cho phép một dự án BRI tiếp tục sau khi thương lượng lại thẻ giá và đã giảm đáng kể.(31)

Cưỡng chế Kinh tế. Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế của mình như một công cụ cưỡng bức chính trị. Việc cưỡng bức kinh tế thường được sử dụng như một sự trả đũa cho những hành vi mà ĐCSTQ nhận thấy là phản đối. Trường hợp đáng chú ý nhất là việc Bắc Kinh gây áp lực lên Australia sau lời kêu gọi của quốc gia đó yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19. Vào tháng 11 năm 2020, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đã công bố một danh sách bất thường gồm mười bốn yêu cầu đối với Australia, một số yêu cầu chống lại các giá trị và lợi ích dân chủ cốt lõi, chẳng hạn như ủng hộ trật tự khu vực dựa trên luật lệ, quyền tự do ngôn luận trong nước, quyền xây dựng và thực thi luật pháp chống lại sự can thiệp của nước ngoài. Trung Quốc bảo trợ các yêu cầu của nó bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm than, thịt bò, lúa mạch và rượu. Kinh nghiệm của Úc có thể trở thành một trường hợp kiểm tra khả năng chịu đựng của một nền dân chủ cỡ trung bình, và sự sẵn sàng thể hiện tình đoàn kết của các quốc gia khác khi đối mặt với sự bắt nạt của Trung Quốc.

Có nhiều ví dụ khác về sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Sau khi Hàn Quốc công bố và triển khai hệ thống tên lửa Phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ trong giai đoạn 2016–2017, Trung Quốc đã cắt giảm du lịch đến Hàn Quốc và đóng cửa gần 90 cửa hàng Lotte Mart do Hàn Quốc làm chủ tại Trung Quốc.(32) Đây không phải là một trường hợp biệt lập. Trung Quốc cũng cắt giảm du lịch đến Đài Loan trong thời gian cận kề cuộc bầu cử tổng thống năm 2019 của Đài Loan, nhằm tác động đến kết quả.(33) Khi Ủy ban Nobel Na Uy trao thưởng cho nhà bất đồng chính kiến ​​người Trung quốc, Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2010, Trung Quốc đáp trả bằng cách tạm thời đóng băng quan hệ ngoại giao và cấm cá hồi Na uy xuất khẩu sang Trung Quốc. Vào năm 2016, Trung Quốc đã tăng phí đối với các sản phẩm quặng mỏ của Mông Cổ sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma (người mà ĐCSTQ coi là người ly khai) tổ chức các sự kiện công khai ở Mông Cổ. Chính phủ Mông Cổ đã xin lỗi trong một nỗ lực khôi phục quan hệ thương mại.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ HR McMaster gọi đây là chiến lược “hợp tác, ép buộc và giấu giếm” của Trung Quốc. Bắc Kinh hợp tác với các chính phủ và công ty nước ngoài thông qua các mối quan hệ thương mại và sau đó sử dụng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế như một công cụ để ép buộc, ngay cả khi họ tham gia vào các thủ đoạn lừa gạt để phủ nhận rằng họ không làm bất kỳ điều gì như vậy.(34)

( Còn tiếp )


_ Các tác giả : Matthew Kroenig và Jeffrey Cimmino, cùng với các chuyên gia cộng tác viên từ mười nền dân chủ hàng đầu thế giới.

_ Ảnh : Các sĩ quan cảnh sát bán quân sự diễu hành theo đội hình gần tấm áp phích của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cổng vào Tử Cấm Thành vào ngày khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) ), tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22 tháng 5 năm 2020, sau sự bùng phát của dịch bệnh coronavirus (COVID-19 / Reuters / Thomas Peter.

_ Chú thích :

1 Ash Jain and Matthew Kroenig, Present at the Recreation: A Global Strategy for Revitalizing, Adapting, and Defending a Rules-Based International System, Atlantic Council, October 2020, https://www.atlanticcouncil.org/wp-content/uploads/2019/10/Present-at-the-Recreation.pdf.
2 Ibid.
3 Paul D. Miller, Leading the Free World: How America Benefits, Atlantic Council, December, 20, 2019, https://www.atlanticcouncil.org/in-depth-research-reports/report/leading-the-free-world-how-america-benefits/.
4 Robert B. Zoellick, “Whither China: From Membership to Responsibility?” Remarks to National Committee on U.S.-China Relations, New York City, September 21, 2005.
5 Elizabeth Economy, The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State (New York, NY: Oxford University Press, 2018).
6 “AEI’s Derek Scissors: China May Never Surpass the US in Economic Size,” American Enterprise Institute, press release, March 26, 2019, https://www.aei.org/press/aeis-derek-scissors-chinamay-never-surpass-the-us-in-economic-size/.
7 Andrew Sebastian, “5 Countries That Own the MostUS Debt,” Investopedia, April 27, 2020, https://www.investopedia.com/articles/markets-economy/090616/5-countries-own-most-us-debt.asp.
8 “China Theft of Technology is Biggest Law Enforcement Threat to US, FBI Says,” The Guardian. February 6, 2020. https://www.theguardian.com/world/2020/feb/06/china-technology-theft-fbi-biggest-threat.
9 Russell Flannery, “China Theft Of U.S. Information, IP One Of Largest Wealth Transfers In History: FBI Chief,” Forbes. July 7, 2020. https://www.forbes.com/sites/russellflannery/2020/07/07/china-theftof-us-information-ip-one-of-largest-wealth-transfers-in-history-fbi-chief/?sh=64cb8d6a4440.
10 David Shortell, “FBI Director Unleashes on China in Speech,” CNN, July 7, 2020, https://www.cnn.com/2020/07/07/politics/christopher-wray-fbi-director-china-speech/index.html.
11 Matthew Kroenig, Return of Great Power Rivalry: Democracy versus Autocracy from the Ancient World to the US and China (Oxford: Oxford University Press, 2020); Keith Bradsher, “China’s Economic Growth Slows as Challenges Mount,” New York Times, October 17, 2019, https://www.nytimes.com/2019/10/17/business/china-economic-growth.html.
12 Asa Fitch and Stu Woo, “The US vs China: Who is Winning the Key Technology Battles?” Wall Street Journal, April 12, 2020, https://www.wsj.com/articles/the-u-s-vs-china-who-is-winningthe-key-technology-battles-11586548597.
13 Jon R. Lindsay, “Why Is Trump Funding Quantum Computing Research but Cutting Other Science Budgets?” Washington Post, March 13, 2020, https://www.washingtonpost.com/politics/2020/03/13/why-is-trump-funding-quantum-computingresearch-cutting-other-science-budgets/.
14 David Shepardson, “US Finalizing Federal Contract Ban for Companies that Use Huawei, Others,” Reuters, July 9, 2020, https://www.reuters.com/article/us-usa-china-contracting-exclusive/exclusive-u-s-finalizing-federal-contract-ban-for-companies-that-use-huawei-others-idUSKBN24A22F.
15 James Acton, “China’s Ballyhooed New Hypersonic Missile Isn’t Exactly a Game-Changer,” Washington Post, October 4, 2019, https://www.washingtonpost.com/opinions/2019/10/04/chinas-ballyhooed-new-hypersonic-missile-isnt-exactly-game-changer/.
16 “China Global Investment Tracker,” American Enterprise Institute, https://www.aei.org/china-global-investment-tracker/.
17 Andrew Chatzky and James McBride, “China’s Massive Belt and Road Initiative,” Council on Foreign Relations, January 28, 2020, https://www.cfr.org/backgrounder/chinas-massive-belt-and-road-initiative.
18 Zack Cooper, et al., “Grading China’s Belt and Road,” Center for a New American Security, April, 2019, https://s3.amazonaws.com/files.cnas.org/CNAS+Report_China+Belt+and+Road_final.pdf.
19 Ibid, 5.
20 Ibid, 6.
21 Ibid, 5.
22 Christoph Trebesch, “China’s International Lending Is Much Higher than Previously Known,” Institute for the World Economy, July 1, 2019,
https://www.ifw-kiel.de/publications/media-information/2019/chinas-international-lending-is-much-higher-than-previously-known/.
23 Kroenig, Return of Great Power Rivalry, 177; Cooper, et al., “Grading China’s Belt and Road,” 5.
24 Yun Sun, “China and Africa’s Debt: Yes to Relief, No to Blanket Forgiveness,” Brookings, April 20, 2020, https://www.brookings.edu/blog/africa-in-focus/2020/04/20/china-and-africasdebt-yes-to-relief-no-to-blanket-forgiveness/; Maria Abi-Habib and Keith Bradsher, “Poor Countries Borrowed Billions from China. They Can’t Pay It Back,” New York Times, May 18, 2020, https://www.nytimes.com/2020/05/18/business/china-loans-coronavirus-belt-road.html.
25 “Does China Dominate Global Investment?” Center for Strategic and International Studies, December 1, 2020, https://chinapower.csis.org/china-foreign-direct-investment/.
26 Ibid.
27 Arif Rafiq, “The Pakistan Army’s Belt and Road Putsch,” Foreign Policy, August 26, 2020, https:// foreignpolicy.com/2020/08/26/the-pakistan-armys-belt-and-road-putsch/.
28 Jonathan E. Hillman and Maesea McCalpin, “Will China’s 16+1 Format Divide Europe?” Center for Strategic and International Studies, April 11,
2019, https://www.csis.org/analysis/will-chinas-161-format-divide-europe.
29 Kroenig, Return of Great Power Rivalry, 238; Economy, The Third Revolution, 195.
30 Kanupriya Kapoor and Aye Min Thant, “Myanmar Scales Back Chinese-Backed Port Project Due to Debt Fears,” Reuters, August 2, 2018, https://www.reuters.com/
article/us-myanmar-china-port-exclusive/exclusive-myanmar-scales-back-chinesebacked-port-project-due-to-debt-fears-official-idUSKBN1KN106; “Mamamah Airport:
Sierra Leone Cancels China-Funded Project,” BBC, October 10, 2018, https://www.bbc.com/news/world-africa-45809810.
31 Joseph Sipalan, “China, Malaysia Restart Massive ‘Belt and Road’ Project After Hiccups,” Reuters, July 25, 2019, https://www.reuters.com/article/us-china-silkroad-malaysia/china-malaysia-restart-massive-belt-and-road-project-after-hiccups-idUSKCN1UK0DG.
32 Peter Harrell, Elizabeth Rosenber, and Edoardo Saravalle, “China’s Use of Coercive Economic Measures,” Center for a New American Security, June 2018, https://s3.amazonaws.com/files.cnas.org/documents/China_Use_FINAL-1.pdf?mtime=20180604161240.
33 Tom Hancock and Nian Liu, “China Suspends Individual Tourist Permits to Taiwan Before Election,” Financial Times, July 31, 2019, https://www.ft.com/content/
6ba14934-b35e-11e9-8cb2-799a3a8cf37b.
34 H.R. McMaster, The Fight to Defend the Free World (New York: Harper, 2020).

Nguồn : https://www.atlanticcouncil.org/wp-content/uploads/2020/12/Global-Strategy-2021-An-Allied-Strategy-for-China.pdf

Trần Hoàng Sa lược dịch.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.